Vận dụng quan hệ phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 7

lao động, công nghệ… được đưa vào quá trình kinh tế. Những nhân tố này có sự phối hợp với nhau theo nhiều cách nhất định, khi trị số của F lớn nhất, đạt tới cực

đại về phúc lợi , sự lựa chọn đối với các tổ hợp được chấp nhận qua sự quyết định lựa chọn của các cá nhân. Điều này hàm nghĩa, phúc lợi xQ hội được thúc đẩy bởi các quy luật thị trường trong quan hệ với tăng hiệu quả trong hoạt động kinh tế, nhưng phúc lợi lại còn chịu sự chi phối ở tầm vĩ mô trong sự tác động của nhà nước. Nhưng phúc lợi xX hội cuối cùng là các cá nhân hưởng thụ, vì vậy, chính phủ trong khi điều tiết kinh tế không nên hạn chế sự lựa chọn của cá nhân.

1.3.5. Lý thuyết đường cong Lorenz và hệ số Gini.


Vấn đề phúc lợi xX hội cần được xác định và đo lường. Điều này đX được hai nhà thống ke Mỹ Lorenz và Gini quan tâm.

Đường cong Lorenz thông qua việc đo phần tích lũy của số người thuộc các giai tầng (bắt đầu xếp từ người nghèo khổ nhất) đối với phần tích lũy thu nhập mà họ thu được trong toàn bộ thu nhập quốc dân để đúc rút ra. Nếu như phân phối thu nhập hoàn toàn ngang nhau, đường cong Lorenz sẽ là một đường thẳng tạo nên một góc 45 độ, trái lại, nếu phân phối thu nhập không ngang nhau một cách tuyệt đối, tức là một người có toàn bộ thu nhập, thì đường cong Lorenz sẽ có cạnh đáy và cạnh bên phải tạo nên hình vuông; bất kỳ tình hình phân phối thực tế nào cũng đều nằm trong giả thiết của hai loại cực đoan hóa này, biểu hiện thành một đường cong võng xuống dưới (xem hình vẽ).

Đường cong Lorenz



A

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

B

100

Vận dụng quan hệ phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 7


Tỷ trọng thu nhập



0

100

Một biện pháp thống kê dùng đường cong Lorenz để biểu hiện mức phân phối thu nhập không đều, là dùng tỷ suất diện tích giữa đường cong và đường chéo (A) chia cho tổng diện tích phía dưới đường cong và đường chéo (A+B), tỉ suất này gọi là hệ số Gini. Khi hệ số Gini gần 0, phần phân phối thu nhập sẽ tiếp cận với sự ngang bằng tuyệt đối, khi hệ số tiếp cận là 1 thì phân phối thu nhập sẽ tiếp cận sự bất bình đẳng tuyệt đối.

Diện tích (A)


HƯ sè Gini = --------------------------------------- (1-1)


Diện tích (A+B)


Đường cong Lorenz và hệ số Gini với tư cách là công cụ phân tích phản ánh tình trạng không ngang bằng nhau về thu nhập có ý nghĩa rộng rXi. Nhất là trong tình trạng phân phối thu nhập của hai loại thu nhập lao động và thu nhập bóc lột có tính chất khác nhau tồn tại trong xX hội tư bản chủ nghĩa. Thông qua sự miêu tả cụ thể hình tượng hoá và lượng hoá này, có thể thấy được thực trạng không công bằng nghiêm trọng trong phân phối xX hội, tức là sự phân hoá hai cực giàu nghèo. Như Mỹ, năm 1967, người giàu chỉ chiếm 20% dân số nhưng lại có thu nhập chiếm 41% tổng thu nhập quốc dân, còn người nghèo khổ nhất tuy cũng chiếm 20% dân số nhưng thu nhập chỉ chiếm 5,4% thu nhập quốc dân, độ tương phản thật rõ ràng. Nhưng trong điều kiện của chủ nghĩa xX hội, đường cong Lorenz và hệ số Gini còn có ý nghĩa nữa hay không? Về điểm này hiện nay trong giới lý luận vẫn còn sự bất đồng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, có thể vận dụng công cụ phân tích này trong điều kiện của chủ nghĩa xX hội hay không,

điểm mấu chốt lại là ở chỗ cần nói rõ điều gì. Nếu như đơn thuần muốn nói rõ hiện tượng bình đẳng trong phân phối thu nhập hoặc khoảng cách thu nhập, thì công cụ phân tích này có thể dùng được. Đặc biệt trong tình hình nhiều hình thức phân phối cùng tồn tại, ngoài thu nhập lao động của từng người ra, còn một số người cũng có thu nhập tài sản và thu nhập có tính di chuyển khác, xuất hiện sự

phân biệt của cái gọi là “thu cao thì vào vòng” và “thu thấp thì vào tầng”, đồng thời cũng xuất hiện xu hướng thu nhập ngang nhau.

Nếu nghiên cứu kỹ, thì từ sự di chuyển, biến đổi của đường cong Lorenz và hệ số Gini, có thể phát hiện ra xu thế, động thái và đặc điểm của phân phối thu nhập. Trên cơ sở này cung cấp những thông tin về những trạng thái phân phối bình đẳng hoặc không bình đẳng cho điều hành vĩ mô của nhà nước, làm cho nhà nước từ tầm vĩ mô nắm được mức xê dịch khoảng cách của phân phối thu nhập,

để kịp thời điều chỉnh, nhằm ngăn ngừa chủ nghĩa bình quân và sự bất công nghiêm trọng trong phân phối. Điều cần chú ý ở đây là cách đo lường về phúc lợi xX hội qua đường cong Lorenz và hệ số Gini tiếp cận mặt lượng của trạng thái phân phối. Nó mới nói lên ít nhiều trạng thái bình đẳng trong phân phối. Nhưng bình đẳng và công bằng là hai khái niệm không đồng nhất, phân phối bình đẳng về mặt lượng chưa nói hết được những giá trị của công bằng, lại càng không thể hiện gì nhiều tính hiệu quả và phúc lợi tối ưu. Rõ ràng, đường cong Lorenz võng xuống, nhưng nó được di chuyển như thế nào mới được coi là sự kết hợp tốt giữa công bằng và hiệu quả, đồng thời, với một độ cong lớn chừng nào và hệ số Gini là bao nhiêu mới là hợp lý nhất. Nói khác đi, phương pháp đường cong Lorenz và hệ số Gini là phương pháp định lượng, cho ta một ý niệm về tầm quan trọng giữa hiệu quả và công bằng, từ đó nghiên cứu sâu về hiệu quả và công bằng.

Từ những ý niệm về phúc lợi xX hội, cho ta những nhận xét sau:


1, Trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh của những người sản xuất và sự tự do lựa chọn của những người tiêu dùng cho phép đạt tới một hiệu quả phân phối, hay đạt tới hiệu quả tối ưu Pareto. Bởi vậy, đánh giá về cạnh tranh là dựa trên hiệu quả của hệ thống sản xuất trong việc thoả mXn những nhu cầu.

2, Sự phân phối công bằng làm tăng phúc lợi lên không chỉ là quá trình chia xẻ, di chuyển thu nhập có tính phúc lợi thấp sang khu vực có tính phúc lợi cao, mà còn phụ thuộc và mức tăng trưởng của tổng thu nhập lên, do đó phụ thuộc vào việc tăng sức sản xuất và nâng cao hiệu quả của quá trình kinh tế.

3, Sự tăng lên của phúc lợi xX hội là kết quả của phân phối công bằng trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ vĩ mô, nhờ đó tăng được lượng của giá trị thu nhập cho phân phối, đồng thời làm tăng mức thoả dụng chung của lượng thu nhập đối với xX hội.

1.3.6. Phân phối trong kinh tế học hiện đại.


Kinh tế học hiện đại là kinh tế học của nền kinh tế thị trường hiện đại, nền kinh tế thị trường vĩ mô, hỗn hợp và mang tính toàn cầu. Trung tâm của kinh tế học hiện đại là nghiên cứu các quy luật tương tác của các quan hệ kinh tế vĩ mô trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, việc làm, đầu tư và giá cả. Nó đặt cơ sở lý luận cho việc thuần hoá chu kỳ kinh tế, nhằm vào tăng trưởng kinh tế và tăng hiệu quả ổn định và nâng cao phúc lợi xX hội.

J.Keynes là người đặt nền móng cho kinh tế học hiện đại. Về vấn đề phân phối thu nhập, J.Keynes đX cho rằng hai định đề cơ bản của kinh tế học cổ điển: 1, Tiền công bằng sản phẩm biên của lao động. 2, Khi một khối lượng lao động nhất định được sử dụng, độ thoả dụng của tiền công bằng độ phi thoả dụng biên của số lượng việc làm đó, là dựa trên tiên đề: sản xuất đẻ ra tiêu dùng, và cung

đẻ ra cầu của trường phái cổ điển là không còn thích hợp trong điều kiện phát triển hiện đại. Theo Keynes, khối lượng việc làm ở mức cân bằng, do đó, tiền công được xác định là tuỳ thuộc vào: a, Hàm số cung tổng hợp; b, Khuynh hướng của tiêu dùng; c, Khối lượng đầu tư. Dưới sự cổ vũ của “lý luận tổng quát về việc làm, lXi suất và tiền tệ” của Keynes, các nhà kinh tế học hiện đại đX từng bước làm rõ nguyên nhân vì sao tiền công và giá cả có xu hướng gắn bó với nhau, và những biến số danh nghĩa như tiền tệ lại có tác động thực tế và các chính sách tiền tệ, tài chính của các chính phủ lại có những tác động mạnh mẽ

đến nền kinh tế vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, tăng trưởng thu nhập quốc dân, việc làm và giá cả (lạm phát) là có quan hệ mật thiết với nhau.

Điều lo lắng và tập trung trí tuệ nhất của các nhà kinh tế học hiện đại là làm rõ quan hệ giữa những biến số vĩ mô này, để qua đó vượt qua được trạng thái trì trệ, thất nghiệp và khủng hoảng kinh tế.

Trên cơ sở những nghiên cứu về mối tương quan giữa tăng trưởng, công ăn việc làm và lạm phát, A.W.Phillips đX đưa ra một đồ thị biểu hiện hàm số giữa giá cả, việc làm và mức lương thích ứng. Đường cong trên đồ thị được gọi là

đường cong Phillips. Qua đường cong này ta thấy giữa giá cả và việc làm tỷ lệ nghịch với nhau. Trong tương quan này, lao động là một hàng hoá, vì vậy việc làm càng ít thì giá tiền công càng cao, nhưng cao hơn tỷ lệ lạm phát. Điều này cho ta thấy, trong một nền kinh tế thị trường, để giảm lạm phát thì việc tăng thất nghiệp, hay giảm việc làm trở thành một tất yếu. Nhưng điều hệ trọng hơn trong quan hệ giữa giá cả, lạm phát và công ăn việc làm lại có mối liên hệ trị số với tăng trưởng kinh tế. Kinh tế học hiện đại đX đưa ra khái niệm sản lượng tiềm năng để hiểu về tương quan giữa tăng trưởng, công ăn việc làm và giá cả. Khi sản lượng và tỷ lệ có công ăn việc làm ở mức cao, hay tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp thì lạm phát, hay tốc độ tăng giá, bắt đầu tăng mạnh. Tương tự như vậy, khi thất nghiệp ở mức cao thì lạm phát giảm xuống. Nằm ở giữa hai cực đó là mức thất nghiệp bản lề, được gọi là mức thất nghiệp tự nhiên, ước khoảng 6%. Nếu thất nghiệp giảm xuống dưới mức bản lề này, thì lạm phát bắt đầu tăng. Ta gọi sản lượng tiềm năng là “sản lượng tại đó mức GNP thực tế tương ứng với tổng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Sản lượng tiềm năng đó là mức sản lượng cao nhất mà nền kinh tế có thể duy trì mà không đẩy tỷ lệ lạm phát tăng lên”[50,99]. Theo định luật Okun, thì tiến trình kinh tế diễn ra theo chu kỳ, do tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thực tế mở rộng ra hoặc thu hẹp lại. Nếu mở rộng ra, kinh tế tăng trưởng hay phồn vinh. Nếu bị thu hẹp lại là suy giảm, hay suy thoái. Theo Okun, nếu GNP giảm 2% so với GNP lúc đầu là 100% tiềm năng và giảm xuống còn 98% tiềm năng thì mức thất nghiệp sẽ tăng từ 6% (mức thất nghiệp tự nhiên) lên 7%.

Đây là một tương quan mang tính trị số, và được gọi là định luật Okun. Từ đường cong Phillips và định luật Okun, ta sẽ thấy được cái giá phải trả cho việc giảm lạm phát. Để giảm lạm phát, tất phải tăng thất nghiệp. Theo định luật Okun, để giảm phát 1%, thì thất nghiệp phải tăng lên 2% và khi thất nghiệp tăng lên 2% tỷ lệ tự nhiên, điều đó có nghĩa là tổng sản phẩm quốc dân phải giảm đi 4%. Thật là một điều nan giải. Những tương quan giữa lạm phát (giá cả), việc làm và tăng

trưởng như vậy cho ta thấy, để tăng tổng sản phẩm quốc dân, do đó phải giảm thất nghiệp hay công ăn việc làm, nhưng điều này tất dẫn tới tăng giá, tăng lạm phát. Những phân tích tương quan trị số giữa tăng trưởng, việc làm, tiền công và giá cả trên của kinh tế học hiện đại cho ta một nhận xét, việc quyết định việc làm, tiền công không còn là công việc của sản xuất, của riêng các chủ doanh nghiệp, mà là những quan hệ kinh tế vĩ mô, nằm ngoài phạm vi doanh nghiệp.

Đây là cơ sở quyết định trong việc xác định những mục tiêu chủ yếu của nền kinh tế vĩ mô, tăng trưởng, việc làm, giá cả.

Từ cách đặt vấn đề của Keynes về những vấn đề kinh tế vĩ mô và những thành tựu kinh tế vi mô phụ thuộc vào các quan hệ kinh tế vĩ mô, một vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng quyết định đến phân phối là chức năng và vai trò mới của nhà nước đối với tiến trình phát triển kinh tế và đối với công bằng. Có thể nói công bằng, hay phúc lợi xX hội là một biến số, hay một yếu tố quyết định của sự phát triển hiện đại. Đương nhiên, sự công bằng ở đây là đặt trong mối quan hệ với tăng trưởng, hiệu quả và ổn định.

Trên đây ta đX thấy, không phải khi nền kinh tế thị trường hiện đại xác lập, và do đó kinh tế học hiện đại xuất hiện vấn đề công bằng, hay vấn đề phúc lợi xX hội mới được đặt ra, mà như trên ta đX thấy, ngay từ cuối thế kỷ XIX, W.Pareto, và những năm 20 của thế kỷ XX, Pigou đX đề xuất lý thuyết về phúc lợi xX hội, và đưa ra những kiến giải hình thành nên những nền tảng đầu tiên cho kinh tế học phúc lợi. Nhưng chỉ khi kinh tế học hiện đại về nền kinh tế vĩ mô phát triển mới thực sự có những nguyên lý giải quyết những vấn đề vĩ mô: tăng trưởng, việc làm và giá cả. Và từ đây, hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng, hiệu quả và phúc lợi, đồng thời tìm kiếm những giải pháp cho việc nâng cao phúc lợi xX hội trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

Một trong những cống hiến của kinh tế học hiện đại là tìm ra mối quan hệ giữa thị trường, doanh nghiệp và nhà nước trong việc tác động đến những quan hệ và thành tựu kinh tế vĩ mô, mà cuối cùng là tác động đến hiệu quả và phúc lợi. Trong đó, điều đáng nhấn mạnh là chức năng phát triển của nhà nước, và tác

dụng của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế, thông qua chính sách tài khoá, tiền tệ, đầu tư thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả ổn định và nâng cao sự công bằng, hay nâng cao phúc lợi.

1.3.7. Quan niệm của K.Marx và V.Lênin về phân phối thu nhập cho cá nhân. Phạm trù phân phối theo lao động.

* K.Marx đX phân tích nền sản xuất tư bản hay nền kinh tế thị trường tư bản, tìm ra quy luật kinh tế của nền sản xuất này. Điều đó có nghĩa là, trong khi phân tích phương thức sản xuất của nền kinh tế thị trường thì điểm chủ yếu là phân tích về các quan hệ, quy luật, cơ chế và hình thức phân phối của nền sản xuất đó. «ng viết: “Tư bản – lợi nhuận (lợi nhuận doanh nghiệp cộng với lợi tức), ruộng đất - địa tô, lao động – tiền công đó là công thức tam vị nhất thể bao quát tất thảy bí ẩn của quá trình sản xuất tư bản”[47,535]. Nếu quan hệ và hình thức phân phối này bao quát những bí ẩn thì bản chất và bí ẩn của nền kinh tế thị trường nằm ở quy luật sản xuất giá trị thặng dư, và sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận và địa tô. Quy luật này biểu hiện ra là, tuồng như chính quyền sở hữu, và do đó, kẻ nắm quyền sở hữu về tư bản, ruộng đất quyết định, hay định đoạt việc phân phối. Nhưng thực ra, đó là quy luật phân phối của một phương thức sản xuất dựa trên hệ thống kinh tế thị trường, trong hệ thống đó mọi quan hệ dựa trên cơ sở giá trị và trao đổi ngang giá, và do vậy, sản xuất cái gì, bằng cách nào và cho ai là do thị trường quyết định. Đương nhiên, nếu chỉ do quyền sở hữu trực tiếp quyết định sự phân phối như thế thì người ta có thể dễ dàng xoá bỏ quyền sở hữu đó để thay bằng một kiểu phân phối bất kỳ theo ý muốn. Nhưng quyền sở hữu xét cho cùng chỉ là biểu hiện mặt pháp lý của một quan hệ tất yếu khách quan và do đó quy luật kinh tế khách quan mà thôi, bởi vậy, “trong mỗi một thời đại lịch sử, quyền sở hữu đX phát triển một cách khách quan và trong một loạt các quan hệ xX hội hoàn toàn khác nhau. Cho nên định nghĩa quyền sở hữu tư sản không phải là cái gì khác là trình bày tất cả những quan hệ xX hội của sản xuất tư bản” [46,234-235].

Nếu muốn định nghĩa quyền sở hữu như là một quan hệ độc lập, một phạm trù riêng biệt, một ý niệm trừu tượng và vĩnh cửu thì như thế là sa vào một ảo tưởng siêu hình hay mang tính chất luật học mà thôi”. Phân phối là một phạm trù kinh tế có quy luật thích ứng do phương thức sản xuất quy định. Nói khác đi, đó không phải là phạm trù đạo đức và chính trị.

Trong di sản tư tưởng của mình, K.Marx có để lại một bản nhận xét về cương lĩnh Gôta, một cương lĩnh của Đảng công nhân Đức, do Lassalles soạn thảo, sau này người ta gọi là “Phê phán cương lĩnh Gôta”. Những người Mác xít, tức những người theo chủ nghĩa Marx, cho đây là những cơ sở cho việc hình thành nguyên tắc phân phối thu nhập cá nhân của chủ nghĩa xX hội – phân phối theo lao động.

Nguyên tắc phân phối theo lao động đX dựa trên nguyên lý lao động là nguồn gốc sáng tạo ra của cải, và do đó, của cải phải thuộc về lao động. Nguyên lý này chuyển thành nguyên tắc phân phối theo lao động: thu nhập do lao động tạo ra, vì thế chỉ những người lao động mới được tham gia phân phối, và lượng thu nhập mà mỗi người tham gia phân phối nhận được là thích ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ bỏ ra trong việc tạo ra thu nhập. K.Marx đX phê phán nguyên tắc phân phối này của bản cương lĩnh Gôta ở mấy điều sau:

Thứ nhất, xét lao động với tính cách là căn cứ phân phối, cương lĩnh Gôta có hai điểm sai căn bản: 1, Lao động chỉ là một yếu tố của quá trình tạo ra của cải; 2, Lao động cá nhân tạo ra giá trị sử dụng, còn lao động xX hội mới tạo ra của cải, điều này hàm nghĩa, trong xX hội đX phát triển, quá trình tạo ra của cải là một quá trình xX hội, khi đó lao động mới tạo ra của cải. ë đây, của cải là những giá trị sử dụng cụ thể có khả năng thoả mXn được những nhu cầu nhất định và là sản phẩm trao đổi, hay hàng hoá. Nói khác đi, trong nền sản xuất hàng hoá, lao

động bị phân đôi thành lao động tư nhân và lao động xX hội, trong đó sản phẩm của lao động mang hình thái và lao động tích lũy trong hàng hoá mang hình thái giá trị. ë đây, một khi giá trị là quan hệ kinh tế cơ bản thì lao động nào mới là lao động có ích? Là lao động mang hình thái giá trị, là lao động xX hội cần thiết

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí