Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TRẦN ANH HÙNG


VẤN ĐỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ


luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc


Hµ néi - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN ANH HÙNG


VẤN ĐỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ


Chuyên ngành : Luật quốc tế

Mã số : 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến


Hµ néi - 2009

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, BẢO 5

HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

1.1. Khái niệm, đặc điểm của quyền tác giả 5

1.1.1. Sơ lược sự ra đời và phát triển của quyền tác giả 5

1.1.2. Khái niệm quyền tác giả 7

1.1.3. Đặc điểm của quyền tác giả 10

1.2. Bảo hộ quyền tác giả 14

1.2.1. Bản quyền tác giả và việc bảo hộ bản quyền tác giả 14

1.2.2. Ý nghĩa và các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả 18

1.2.2.1. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả 18

1.2.2.2. Các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả 25

Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA HOA KỲ 27

2.1. Lược sử hình thành và phát triển của Luật Quyền tác giả 27 Hoa Kỳ

2.2. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật Quyền tác giả 30

2.2.1. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả 30

2.2.2. Chủ sở hữu quyền tác giả 34

2.3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và những hạn chế đối với 37 quyền tác giả

2.3.1. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả 37


2.3.2.

Những hạn chế đối với quyền tác giả

40

2.4.

Ký hiệu và đăng ký quyền tác giả

43

2.4.1.

Ký hiệu quyền tác giả

43

2.4.2.

Đăng ký quyền tác giả

46

2.5.

Cục Bản quyền tác giả và Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả

54

2.5.1.

Cục Bản quyền tác giả

54

2.5.2.

Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả

56

2.6.

Xâm phạm quyền tác giả và các biện pháp thực thi

57


Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

68


KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 1

VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI VIỆT NAM

3.1. So sánh pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và 68 Việt Nam

3.1.1. Những điểm tương đồng trong các qui định pháp luật về bảo 68 hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam

3.1.2. Những điểm khác biệt trong các quy định pháp luật về bảo 75 hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam

3.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với công tác lập pháp và 78 thực thi pháp luật quyền tác giả tại Việt Nam

3.2.1. Quản lý nhà nước về quyền tác giả 78

3.2.2. Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả 79

3.2.3. Hệ thống chế tài trong việc thực thi bảo hộ quyền tác giả 81

3.2.4. Vai trò của các Hiệp hội liên quan đến quyền tác giả 82

3.2.5. Vấn đề bản quyền và văn hóa 85

3.2.6. Giải quyết những thách thức về vấn đề bản quyền trong thời 86 đại kỹ thuật số - nội dung trọng tâm của việc bảo hộ quyền

tác giả trong giai đoạn hiện nay


3.2.6.1. Những nét đặc trưng của công nghệ số có liên quan đến bản quyền

3.2.6.2. Những điểm đáng lưu ý của pháp luật Hoa Kỳ đối với việc bảo hộ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số

3.3. Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam

3.3.1. Khái quát một số kết quả trong công tác lập pháp về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam

3.3.2. Một số tồn tại và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam

3.3.2.1. Một số tồn tại trong các quy định pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam theo chuẩn quốc tế

3.3.2.2. Một số giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam trong điều kiện hiện nay


86


87


92


92


99


99


105

KẾT LUẬN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Các sản phẩm của sự sáng tạo trí tuệ mang tính phi vật chất và dễ phổ biến, khai thác rộng rãi ở nhiều quốc gia khác nhau. Hơn nữa, sự sáng tạo và các sản phẩm của sự sáng tạo trí tuệ được coi là tiền đề, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội loài người. Do vậy, việc bảo hộ quyền tác giả đối với các sản phẩm của sự sáng tạo trí tuệ ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Hoa Kỳ là nước công nghiệp rất phát triển, các qui định của pháp luật về quyền tác giả rất chặt chẽ, vấn đề bảo hộ cũng như thực thi các xâm phạm quyền tác giả được coi trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của quốc gia này nhằm phục vụ công tác xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền tác giả có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và đồng thời là bên tham gia ký kết hiệp định về Quyền tác giả năm 1997, Hiệp định Thương mại năm 2000; hai nước cùng là thành viên của Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả. Do đó, việc nghiên cứu, tiếp thu, tiến tới sự tương thích về pháp luật trong lĩnh vực quyền tác giả giữa hai nước là điều kiện hết sức quan trọng trong giao lưu, hợp tác về kinh tế, thương mại, văn hóa.

Tuy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng như vậy nhưng vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong pháp luật Hoa Kỳ chưa được các nhà khoa học pháp lý Việt Nam đầu tư nghiên cứu một cách thỏa đáng. Chình ví vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ" làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có một số bài báo và công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa

Kỳ nói riêng, pháp luật nước ngoài nói chung ở một số khía cạnh hoặc đối với một số đối tượng cụ thể như: Bản ghi, băng đĩa, tác phẩm nghe nhìn, tác phẩm kiến trúc, v.v...

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách công phu và đầy đủ ở cấp độ một luận văn thạc sĩ hay một luận án tiến sĩ về đề tài bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ. Bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ mới chỉ được nghiên cứu bằng các bài viết, tranh luận trong các Hội thảo khoa học hoặc trên một số tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành, một phần, mục trong các giáo trình, sách chuyên khảo hay sách tham khảo; hay được đề cập với tư cách là một khía cạnh của các chế định quyền tác giả. Do đó, các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh đề tài bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ đòi hỏi các nhà khoa học cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên khảo và sâu sắc hơn.

Vì vậy, tác giả hy vọng với sự đầu tư và nghiên cứu thích đáng vào luận văn thạc sĩ về đề tài Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ, sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cả về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.

3. Phạm vi nghiên cứu

Việc nghiên cứu vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ có nhiều nội dung liên quan đến các qui định trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng như trong hệ thống pháp luật quốc tế. Bởi vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xem xét và giải quyết một số vấn đề xung quanh chế định bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ mà cụ thể là:

- Những vấn đề lí luận cơ bản về quyền tác giả như: khái niệm, đặc điểm, đối tượng, chủ thể của quyền tác giả;

- Những vấn đề lí luận cơ bản về vấn đề bảo hộ quyền tác giả như: sự hình thành, phát triển của pháp luật thế giới về bảo hộ quyền tác giả, ý nghĩa và các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả;

- Phân tích các quy định về bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ;

- Đánh giá sự tương quan và khác biệt trong hệ thống quy định pháp luật về quyền tác giả của Hoa Kỳ với Việt Nam và các qui định của pháp luật quốc tế để đề xuất những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa các qui định về quyền tác giả tại Việt Nam.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với phạm vi nghiên cứu nêu trên trong luận văn này, tác giả tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chính như sau:

- Phân tích, tổng kết các vấn đề lí luận về quyền tác giả như: khái niệm, đặc điểm, đối tượng, chủ thể của quyền tác giả.

- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về bảo hộ quyền tác giả trong pháp luật quốc tế; phân tích ý nghĩa, nội dung các nguyên tắc cơ bản trong bảo hộ quyền tác giả.

- Phân tích các quy định về bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ;

- So sánh quy định pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam và Hoa Kỳ.

- Trên cơ sở những nghiên cứu đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam để có sự hài hòa với pháp luật của đối tác thương mại Hoa Kỳ và phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục đích đã đặt ra trên cơ sở lý luận là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, phương pháp tổng hợp, cũng như những thành tựu của khoa học luật tư pháp quốc tế, các công trình của các nhà khoa học - luật gia ở trong và ngoài nước.

Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo hàng năm, các chuyên đề, tài liệu hội thảo của Cục Bản quyền tác giả Văn học -

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023