Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - 21


cam kết đối với từng lĩnh vực để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp phấn đấu thực hiện. Ở đây phân tích, nêu lên các giải pháp về phía nhà nước để thực hiện các cam kết với WTO trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Đối với nông nghiệp: Thực tế sau hơn hai năm gia nhập và thực hiện các cam kết với WTO, sản xuất nông sản tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng của nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 đạt 3,76%; năm 2008 đạt 4,07%; năm 2009 ước tính tăng 1,9%[28, tr 67]. Chính phủ đã xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản theo đúng cam kết với WTO, mở cửa thị trường và giảm thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản theo đúng lộ trình như thịt, sữa bột, thức ăn chăn nuôi. Giá cả nông sản, thủy sản trong nước tuy có cao hơn năm 2006, nhưng về cơ bản vẫn ổn định.

Để bảo đảm cho nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế, thực hiện cam kết với WTO, về phía nhà nước cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng:

-Điều chỉnh chính sách trong nước: Chính phủ cần khai thác triệt để các quy định của WTO cho hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu, xây dựng chương trình hành động và các biện pháp hỗ trợ cụ thể. Hướng chính sách hỗ trợ nông nghiệp vào sản xuất thay vì vào hoạt động kinh doanh như hiện nay. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cần tuân theo Hiệp định về nông nghiệp của WTO, cụ thể là Hỗ trợ dưới dạng “hộp xanh lá cây” và hỗ trợ dưới dạng “hộp xanh da trời” . Ngoài ra, Chính phủ cần xây dựng hàng rào kỹ thuật mà WTO cho phép để bảo vệ hàng nông sản trong nước.

-Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản và bảo đảm thị trường cho hàng hóa nông sản nước ta.

Đối với công nghiệp:Thực tế sau hơn 2 năm gia nhập WTO cho thấy năm 2007 năm đầu gia nhập WTO, công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao 17,1%, nhất là khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (20,9% và 18,2%). Năm 2008 tuy có khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng giá trị sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng 13,9% theo giá so sánh năm 1994. Năm 2009, giá trị tăng thêm của công nghiệp và


xây dựng tăng khoảng 5,4% [28, tr 67]. Trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất công nghiệp vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ trên là một sự nỗ lực lớn.

Để công nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cả về quy mô, năng lực cạnh tranh, kim ngạch xuất khẩu và giá trị sản lượng sau khi gia nhập WTO, về phía nhà nước cần tập trung thực hiện một số giải pháp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

-Nhà nước cần có chính sách điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp. Việc điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp phải dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, phải phát huy được lợi thế so sánh động. Lựa chọn các giải pháp phù hợp với từng ngành hoặc nhóm ngành. Chẳng hạn, đối với ngành dệt may, cần thực hiện các giải pháp tăng thêm giá trị gia tăng trong sản phẩm như phát triển công nghiệp cung cấp nguyên liệu trong nước, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, đầu tư phát triển các khâu tạo ra gá trị gia tăng cao cho dệt may như thiết kế, tiếp thị,…

-Nhu cầu vốn cho phát triển công nghiệp rất lớn, vì vậy Nhà nước cần có chính sách và hình thức thích hợp huy động vốn trong và ngoài nước cho phát triển công nghiệp, vốn của ngân sách hướng ưu tiên đầu tư vào hạ tầng công nghiệp, vốn FDI hướng ưu tiên đầu tư vào công nghiệp phụ trợ, công nghiệp trình độ cao.

Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - 21

-Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

Đối với lĩnh vực dịch vụ: Để phát triển nhanh và bền vững các ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết với WTO về lĩnh vực dịch vụ, về phía nhà nước, cần thực hiện các giải pháp sau đây:

-Xây dựng chiến lược tổng thể phát triền dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế, nhất là khi đã gia nhập WTO, đến năm 2020 để làm căn cứ cho các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể và biện pháp thực hiện.

-Xây dựng lộ trình thực hiện các cam kết với WTO về lĩnh vực dịch vụ để cho các ngành, phân ngành phấn đấu thực hiện.

-Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển dịch vụ với các nội dung: hoàn thiện môi trường kinh doanh như gỡ bỏ những rào cản, từng bước mở rộng quyền kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ; tạo môi


trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh dịch vụ, thu hút sự tham gia của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong việc cung ứng dịch vụ; tiếp tục thực hiện xã hội hóa cung ứng dịch vụ; thúc đẩy phát triển những dịch vụ “động lực” để tạo đà cho nền kinh tế phát triển bền vững.

3.2.2. Tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại, đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

(1)Đẩy mạnh xuất khẩu

Gia nhập WTO mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam mở rộng thị trường và đối tác thương mại. Sau 2 năm gia nhập, xuất khẩu tăng trưởng cao cả về lượng và về giá trị, bước đầu theo hướng tăng chất lượng, thực hiện đúng hợp đồng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường mới, mặt hàng mới, chính sách bảo hộ được xóa bỏ dần. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48,5 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006 ; năm 2008 đạt 62,7 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Số mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD tăng từ 10 mặt hàng vào năm 2007 lên 20 mặt hàng vào năm 2008, trong đó có 8 mặt hàng trên 2 tỷ USD : dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản...[15, tr 20]. Nhưng do ảnh hưởng suy thoái sâu của kinh tế thế giới, năm 2009, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008 [28, tr 67].

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng cơ hội mở rộng thị trường do hội nhập mang lại, về phía nhà nước, cần thực hiện một số giải pháp sau đây :

-Cần có chiến lược khai thác thị trường toàn cầu một cách hợp lý nhằm khai mở thị trường mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tăng mức xuất khẩu trên các thị trường hiện có. Quyền được tiếp cận thị trường các nước thành viên WTO với thuế nhập khẩu đã cắt giảm là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm những thị trường mới. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ tránh được sự phụ thuộc quá mức vào một vài thị trường, do đó sẽ phân tán được rủi ro, giảm được thiệt hại. Vì thế, Việt Nam cần tiếp tục củng cố thị trường truyền thống, khai mở những thị trường mới ở các khu vực Châu Phi, Mỹ la tinh, Trung Đông, những thị trường không yêu cầu quá cao về chất lượng hàng hóa.


-Nhà nước cần có định hướng và khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tăng về lượng và nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đầu tư phát triển mặt hàng mới có tiềm năng tăng trưởng lớn. Đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn như sản phẩm điện tử, phần mềm,...Vì đây là loại sản phẩm có thể sản xuất quy mô lớn, tận dụng được nguồn lực chi phí thấp để tạo ra lợi thế và đang thu hút nhiều nhà sản xuất hàng đầu thế giới đến đầu tư. Đồng thời phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da để tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ. Đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, cần thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ hàng chế biến, giảm xuất khẩu sản phẩm thô. Đối với dịch vụ, tăng xuất khẩu dịch vụ có thế mạnh như du lịch, dịch vụ hàng hải, dịch vụ hàng không,..

-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát huy lợi thế so sánh, phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao để tăng tỷ trọng sản phẩm của công nghệ cao, hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn trong hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời phát triển nhanh công nghệ phụ trợ. Giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng dựa vào nguồn lợi tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thay vào đó cần tìm kiếm những sản phẩm xuất khẩu dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về nhân lực, vị trí địa lý.

-Tích cực thu hút FDI vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu dựa trên cơ sở chiến lược phát triển xuất khẩu với tầm nhìn 2020, xác định một số ngành xuất khẩu chủ lực trong tương lại trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh (đóng tàu, dây và cáp điện, linh kiện điệu tử, dịch vụ...).

-Tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh doanh xuất, nhập khẩu, cải cách thủ tục hành chính phù hợp với cam kết quốc tế, mở cửa thị trường, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý xuất nhập khẩu. Đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhất là ngoại ngữ, pháp luật kinh tế, khả năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng đàm phán quốc tế.

-Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm khai thác, giữ vững thị trường đã có và mở rộng thị trường xuất khẩu.


(2)Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Sau khi gia nhập WTO, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, trong 2 năm (năm 2007 và 2008) cả nước đã thu hút được 2715 dự án đăng ký mới với số vốn 81,6 tỷ USD, chiếm 24,7% số dự án và 51% tổng số vốn đăng ký từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực (1988). [15, tr 11]. Tuy vậy, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn câu, năm 2009, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt thấp, ước đạt 20 tỷ USD [28, tr 68]. Nét mới của các dự án FDI sau khi gia nhập WTO là xuất hiện một số dự án quy mô lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam và xuất hiện xu hướng mới là Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được tăng cường. Sau hai năm gia nhập WTO, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã lên tới 2 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện 600 triệu USD.

Để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong thời gian tới, về phía nhà nước cần tập trung thực hiện các giải pháp :

-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư phù hợp với cam kết WTO và thông lệ quốc tế. Luật đẩu tư năm 2005 đã mở rộng quyền tự do kinh doanh, nhà nước công nhận, bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đối xử bình đẳng với các nhà đàu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề cần quan tâm hiện nay là triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (2005). Tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn còn thiếu. Rà soát các quy định trái với cam kết WTO để có biện pháp xử lý, bảo đảm sự phù hợp với cam kết trong lĩnh vực đầu tư.

-Điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch về đầu tư. Cần thực hiện tốt nghị định của Chính phủ về công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu ; rà soát, điều chỉnh những quy hoạch không phù hợp với quy hoạch tổng thể, đã lạc hậu. Công bố chi tiết những ngành, lĩnh vực đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lựa chọn và xác định dự án. Đối với công nghiệp, cần nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu kinh tế mở, cửa khẩu, ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc- Trung - Nam...Đối với lĩnh vực nông nghiệp, các quy hoạch cần ưu tiên là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng chuyên cạnh, ...


-Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp. Cần giải quyết tốt các thủ tục về đất đai như đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời, tái định cư cho người dân khu vực đầu tư. Tiếp tục minh bạch hóa quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư theo cơ chế “ một cửa”. Rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở các ngành, các khâu liên quan đến dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ, đăng ký đầu tư, cấp giấy phép chứng nhận kinh doanh, cải tiến công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong hoạt động triển khai dự án FDI.

-Cần có chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Ngoài các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực và địa bàn, cần có chính sách, biện pháp cụ thể thu hút FDI từ các TNCs vào các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu. Cần có chiến lược về chính sách hỗ trợ cụ thể để thu hút các dự án FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ, đây là ngành công nghiệp còn yếu nhưng rất cần phát triển ở nước ta hiện nay.

Vấn đề cần quan tâm hiện nay là cơ cấu phân bổ FDI vào các khu vực kinh tế chưa hợp lý. Vốn đầu tư vào nông nghiệp đã ít lại có xu hướng giảm (trong 2 năm vừa qua chỉ chiếm 0,67%), còn trong công nghiệp lại tập trung quá mức vào khai thác tài nguyên. Vì vậy, cần có cơ chế chính sách điều chỉnh cơ cấu phân bổ FDI vào trong các lĩnh vực kinh tế.

-Nâng cấp kết cấu hạ tầng và chất lượng các dịch vụ. Đây là nhiệm vụ cấp bách không chỉ đối với các dự án FDI mà còn đối với sự phát triển kinh tế

-xã hội nói chung. Ngoài việc nâng cấp hệ thống giao thông, trước mắt cần bảo đảm cung cấp điện, nước, viễn thông,...Nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ cho thực hiện đầu tư như dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn lao động, việc làm để tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư.

-Đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa mang tính dài hạn. Thực tế các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có trình độ để thực hiện dự án. Vì thế, cần có biện pháp nhanh


chóng tăng tỷ lệ lao động có trình độ. Về dài hạn, cần điều chỉnh cơ cấu các trường đại học theo hướng tăng các trường công nghệ phù hợp với xu thế phát triển và tình hình thực tiễn đặt ra. Đối với đào tạo nghề, cần đa dạng hóa loại hình, tập trung đào tạo nghề chất lượng cao.

-Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Thường xuyên cập nhật thông tin về hướng phát triển của thị trường thế giới, xu hướng đầu tư, mối quan tâm của các nhà đầu tư ở các quốc gia có lượng đầu tư lớn vào nước ta, các tập đoàn kinh tế lớn thông qua các văn phòng đại diện xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Thực hiện các hình thức truyền thống nhằm kêu gọi đầu tư như thông qua hội chợ, trao đổi thương mại, du lịch, qua các trang web ; tăng cường hoạt động của các đoàn vận động, xúc tiến đầu tư của các cấp ; khuyến khích các tỉnh phối hợp, hợp tác trong vận động thu hút đầu tư,....

3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với những quy định của WTO và thông lệ quốc tế để thực hiện các cam kết

Theo quy định của hiệp định thành lập WTO, mỗi thành viên phải bảo đảm sự thống nhất của các luật, các quy định dưới luật và những quy tắc hành chính của nước mình với nghĩa vụ của mình được quy định trong các hiệp định của WTO.

Để đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phục vụ trực tiếp quá trình đàm phán gia nhập WTO. Ngay sau khi kết thúc đàm phán về điều kiện và Quy chế thành viên WTO của Việt Nam, chúng ta đã rà soát, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan các cam kết cụ thể với WTO. Kết quả rà soát cho thấy Việt Nam không phải sửa đổi bổ xung nhiều văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO.

Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong thời gian qua đã tạo ra khung khổ pháp lý cần thiết cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, nhìn chung hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn nhiều bấp cập và có những điều chưa phù hợp với qui định của WTO.Vì thế, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nền kinh tế thị trường và thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO là vấn đề vừa có tính lâu dài vừa có tính cấp bách. Việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phải dựa trên hai nguyên tắc :


Một là, phải dựa trên nguyên tắc cơ bản của WTO để sửa chữa : không phân biệt đối xử, thương mại tự do và cạnh tranh công bằng ; không được mâu thuẫn với các nguyên tắc của WTO. Những nội dung đủ rõ chi tiết có thể áp dụng trực tiếp và chuyển hóa vào luật ( nội luật hoá). Đây là cách tốt nhất để thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO.

Hai là, pháp luật phải là một hệ thống chặt chẽ, bảo đảm tính thống nhất giữa luật với luật, giữa luật với văn bản dưới luật, giữa luật quốc gia với thông lệ quốc tế, không mâu thuẫn, không chéo lẫn nhau. Đây cũng là yêu cầu chung đối với tất cả các hệ thống luật trên thế giới.

Trong những năm tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế cần tập trung vào những lĩnh vực chủ yếu sau:

-Hoàn thiện pháp luật về sở hữu và quyền tự do kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với các cam kết. Vì vậy, cần ban hành các văn bản dưới luật và các thủ tục cần thiết để triển khai thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh để nâng cao hiệu lực thực thi. Hỗ trợ cạnh tranh lành mạnh, xử lý nghiêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị thế độc quyền.

Điều chỉnh, bổ sung pháp luật theo các nội dung mà Việt Nam đã cam kết với WTO, AFTA, và các cam kết quốc tế. Những nguyên tắc cơ bản của WTO là Quy chế tới huệ quốc (MFN) : đối xử bình đẳng với các nước khác; nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (NT) : đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa; nguyên tắc cạnh tranh công bằng thể hiện nguyên tắc tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau.Mặc dù pháp luật hiện hành của Việt Nam đã có quy định chung về MFN và NT, nhưng chưa giải thích rõ nội hàm của các khái niệm này.

-Hoàn thiện pháp luật thương mại phù hợp với quy định của WTO và luật thương mại quốc tế. Luật Thương mại năm 2005 đã khắc phục được những hạn chế của Luật Thương mại năm 1997, phạm vi điều chỉnh rộng hơn, làm hài hoà khái niệm thương mại của Việt Nam với chuẩn mực quốc tế, tạo cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế được thực hiện dễ dàng hơn.

Tuy vậy, pháp luật thương mại của Việt Nam cần được tiếp tục hoàn thiện. Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, theo quy định hiện hành thì các

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí