Tuyến Du Lịch Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ - Sa Pa

Du khách sẽ không khỏi xúc động đứng trước cây đào mang tên Tô Hiệu, bên tường đá nhà ngục cây đào luôn xanh tươi – biều tượng cho ý chí bất khuất của người cộng sản.

Nhà tù Sơn La bị máy bay Pháp ném bom vào năm 1952 và bị máy bay Mỹ ném bom vào năm 1965 nên rất nhiều công trình đã bị phá hủy. Năm 1995, Nhà nước ta đã đầu tư để phục chế lại một số bộ phận của khu di tích.

Bên cạnh khu di tích nhà tù là Nhà Bảo tàng tổng hợp của tỉnh Sơn La, nơi trưng bày nhiều hiện vật quí giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hoá của cộng đồng 12 dân tộc đoàn kết cùng nhau xây dựng Sơn La thành tỉnh giàu có của Việt Nam.

Di tích nhà tù Sơn La được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng năm 1962. Hàng năm đón hơn trăm nghìn lượt du khách đến tham quan.

2.2.8.3. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam, giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsaly của Lào ở phía Tây, các huyện Pak Xeng, Pak Ou thuộc tỉnh Luangprabang của Lào ở phía Tây Nam. Tỉnh có 21 dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Thái, người H'Mông và Kinh.

Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước.

a) Di tích lịch sử cách mạng Điện Biên Phủ

Khu di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ là một quần thể các di tích lịch sử ghi lại chiến công của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Catri.

Đồi A1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt cho quả đồi. Sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1.

Hiện nay, trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu “Tam sơn”, ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đạo. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ, xung quanh là vòng tương hoa.

Tuyến điểm du lịch Việt Nam Dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai - 9

Bên cạnh đài kỷ niệm là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn mà tên Quan Ba Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để phản kích quân đội Việt Nam. Một di tích quan trọng nữa là cái hố hình phễu to bằng cái “ao đình” cạn. Đó là dấu tích trận nổ khối bộc phá nghìn cân của quân ta mà chiến sĩ ta thường gọi “đào hầm để trị hầm”, trị cả hầm, cả lô cốt cố thủ của giặc.

 Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát

Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc.

Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như: thủ tướng Pháp Joseph Laniel, tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, thủ tướng Anh Winston

Churchill cũng như các nhà báo. Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc.

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cáchthành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía đông. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái… Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Sở chỉ huy gồm: Chòi canh gác số 1; Hầm thông tin liên lạc; Đài quan sát; Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái; Đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái; Hầm của ban cố vấn Trung Quốc; Nhà hội trường; Hầm ban chính trị.

Bảo tàng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Điện Biên Phủ nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ trên đồi A1, ở trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Vào cuối năm 2003, bảo tàng Điện Biên Phủ đã tiến hành nâng cấp và chỉnh lý lại khu trưng bầy. Đến nay bảo tàng có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề sau: Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ; Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ; Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ; Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ; Điện Biên Phủ ngày nay.

2.2.8.4. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Hòa Bình

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Điện Biên

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai – Sa Pa – Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình

Trong số các tuyến du lịch trên, tuyến Hà Nội – Điện Biên nếu đi bằng phương tiện ô tô nằm trong khu vực có địa hình núi cao và hiểm trở nhất nước ta. Đường ô tô ở tuyến này có chiều ngang hẹp với khúc cua nguy hiểm nên việc vận chuyển khách bằng các phương tiện vận tải lớn sẽ không thuận tiện. Đồng thời, khi thực hiện các chương trình du lịch, cần tính toán các cung đường và thời gian để lựa chọn những điểm dừng chân, nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp.

b) Một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch: Hà Nội – Hòa Bình – Hà Nội (2 ngày, 1 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô)

Ngày 1: Hà Nội – thủy điện Hòa Bình – hồ Hòa Bình

Sáng: Lên xe khởi hành đi thăm thủy điện Hòa Bình. Nhận phòng, ăn trưa tại khách sạn ở TP. Hòa Bình.

Chiều: Đi tàu tham quan hồ Hòa Bình, thăm đền Thác Bờ, hang Lung. Tối: Ăn tối, thưởng thức ca nhạc dân tộc Mường

Ngày 2: Hòa Bình – Mai Châu – Hà Nội

Sáng: Từ Hòa Bình đi Mai Châu tham quan các bản người Thái, bản Lác, bản Văn, bản Poc Coọn. Ăn trưa tại bản Lác.

Chiều: Mua sắm, về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Thung Nai – Hà Nội (2 ngày, 1 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô)

Ngày 1: Hà Nội – Thung Nai

Sáng: Lên xe, khởi hành đi Thung Nai. Đến Thung Nai lên thuyền đi tham quan các đảo nhỏ trên hồ. Ăn trưa tại nhà nghỉ Cối Xay Gió.

Chiều: Đi thuyền ngao du thăm cảnh núi non, sau đó đi tắm thác thư giãn. Ăn tối tại Thung Nai.

Tối: Tham gia hoạt động đốt lửa trại, nghỉ đêm tại nhà nghỉ Ngày 2: Thung Nai – Hà Nội

Sáng: Xuống tàu khởi hành xuôi trong lòng hồ về mạn phía bắc, thăm quan đền Thác Bờ của người Mường và người Dao, ngôi đền được người dân bản địa cho là linh thiêng nhất vùng lòng Hồ. Tiếp tục tham chợ Bản Bờ của người Dao họp trên thuyền vào sáng chủ nhật hàng tuần và bè cá nổi. Ăn trưa tại nhà nghỉ

Chiều: Du khách nghỉ ngơi, trả phòng, về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Hà Nội (5 ngày, 4 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô)

Ngày 1: Hà Nội – TP. Điện Biên (theo quốc lộ 6 và 279)

Xe từ Hà Nội đi Điện Biên, ăn trưa tại Sơn La, chiều tối đến TP. Điện Biên Phủ, nghỉ đêm ăn tối tại khách sạn Mường Thanh.

Ngày 2: Tham quan Điện Biên Phủ

Sáng: Tham bảo tàng Bảo tàng Điện Biên Phủ, đồi A1, và viếng nghĩa trang liệt sỹ trên đồi A1. Tham quan cầu Mường Thanh, hầm Đờ Cát, sân bay Mường Thanh, ăn trưa tại khách sạn.

Chiều:Tham quan bản người Thái, tìm hiểu đời sống văn hóa đồng bào dân tộc, xem múa xòe, uống rượu cần. Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 3: TP. Điện Biên – Mường Păng – TP. Sơn La

Sáng: Ăn sáng, trả phòng, đi tham quan Sở chỉ huy ở xã Mường Păng. Ăn trưa tại Tuần Giáo.

Chiều: Đi ô tô về TP. Sơn La, viếng các liệt sỹ ở nghĩa trang Gốc ổi, thăm nhà tù Sơn La. Ăn tối và lưu trú tại TP. Sơn La

Ngày 4: TP. Sơn La – Mai Châu

Sáng: Đi ô tô về bản Lác, Mai Châu. Ăn trưa tại bản Lác

Chiều: Tham qua bản Văn, bản Po Coọn, bản Lác. Ăn trưa tại bản Tối: Xem văn nghệ các dân tộc

Ngày 5: Bản Lác – Kim Bôi – Hà Nội

Sáng: Sau khi ăn sáng, trả phòng đi Kim Bôi. Ăn trưa tại Kim Bôi Chiều: Tắm nước khoáng nóng tại Kim Bôi. Về Hà Nội

2.2.9. Tuyến du lịch Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ - Sa Pa

2.2.9.1. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ

a) Điểm du lịch Đại Lải

Khu du lịch Đại Lải nằm trên địa bàn của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 50km, cách Việt Trì 50km. Đây là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Trước đây, khi khu du lịch chưa được quy hoạch, nơi đây mới chỉ là một vùng hồ là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra

từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng thời lại rút đi rất nhanh, bào mòn lớp đất canh tác, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn. Vì vậy, Nhà nước đã giao các ngành chức năng nghiên cứu, xây dựng hồ chứa nước Đại Lải với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ tưới tiêu cho các địa phương lân cận. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành, lòng hồ rộng lớn có diện tích mặt nước thiết kế lớn nhất 525ha, chứa 26,4 triệu m3 nước, mực nước hồ có thể lên cao tới cốt 21m.

Công trình hồ Đại Lải mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ tưới tiêu cho hàng ngàn ha đất canh tác. Ở đây, nguồn lợi thủy sản phong phú, đặc biệt tổng quan vùng hồ là một không gian rộng mở, thoáng mát, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Tỉnh Vĩnh Phúc nhận ra rằng tiềm năng du lịch ở đây rất lớn và đã có những chính sách, cơ chế để kêu gọi các nhà đầu tư, thu hút các dự án lớn đi vào xây dựng, hoạt động.

Hiện nay, khu vực hồ đã được quy hoạch xây dựng thành một khu du lịch với nhiều đặc trưng, nhiều điểm tham quan quan trọng:

Hồ Đại Lải nằm giữa một màu xanh ngút ngàn. Phía Bắc hồ là dãy Tam Đảo xanh thẳm, hùng vĩ. Ba phía vòng quanh hồ, gò đồi và núi Thằn Lằn nối với nhau bao quanh. Vào mùa mưa, nước từ các con sông, suối phía Nam của dãy núi Tam Đảo như sông Vực Tuyền, sông Tôn, sông Bá Hạ, suối Đồng Câu, Đồng Chão... dồn chảy vào lòng hồ. Nguồn nước sông, suối được giữ lại, điều tiết ở mực an toàn cho bờ đập và cung cấp tưới tiêu cho nông nghiệp mùa khô hạn. Đi thuyền trên hồ, du khách sẽ phát hiện rất nhiều cảnh quan kỳ thú do các thung lũng tự nhiên, các triền đồi bát úp cùng các hẻm núi còn hoang sơ nhô ra, tạo nên các eo, các bán đảo hết sức đa dạng. Có những quần đảo nhỏ nằm trong lòng hồ như đảo chim, đảo Ngọc.

Từ bãi tắm dưới hồ, du khách có thể đi bộ lên đỉnh núi Thằn Lằn, phóng tầm mắt nhìn về thủ đô Hà Nội và tham quan đồn Thằn Lằn, nơi ghi dấu một trong những trận đánh quyết liệt, chiến thắng hào hùng của lực lượng vũ trang chiến khu Ngọc Thanh những năm chống Pháp.

Những ai thích leo núi có thể ngược lên phía Bắc, luồn rừng qua đèo Nhe (một thời là con đường liên lạc trọng yếu giữa chiến khu Ngọc Thanh và căn cứ địa Việt Bắc) sang đất Thái Nguyên thăm hồ Suối Lạnh; tới đèo Khế thăm khe núi Đá Đen - địa điểm đặt kho bạc nhà nước thời kháng chiến, hay rẽ sang núi Mỏ Quạ mạo hiểm thử sức leo lên những vách đá dựng đứng...

Bên cạnh vẻ đẹp của núi rừng, của thiên nhiên vùng hồ, hồ Đại Lải còn có hàng loạt công trình, dự án, điển hình như khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải Resort, Sân golf Đại Lải, khu biệt thự, ẩm thực cao cấp đảo Ngọc, Nhà nghỉ lão thành cách mạng, Trại sáng tác văn học...

Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc đã Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 dự án trồng rừng kết hợp khu du lịch sinh thái cao cấp núi Thằn Lằn, thuộc thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. Địa điểm và vị trí quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Ngọc Thanh; Cao Minh và phường Xuân Hòa với tổng diện tích quy hoạch hơn 208ha.

Khu dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái cao cấp núi Thằn Lằn nằm trong khu du lịch hồ Đại Lải, gắn với khu vực phát triển đô thị Xuân Hòa của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong khuôn khổ dự án, các khu biệt thự nghỉ dưỡng, nhà vườn sinh thái gồm khu căn hộ du lịch ven hồ Đại Lải, khu biệt thự nhà vườn và căn hộ du lịch phía Bắc trên núi, khu biệt thự nhà vườn phía Nam khu du lịch sẽ được xây dựng.

Các khu đất đồi rừng sinh thái, cây xanh, công viên, mặt nước bao gồm các khu đồi rừng hiện có được giữ nguyên để cải tạo, các khu vườn ươm cây nằm ven chân núi về phía

Tây được tổ chức thành các trang trại quy mô nhỏ; hệ thống hồ chứa nước được xây dựng dưới chân đồi rừng, tại các điểm tụ thủy để chứa nước thoát tự nhiên, tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sinh thái cho khu vực.

b) Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ)

Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, đây là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km.

Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.

Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,…), có độ cao 175 m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,….

Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ,…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,.. Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như:

Cổng đền: Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ: Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.

Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.

Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” .

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu): Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam,

dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa.

Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Trong Đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” (Tổ khai sáng nước Việt Nam). Đền được làm kiểu chữ Vương, kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không có chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV). Đến năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo lên bệ như hiện nay.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (1922) trùng tu lại. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầ ng mái. Tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Mái đắp ngói ống, cổ diêm, 3 phía đều đắp mặt hổ phù. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ Vua Hùng.

Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh): Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.

Đền Tổ mẫu Âu Cơ: Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.

Bảo tàng Hùng Vương: Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi (2003) do Tổng Bí thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành. Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.

Phần trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương được tập trung vào 3 chủ đề chính:

- Giới thiệu giai đoạn văn hoá Hùng Vương bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng Vương tìm được trên đất Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

- Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích Đền Hùng của nhân dân cả nước.

- Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của người đứng đầu Nhà nước phong kiến trước đây, của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay đối với Đền Hùng.

Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam.

2.2.9.2. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Yên Bái

Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, có diện tích 6.808km2. Tỉnh có phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai.

Địa hình chủ yếu của tỉnh là đồi núi, có hệ thống sông suối dày đặc, trong đó có 2 sông lớn là sông Chảy và sông Hồng. Tỉnh là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người sinh sống (30 dân tộc) như: Tày, Nùng, Dao, Phù Lá, H’mông, Giáy… Tỉnh Yên Bái không có nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn, chỉ có một số điểm tham quan chính như khu di tích Nguyễn Thái Học và hồ Thác Bà.

Điểm du lịch hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình (Yên Bái), là một trong ba hồ nước nhân tạo rộng nhất Việt Nam được hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà, cách Hà Nội 180km theo Quốc lộ 2.

Diện tích vùng hồ khoảng 23.400ha, diện tích mặt nước 19.050ha, chiều dài 80km, mực nước sâu 20-29m. Hồ không chỉ là thắng cảnh, hồ còn góp phần rất lớn vào việc bảo vệ và cải tạo môi trường làm cho mùa hè nhiệt độ giảm từ 1 đến 2oC tăng độ ẩm tuyệt đối vào mùa khô lên 20% và lượng mưa từ 1.700 đến 2.000 mm tạo điều kiện cho thảm thực vật xanh tốt.

Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ. Các dãy núi đá vôi đã tạo ra một hệ thống hang động rất đẹp trên hồ. Động Thủy Tiên, nằm trong lòng núi đá dài khoảng 100 m với những nhũ đá lấp lánh khi được chiếu sáng tạo ra muôn hình vạn trạng trong đó có hình chín nàng tiên mỗi người một vẻ gắn với truyền thuyết tình yêu ly kỳ hấp dẫn. Động Xuân Long nằm ẩn trong núi đá. Đi sâu vào trong động du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những tượng đá tự nhiên kỳ lạ. Các nhũ đá rủ xuống cùng với những giọt nước long lanh với bầu không khí mát lạnh lan tỏa khiến mọi người sảng khoái.

Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà, có thể đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Khu vực hồ thuộc huyện Lũng Yên lại có nhiều di tích lịch sử đền Đại Cại, hang Ma-mút, chùa São, núi Vua Áo Đen... Tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những dấu vết của người Việt cổ.

Khu vực làng ven hồ vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như: Lễ hội mừng cơm mới của người Tày tổ chức vào ngày 9-10 âm lịch khi tiết trời sang thu, mùa thu hoạch lúa nếp đến, mùi thơm lan tỏa khắp bản làng. Du khách sẽ cảm nhận được chất trữ tình trong những điệu dân ca, dân vũ đậm chất núi rừng. Lễ Tết nhảy của dân tộc Dao với các điệu múa miêu tả cuộc sống của cộng đồng, như cấy lúa, làm nương... với hình thức mang đậm nét dân gian độc đáo.

2.2.9.3. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.

Lào Cai là tỉnh thành có địa hình bị chia cắt mạnh và có khí hậu bị ảnh hưởng rõ nét từ độ cao ở nước ta. Trong đó, thị trấn Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một đô thị du lịch miền núi điển hình, một điểm du lịch hấp dẫn du khách với nhiều sản phẩm du lịch đặc

trưng rất hấp dẫn. Tỉnh Lào Cai còn có những vùng quanh năm có sương mù giăng mờ ảo, khí hậu trong lành, mát mẻ nên rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, khám phá. Rất nhiều loại hình du lịch mạo hiểm của tỉnh đã được hình thành và được du khách đón nhận.

Tỉnh Lào Cai là địa bàn cư trú của 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử. Trong số các dân tộc khác thì đông hơn cả là Người H'Mông, Tày, Dao, Dáy, Hoa… chiếm tỉ lệ đáng kể. Chính sự phong phú về đời sống các dân tộc đã tạo nên một bản sắc riêng của Lào Cai. Nhiều các làng bản đã được quy hoạch để phục vụ cho việc phát triển du lịch.

a) Điểm du lịch Sa Pa

Sa Pa là đô thị du lịch nghỉ dưỡng, là điểm tham quan du lịch núi nổi tiếng ở miền Bắc. Từ Hà Nội có thể lên Sa Pa bằng ô tô hoặc tàu hỏa đến Lào Cai, sau đó theo quốc lộ 4D (Lào Cai – Lai Châu) là đến thị trấn Sa Pa.

Sa Pa có độ cao trung bình 1.500m so với mực nước biển, nằm ở sườn đông của dãy Hoàng Liên Sơn. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm nên thuận tiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Đây còn là địa bàn cư trú của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Các dân tộc này có nhiều giá trị truyền thống đặc trưng rất thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Một số các điểm tham quan chính ở Sa Pa: núi Hàm Rồng, nhà thờ cổ, bản Cát Cát, bản Tả Phìn, bản Tả Van, bản Hồ, thung lũng Mường Hoa, bãi đá cổ Sa Pa, thác Bạc, thác Tình Yêu….

Khu du lịch sinh thái Hàm Rồng

Cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 2 km, ngay sau khách sạn Hàm Rồng có một dãy núi cao gần 2000 m, gồm nhiều dãy đá nhấp nhô mang nhiều dáng vẻ khác nhau đó là núi Hàm Rồng. Cả dãy núi giống như một con rồng khổng lồ đang uốn khúc, nằm phục. Trên địa hình này, khu du lịch sinh thái Hàm Rồng đã được quy hoạch xây dưng phục vụ du khách.

Núi Hàm Rồng gắn với một sự tích về ba anh em nhà Rồng: Từ xa xưa mọi sinh vật đều sống hỗn độn. Một hôm Ngọc Hoàng ban lệnh tất cả các sinh vật hãy lập lấy địa phận của mình. Các sinh vật tranh nhau tìm chỗ trú ngụ. Lúc này ba anh em nhà rồng đang sống trong hồ lớn, khi nghe tin vội chạy sang hướng đông thì đã hết chỗ, họ bèn chạy sang hướng tây. Hai người anh chạy nhanh hơn nên ở đó chờ người em. Người em chạy chậm đã lạc vào đám đông toàn sư tử, hổ báo. Người em sợ quá rùng mình co người, há mồm để tự vệ. Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết hạn. Thế là hai người anh nhà Rồng hóa thành đá quay về hướng Lào Cai, còn người em út hóa đá có dáng đầu ngẩng cao mồm há to nhe răng nhìn về dãy Hoàng Liên Sơn và được gọi là núi Hàm Rồng.

Để lên được đỉnh núi Đầu Rồng, du khách phải leo qua đoạn đường dài hơn 1km. Dọc đường đi, du khách sẽ được tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp tại các khu vườn lan 1, vườn lan 2, trạm vi ba, vườn hoa châu Âu, cổng trời. Trên đỉnh núi Hàm Rồng có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều hang động, núi đá nhấp nhô rất ngoạn mục, lý thú. Đỉnh Hàm Rồng cũng là điểm ngắm toàn cảnh đẹp nhất Sa Pa. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cảnh núi non, sông suối và thị trấn Sa Pa mờ ảo trong làn mây trắng xóa, như lạc vào thế giới tiên cảnh yên lạc.

Thác Bạc

Thác Bạc là một thắng cảnh thu hút nhiều du khách thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa của tỉnh Lào Cai, nằm ngay cạnh quốc lộ 4D, tuyến đường huyết mạch để đến tỉnh Lai

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí