Chất Lượng: Chuyên Môn, Tay Nghề; Cơ Cấu Độ Tuổi, Nam, Nữ; Trình Độ Ngôn Ngữ


cấp dịch vụ công như: Công an thành phố Hà Nội, hải quan Hà Nội, Cục quản lý xuất nhập cảnh... Quan hệ giữa công ty và các cơ quan này là dựa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Là công ty dưới sự lãnh đạo trực tiếp của sở du lịch Hà Nội lại hoạt động trên địa bàn Hà Nội lâu năm, công ty đã có mối quan hệ lâu dài với các cơ quan an ninh Hà Nội đây chính là thuận lợi của công ty. Tuy vậy các công ty đều gặp khó khăn trong hoạt động này ở các điểm du lịch trên khắp các tỉnh thành, ở những vùng cao hay vùng núi thì rất khó khăn trong việc phối hợp, quan hệ với các cơ quan công an sở tại để đảm bảo an ninh an toàn kịp thời cho khách.

1.3.4. Những đối tác chủ yếu của công ty:

Công ty du lịch Hà Nội được thành lập từ lâu, lĩnh vực hoạt động rộng do vậy công ty có quan hệ với rất nhiều hãng du lịch trên thế giới. Những hãng du lịch mà hãng đã có những hợp đồng trao đổi khách phải kể đến các hãng du lịch sau:

ở Thái Lan: + Nara travel.

+ Asian trvel.

Trung Quốc: + Công ty du lịch quốc tế Quảng Tây.

+ Công ty du lịch thanh niên Trung Quốc.

+ Công ty du lịch lữ hành.

+ Công ty du lịch Kim Lan.

+ Công ty du lịch TST-Hồng Kông.

+ Công ty du lịch Hải Ngoại-Bắc Kinh.

+ Công ty du lịch quốc tế Côn Minh.

Singapore: + Hồng Thái travel.

+ Liêng Court travel.

Malaysia: + Công ty du lịch Forank.

Nhật: + Công ty TSW UMEDAHERIBIS.

Pháp: + Công ty Le maison de Indochine.

+ Công ty Maurice tour.


Mỹ: + AV travel.

+ Spivey Internation INC.

Hàn Quốc: + Imax tour.

+ Open travel.

Ngoài ra công ty còn quan hệ với nhiều du lịch khác của Philipine, Indonesia.


2. Điều kiện kinh doanh:

2.1.Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật:

Hiện nay Công ty du lịch Hà Nội đã có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật khá đầy đủ, phần lớn các chi nhánh và trụ sở chính là những tài sản đã thuộc quyền sở hữu của công ty. Công ty đã có đội xe 35 chiếc từ 3-45 chỗ đều nhập từ Nhật Bản về. Đây là điểm mạnh của công ty vì rất ít công ty du lịch trên thị trường có một đội xe lớn và hiện đại như vậy. Chính vì vậy mà công ty du lịch Hà Nội cần duy trì và cố gắng phối hợp và chặt chẽ với đội xe có thể nâng cao chất lượng phục vụ khách của công ty. Hệ thống khách sạn của công ty cũng đều là các khách sạn lớn (từ 2-5). Với đội ngũ lao động tốt đảm bảo việc cung ứng cho khách sang trọng hay bình dân. Tuy nhiên với hệ thống cơ sở vật chất lớn như vậy nhưng trang thiết bị của công ty vẫn chưa được đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu cho công việc. Đặc biệt ở các khách sạn cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và xuống cấp, thiếu các dịch vụ bổ sung. Mặc dù đều nằm ở vị trí trung tâm nhưng hầu hết các khách sạn đều được xây dựng từ thời Pháp, có được nâng cấp nhưng không đồng bộ, không đầy đủ. Chất lượng phục vụ chưa thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách, chỉ có một số khách sạn có khả năng và có chất lượng phục vụ cao nhưng giá của nó lại tương đối cao như khách sạn Thống nhất Metropole... nên cũng gặp khó khăn dẫn đến sự cạnh tranh giữa các khách sạn trong công ty. Tuy có nhiều thành viên là khách sạn nhưng cũng có lúc công ty vẫn phải đưa khách sang các khách sạn bên ngoài và việc thuê khách sạn ngoài này cũng gây bất lợi


cho công ty. Vì vậy công ty cũng nư các thành viên của mình cần phải có phương hướng, biện pháp tôn tạo, nâng cấp khách sạn để phục vụ tốt hơn.

Ngoài ra công ty còn có 2 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Móng Cái, trung tâm vui chơi giải trí Quán Thánh, cửa hàng Paloma cafê, xí nghiệp xây dựng và dịch vụ du lịch... Qua đó ta thấy lĩnh vực của công ty rất rộng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên các bộ phận này phải liên kết với nhau, hỗ trợ với nhau một cách chặt chẽ, linh hoạt nhất là trong tình hình thị trường du lịch có nhiều biến động, có như vậy khi thực hiện chiến lược liên kết ngang này công ty sẽ tiết kiệm được khoản chi phí dịch vụ phải trả cho việc thuê ngoài tránh được sức ép trên thị trường đồng thời thu được toàn bộ chi phí của khách về cho công ty góp phần làm phát triển của công ty.

2.2. Nhân sự:

2.2.1. Số lượng:

Công ty du lịch Hà Nội là một công ty có quy mô lớn nhất vì trong kinh doanh du lịch phải cần một đội ngũ lao động lớn vì vậy số lượng lao động của công ty có thời kỳ lên tới 1.500 người. Từ năm 1995 khi khách sạn Thắng lợi và khách sạn Hoàng Long tách ra làm mô hình thì điểm trực thuộc Công ty du lịch Việt Nam cho đến nay thì số lao động trong công ty là khoảng 800 người được phân bố một cách hợp lý vào các bộ phận, các phòng chức năng.

2.2.2. Chất lượng: Chuyên môn, tay nghề; Cơ cấu độ tuổi, nam, nữ; Trình độ ngôn ngữ


Bảng : Cơ cấu lao động của các bộ phận



STT

Bộ phận

Số lượng

25

25-35

35-45

>45

Đại học

Đảng viên

Nữ

1

Ban giám đốc

4

0

0

3

1

4

4

0

2

Văn phòng công ty

38

4

8

12

14

25

29

20

3

Trung tâm du lịch

56

6

27

15

8

48

25

32

4

Khách sạn Hoà Bình

170

32

50

82

6

60

40

98

5

Khách sạn Dân Chủ

130

30

70

20

10

40

50

60

6

Khách sạn Bông Sen

42

12

15

9

6

21

18

23

7

Khách sạn Hoàn Kiếm

53

14

21

11

7

27

30

21

8

Trung tâm thương mại và dịch vụ

72

29

31

8

4

23

41

29

9

Đội xe

75

24

31

16

4

7

36

2

10

Cửa hàng Paloma

45

19

7

13

6

10

12

26

11

Cửa hàng Vân Nam

35

16

12

4

3

8

15

23

12

Khu vui chơi giải trí Quán Thánh

14

3

7

2

2

4

4

7

13

Xí nghiệp xây dựng

15

4

5

4

2

4

6

5

14

Xuất khẩu lao động

16

2

9

3

2

8

6

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Vận dụng các chính sách marketing Trong kinh doanh tại công ty du lịch Hà Nội - 7


15

Xuất-nhập khẩu

32

9

18

3

2

6

11

15

16

Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

13

3

4

5

1

5

8

7

17

Chi nhánh Móng Cái

9

4

3

1

1

4

3

5


(Nguồn: Cơ cấu lao động của công ty du lịch Hà Nội - phòng hành chính)

Nói chung trình độ đội ngũ lao động trong công ty còn chưa đồng đều, số lao động có trình độ đại học và trên đại học còn ít, nhất là những lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch, phần lớn số lao động được đào tạo từ nhiều ngành khác nhau dẫn đến chuyên môn nghiệp vụ yếu, không được trang bị những kiến thức trong hoạt động du lịch cũng như trình độ ngoại ngữ, sử dụng máy vi tính và khả năng tư duy độc lập. Lực lượng lao động của công ty lớn, tuổi đời trung bình cao đa số chưa được đào tạo lại mà đặc điểm lao động trong kinh doanh du lịch đòi hỏi một lực lượng lao động trẻ năng động.

Tuy nhiên chất lượng lao động ngày càng được quan tâm của lãnh đạo công ty. Công ty đang cố gắng trẻ hoá đội ngũ lao động, nâng cao tay nghề và trình độ ngoại ngữ của nhân viên toàn công ty. Để giảm bớt chi phí về lao động, công ty áp dụng chính sách thuyên chuyển lao động đồng thời đào tạo lại chuyên môn. Công ty mở rộng loại hình hoạt động khác cho nhân viên trong thời kỳ hết thời vụ chính. Đối với một số lượng lao động khác như hướng dẫn viên, marketing công ty ký hợp đồng theo thời vụ nhưng đảm bảo thù lao và quan tâm xứng đáng tạo mọi điều kiện để họ làm việc tích cực và đem lại hiệu quả cao nhất.

Công ty có uy tín và phát triển như hiện nay là nhờ có đội ngũ lao động yêu nghề và tâm huyết với nghề du lịch, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành công việc thuộc nhiệm vụ của mình đồng thời tạo điều kiện cho các đồng nghiệp hoàn thành tốt công việc nhằm đưa công ty ngay một phát triển.


2.3. Nguồn vốn đầu tư: Hệ thống khách sạn:

STT

Tên khách sạn

Chủng loại

Số lượng buồng

Tổng vốn

1

Dân Chủ

3

54

6,8 tỷ

2

Hoà Bình

3

102

8,9 tỷ

3

Hoàn Kiếm

2

20

4,3 tỷ

4

Bông Sen

2

28

3 tỷ

Hệ thống tài sạn của công ty:



STT

Tên

Số lượng

Tổng vốn

1

Khách sạn

4

23 tỷ

2

Đội xe

35

17,5 tỷ

3

Nhà hàng Paloma

1

1,5 tỷ

4

Nhà hàng Vân Nam

1

1,2 tỷ


3. Kết qủa kinh doanh

3.1. Số lượng lượt khách:

Năm 2000 ngành du lịch ở Việt Nam nói chung và công ty du lịch Hà Nội nói riêng đã có những bước khởi sắc và tạo đa phát triển cho những năm sau. Toàn công ty đã đón và phục vụ 102.234 lượt khách với 210.245 ngày khách, doanh thu đạt 164 tỷ đồng, nộp ngân sách 23,9 tỷ đồng.

Năm 2001 toàn công ty đón và phục vụ 115.707 lượt khách với 267.827 ngày khách, doanh thu đạt 206,7 tỷ đồng, nộp ngân sách 18.85 tỷ đồng.

Bảng: Các chỉ tiêu về khách lữ hành của công ty qua các năm



Các Chỉ tiêu Khách

Năm 1998

Năm 1999

Năm 2000

Năm 2001

Lượt

khách

Ngày

khách

Lượt

khách

Ngày

Khách

Lượt

khách

Ngày

khách

Lượt

khách

Ngày

Khách

Outbound

3.222

18.481

2.409

14.383

3.524

21.144

3.202

24.237

Inbound

2.025

7.845

2.343

14.860

7.600

28.235

12.876

55.382

Nội địa

775

3.223

3.505

19.417

5.356

18.476

6.741

22.419

Tổng

6.049

29.549

8.257

48.660

16.480

67.855

22.819

102.038


3.2. Cơ cấu khách:

Khách Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp chiếm một tỷ trọng lớn toàn bộ khách quốc tế mà công ty phục vụ. Tiếp theo là Châu Âu, các nước ASEAN. Công ty chủ yếu khách Châu Âu, Nhật (khách có khả năng thanh toán cao).

3.3. Doanh thu, lợi nhuận và Tỷ lệ nộp cho ngân sách Nhà nước:

Kết quả kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội 2 năm 2000 và 2001 được thể hiện qua bảng sau:


Năm

Chỉ tiêu

1998

1999

2000

2001


- Doanh thu (tỷ đồng)


23,739


19,3


164


206,7

- Lợi nhuận (tỷ đồng)

7,538

11,96

38,21

193

- Nộp ngân sách

5,8

5,2

23,9

19,81

- Tỷ suất lợi nhuận (%)

22,34

24,36

23,3

23,81

- Tiền lương bình quân

8.040.000

9.600.000

11.400.000

14.400.000

Người/năm (VNĐ)






(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tình hình kinh doanh của công ty nói chung là tốt, có tiến triển qua các năm. Nừu như doanh thu năm 1998 chỉ đạt 23,739 tỷ đồng, thì năm 2001 đạt 206,7 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quânlà 100%/1 năm. Doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, kéo theo tỷ suất lợi nhuận cũng tăng. Chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng. Công ty thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận không đồng đều qua các năm. Ví dụ Năm 1999 so với năm 1998 tăng 2,02%, thì năm 2000 so với năm 1999 lại giảm 1,06%, và tới năm 2001 so với năm 2000 lại tăng 0,54%. Như vậy công ty cần có biện pháp phân phối các khoản thu-chi cho hợp lý, nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng của mình, từ đó mới có thể ngày một nâng cáo uy tín của công ty trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.


4. Đánh giá những khó khăn và thuận lợi:

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 06/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí