So Sánh Và Nhận Xét Phương Pháp Tính Giá Truyền Thốngvà Phương Pháp Tính Giá Abc

3.3.4.3. Lựa chọn nguồn phát sinh chi phí


Hoạt động

Nguồn phát sinh chi phí

Sấy

Nhân công trực tiếp

Bóc vỏ

Nhân công trực tiép

Xát trắng

Nhân công trực tiếp

Đánh bóng

Nhân công trực tiếp

Kiểm tra chất lượng

Nhân công trực tiếp

Đóng gói

Nhân công trực tiếp

Hỗ trợ chung

Nhân công trực tiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân - 12

Bảng 3.8. Bảng xác định nguồn phát sinh chi phí các hoạt động

3.3.4.4. Xác định chi phí hoạt động cho từng sản phẩm

Sau khi chi phí của từng hoạt động được xác định, chi phí từ các hoạt động được kết chuyển hay phân bổ cho từng sản phẩm thể hiện qua ma trận Hoạt động – Sản phẩm. Trong ma trận này, nếu sản phẩm (i) tiêu dùng hoạt động (j) thì dấu (X) sẽ được đánh vào ô (i,j) như sau:


Hoạt động


Sản phẩm

Chia ra các hoạt động

Sấy

Bóc vỏ

Xát trắng

Đánh bóng

Kiểm tra chất lượng

Đóng gói

Hỗ trợ chung

Lúa Jasmine 5% tấm

X

X

X

X

X

X

X

Lúa 5451 5% tấm

X

X

X

X

X

X

X

Lúa ST21 5% tấm

X

X

X

X

X

X

X

Lúa KDM 5% tấm

X

X

X

X

X

X

X

Nếp thành phẩm

X

X

X

X

X

X

X

Bảng 3.9. Bảng ma trận APD


Sản phẩm

Chia ra các hoạt động

Sấy

Bóc vỏ

Xát trắng

Đánh bóng

Kiểm tra chất lượng

Đóng gói

Hỗ trợ chung

Lúa Jasmine 5% tấm

54,6%

54,3%

53,2%

52,9%

51,4%

53%

54,4%

Lúa 5451 5% tấm

16,1%

16,2%

13,3%

17,1%

18,1%

17,4%

16,2%

Lúa ST21 5% tấm

21,1%

21,9%

24,7%

20,5%

22,2%

20,2%

20,9%

Lúa KDM 5% tấm

6,1%

5,7%

6,6%

6,9%

6,5%

7,5%

6,7%

Nếp thành phẩm

2,1%

1,9%

2,2%

2,6%

1,8%

1,9%

1,8%

Tổng nguồn phát sinh chi phí

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Hoạt động

Bảng 3.10. Bảng hệ số tỷ lệ ma trận APD

Để tính được giá trị bằng tiền của từng sản phẩm, tác giả áp dụng công thức sau:

j = 1

OCP(i)= ∑ TCA (j) * APD (i,j) N

Trong đó:

OCP (i): Chi phí chung của sản phẩm i TCA (j): Giá trị bằng tiền của hoạt động j N: Số hoạt động

APD (i,j): tỷ lệ ở ô ij của ma trận EAD

Áp dụng công thức trên ta có số liệu bảng phân phối chi phí sản xuất chung đến từng sản phẩm như sau:


Hoạt động


Sản phẩm

Chia ra các hoạt động


Tổng cộng

Sấy

Bóc vỏ

Xát trắng

Đánh bóng

Kiểm tra chất lượng

Đóng gói

Hỗ trợ chung

Lúa Jasmine 5% tấm

303.062.881

119.337.940

135.984.431

92.435.948

32.820.225

402.551.167

96.571.800

1.182.764.392

Lúa 5451 5% tấm

89.364.696

35.603.584

33.996.108

29.880.052

11.557.316

132.158.308

28.758.514

361.318.578

Lúa ST21 5% tấm

117.117.707

48.130.772

63.135.629

35.821.115

14.175.272

153.425.162

37.102.033

468.907.690

Lúa KDM 5% tấm

33.858.674

12.527.187

16.870.249

12.056.863

4.150.418

56.964.788

11.893.953

148.322.132

Nếp thành phẩm

11.656.265

4.175.729

5.623.416

4.543.166

1.149.346

14.431.080

3.195.390

44.774.392

Tổng nguồn phát sinh chi phí

555.060.223

219.775.212

255.609.833

174.737.144

63.852.577

759.530.505

177.521.690

2.206.087.184

Bảng 3.11. Bảng giá trị bằng tiền ma trận APD


77

3.3.4.5. Tính giá thành sản phẩm theo hoạt động

Sau khi chi phí trực tiếp và gián tiếp của từng loại sản phẩm được xác định, có thể lập bảng tính giá thành. Với số liệu tháng 12/2016, giá thành từng loại sản phẩm theo phương pháp tính giá ABC được xác định như sau:



Gạo Jasmine 5% tấm

Gạo 5451

5% tấm

Gạo ST21

5% tấm

Gạo KDM

5% tấm

Nếp

Thành phẩm

CP NVLTT

68.744.434.000

20.751.043.250

44.270.905.250

13.159.964.000

3.880.074.000

CP NCTT

492.272.797

153.460.212

301.507.159

81.089.923

19.116.345

CPSXC

1.182.764.392

361.318.578

468.907.690

148.322.132

44.774.392

Trong đó






Hoạt động sấy

303.062.881

89.364.696

117.117.707

33.858.674

11.656.265

Hoạt động bóc vỏ

119.337.940

35.603.584

48.130.772

12.527.187

4.175.729

Hoạt động xát trắng

135.984.431

33.996.108

63.135.629

16.870.249

5.623.416

Hoạt động đánh bóng

92.435.948

29.880.052

35.821.115

12.056.863

4.543.166

Hoạt động kiểm tra chất lượng

32.820.225

11.557.316

14.175.272

4.150.418

1.149.346

Hoạt động đóng gói

402.551.167

132.158.308

153.425.162

56.964.788

14.431.080

Hoạt động hỗ trợ chung

96.571.800

28.758.514

37.102.033

11.893.953

3.195.390

Tổng giá trị tấm

7.292.419.825

2.041.908.192

4.500.503.924

1.326.976.636

491.282.876

Tổng giá trị cám

6.710.944.492

2.258.339.026

4.100.418.842

1.204.755.104

357.353.136

Tổng giá trị trấu

2.313.950.673

865.147.801

1.433.930.841

462.182.265

113.110.036

Tổng giá thành

54.102.156.199

16.100.427.021

35.006.466.492

10.395.462.050

2.982.218.689

Bảng 3.12. Bảng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp ABC

CHƯƠNG 4: SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRUYỀN THỐNGVÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ABC

TẠI CÔNG TY TNHH MTV KINH DOANHCHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC HIẾU NHÂN

4.1. So sánh giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp hiện tại Công ty đang áp dụng

So sánh kết quả tính toán theo phương pháp ABC với số liệu của Công ty


ĐVT: Đồng



Sản phẩm

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị

PP truyền thống

PP ABC

Chênh lệch

PP

truyền thống

PP ABC

Chênh lệch

Gạo Jasmine 5% tấm

53.925.026.808

54.102.156.199

+177.129.391

9.339

9.370

+31

Gạo 5451 5%

tấm

16.042.667.207

16.100.427.021

+57.759.814

8.281

8.311

+30

Gạo ST21 5%

tấm

35.185.180.278

35.006.466.492

-178.713.786

10.020

9.969

-51

Gạo KDM 5%

tấm

10.439.651.801

10.395.462.050

-44.189.751

10.164

10.121

-43

Nếp thành phẩm

2.994.204.357

2.982.218.689

-11.985.668

9.636

9.597

-39

Tổng cộng

118.586.730.451

118.586.730.451






Bảng 4.1. Bảng so sánh giá thành theo phương pháp tính giá ABC và hiện tại

Kết quả áp dụng phương pháp tính giá truyền thốngvà phương pháp tính giá ABC tại Công ty

Dựa vào kết quả ở bảng 4.1. cho thấy giá thành các sản phẩm Gạo ST21 5% tấm, Gạo KDM 5% tấm, Nếp thành phẩm đều thấp hơn so với cách tính truyền thống của Công ty. Chẳng hạn, sản phẩm Gạo KDM 5% tấm nếu áp dụng phương pháp tính giá theo hoạt động thì giá thành sản phẩm thấp hơn 43đồng/kg so với

cách tính giá truyền thống. Điều đó có nghĩa là việc áp dụng phương pháp tính giá truyền thống sản phẩm này phải gánh chịu giá thành đơn vị cao hơn nhiều 43 đồng so với thực tế mà nó gánh chịu. Với sự sai lệch về giá thành của sản phẩm này sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác về giá thành các sản phẩm khác. Điều này khiến cho các nhà lãnh đạo Công ty nhầm tưởng về khả năng mang lại lợi nhuận của một số loại sản phẩm tính theo phương pháp hiện tại có giá thành thấp hơn. Và từ đó đưa ra các quyết định không phù hợp về việc đẩy mạnh phát triển các loại sản phẩm tại Công ty.

Trong khi đó, giá thành của Gạo Jasmine 5% tấm, Gạo 5451 5% tấm lại cao hơn so với cách tính hiện tại. Khi áp dụng phương pháp tính giá theo hoạt động lại cao hơn nhiều so với cách tính giá truyền thống. Bởi vì, phương pháp tính giá theo hoạt động dựa trên tiêu đề sản phẩm sản xuất cần các hoạt động nào? Nguồn phát sinh chi phí nào? Nên những sản phẩm có quy trình sản xuất càng phức tạp và càng tiêu dùng nhiều nguồn chi phí thì đương nhiên sản phẩm đó phải gánh chịu nhiều chi phí hơn. Chẳng hạn, sản phẩm Gạo Jasmine 5% tấm, sản phẩm này có quy trình sản xuất phức tạp, để sản xuất được sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn, kết quả là giá thành đơn vị của sản phẩm này là 9.370 đồng/kg (cao hơn phương pháp tính giá truyền thống 31 đồng/kg) như vậy lợi nhuận từ sản phẩm này chỉ là giả tạo, làm giảm lợi nhuận của toàn bộ các sản phẩm. Điều này dẫn đến cách nhìn nhận khác về kết quả kinh doanh của từng mặt hàng cũng như vấn đề định giá bán sản phẩm. Trong điều kiện cạnh tranh, việc tính giá thành dựa trên hoạt động cho phép nhà quản lý có thể định giá bán sản phẩm cạnh tranh hơn, hay có giải pháp cắt giảm chi phí có khoa học trên cơ sở thiết kế lại quá trình sản xuất.

Qua việc tính toán và phân tích giữa hai phương pháp ta có thể nhận thấy sự khác biệt rất rò là do tiêu thức được lựa chọn để phân bổ chi phí sản xuất chung tại Công ty. Qua quy trình sản xuất đã đề cập trong chương 3, hầu hết các sản phẩm đi qua nhiều giai đoạn tương tự nhau và cũng tiêu hao nhiều nguồn lực. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí điện…Các chi phí này có nguồn phát sinh chi phí khác nhau. Vì vậy, khi phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm không chỉ đơn thuần dựa vào một tiêu thức là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà phải lựa chọn nhiều tiêu thức phân bổ mới bảo đảm cho giá thành chính xác hơn. Điều này chứng tỏ nếu áp dụng phương pháp tính giá ABC sẽ phản ánh đúng hơn giá thành cho từng loại sản phẩm.

Tóm lại, việc áp dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động sẽ cung cấp được thông tin về giá thành của từng sản phẩm được chính xác hơn, để từ đó

có thể xác định đúng đắn hiệu quả kinh doanh của từng sản phẩm, từ đó giúp nhà quản lý có những quyết định đúng đắn và hợp lý nhất.

4.2.Nhận xét phương pháp tính giá truyền thống

4.2.1. Ưu điểm

Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, hình thức kế toán này tương đối đơn giản và phù hợp với khả năng của cán bộ kế toán cũng như thực tế tại công ty. Công ty đã tổ chức hệ thống sổ sách kế toán đơn giản, thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu, tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo kế toán. Hệ thống sổ sách kế toán từ chi tiết đến tổng hợp đều có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Hệ thống chứng từ và sổ kế toán được lập đúng theo chế độ ban hành của nhà nước. Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đối tượng tập hợp chi phí làtoàn quy trình sản xuất và đối tượng tính giá thành tại Công ty là sản phẩm hoàn thành, điều này làm đơn giản hóa quá trình tập hợp, giúp cho Công ty bao quát được toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất. Đồng thời, giá thành sản phẩm được xác định nhanh chóng, tiết kiệm thời gian làm việc và có thể quản lý, kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ, tiết kiệm góp phần vào công tác hạ giá thành sản phẩm.

Việc xác định chi phí nguyên vật liệu đã tạo điều kiện thuận lợi để tập hợp trực tiếp chi phí nguyên vật liệu theo từng sản phẩm riêng biệt. Bên cạnh đó, Công ty áp dụng tiêu thức phân bổ chi phí theo tiêu thức chi phí NVLTT như hiện nay giúp cho việc tính giá thành đơn giản, ít tốn thời gian.

Kỳ tính giá thành mà Công ty đã khảo sát thực hiện là hàng tháng. Cách tính này phù hợp với thực tế sản xuất của Công ty với sản phẩm tương đối ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục theo dây chuyền nên việc tính giá thành theo từng tháng là rất thuận lợi, phù hợp với kỳ hạch toán chi phí sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ của doanh nghiệp, đồng thời nó giúp cho kế toán phát huy chức năng giám xác tình hình thực hiện kế hoạch và tính giá thành một cách kịp thời.

Ngoài ra, phân bổ tiền lương theo số lượng sản phẩm hoàn thành đã giúp Công ty phần nào phản ánh được chi phí nhân công thực tế.

4.2.2. Nhược điểm

Công ty chưa xây dựng được định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, khó giám sát dễ gây tổn thất làm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm.

Đặc điểm về quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty trải qua nhiều công đoạn và bao gồm nhiều hoạt động, nhưng Công ty chưa xác định được chi phí cụ thể cho mỗi hoạt động, do đó không thể xác định được hoạt động nào tạo ra giá trị cao, hoạt động nào tạo ra giá trị thấp cho sản phẩm để từ đó loại bỏ những hoạt động không đóng góp vào việc tạo ra giá trị cho sản phẩm.

Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí NVLTT của Công ty là không chính xác. Với cách phân bổ trên, sản phẩm nào có chi phí NVLTT cao thì sẽ gánh chịu nhiều chi phí.

Mục đích phân bổ chi phí sản xuất chung tại nhà máy chỉ nhằm để tính giá thành các sản phẩm, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính. Các mục đích khác như phân bổ chi phí sản xuất chung để phục vụ cho lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh, kiểm soát và đánh giá hiệu quả không được các nhà quản lý đặt ra.

Ngoài ra, với cách phân bổ chi phí và tính giá thành hiện tại của Công ty khiến cho thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không phản ánh thực tế, không đáng tin cậy cho việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp.

4.3. Nhận xét phương pháp tính giá ABC

4.3.1. Ưu điểm

Qua việc áp dụng phương pháp ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân, ta đã thấy giá thành sản phẩm được tính chính xác hơn. Điều này giúp cho các nhà quản trị của Công ty có thể đưa ra những quyết định chính xác trong công tác quản trị tại Công ty.

Từ đó, Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân có thể đưa ra các quyết định chính xác về cơ cấu sản phẩm của mình và nhà quản trị Công ty có thể quyết định đưa ra chiến lược sản phẩm.

Áp dụng phương pháp ABC giúp nhà quản trị Công ty có thể quyết định tăng giá hoặc giảm giá để có thể cạnh tranh về giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Việc áp dụng phương pháp ABC vào Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân giúp nhà quản trị Công ty thấy được hoạt động nào mang lại hiệu quả cao, hoạt động nào không mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng phát sinh nhiều chi phí thì cắt giảm, bố trí lại hợp lý hơn.

Một xu hướng kinh doanh khá phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp không còn tự mình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung vào một số khâu mang lại hiệu quả nhất định. Vận dụng phương pháp ABC sẽ giúp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022