Tuyến Điểm Du Lịch Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh

về trung tâm Pác Bó. Tại địa điểm Goọc Mu, năm 1940, nhân dân thôn Pác Bó đã từng vào đây cắt máu ăn thề, nguyện suốt đời đi theo cách mạng.

Ngày nay đến thăm khu di tích lịch sử Pác Pó, du khách còn được tham quan các điểm tại khu trung tâm như: nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường, Cụm di tích Kim Đồng, Cụm di tích Bó Bẩm, Cụm di tích Khuổi Nặm. Đến thăm điểm du lịch này, du khách sẽ hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và các chiến sỹ cách mạng đã sống và làm việc tại nơi đây.

b) Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc, là một hoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.

Thác Bản Giốc là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng, là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam. Từ độ cao trên 30m, những khối nước đổ xuống qua nhiều bậc đá. Khác với nhiều thác nước khác ở Việt Nam, thác Bản Giốc có chiều rộng lớn tới hàng trăm mét, giữa các thác nước có các mô đá rộng, phủ đầy cây, khi thác nước chảy xuống, chia thành ba luồng nước đổ xuống sông Bằng.

Cách thác nước 1km là hang động Ngườm Ngao, động dài khoảng 3km. Động Ngườm Ngao có cả động khô và động ướt do một dòng sông ngầm chảy qua. Trong động có nhiều nhũ đá, măng đá, mành đá kỳ ảo.

2.2.5.4. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn có diện tích 8.178,25km2, phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc), Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên. Lạng Sơn có đường biên giới rất dài với Trung Quốc, có nhiều cửa khẩu quan trọng như Hữu Nghị, Tân Thanh…

Lạng Sơn là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó người Tày và người Nùng chiếm tỷ lệ cao với nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Những giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa của tỉnh là điều kiện phát triển các tuyến du lịch.

a) Quần thể động Nhị Thanh, Tam Thanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Danh thắng Nhị, Tam Thanh nằm trong dãy núi đá vôi hướng vòng cung ở phía Tây Bắc thành phố Lạng Sơn, thuộc phường Tam Thanh, có diện tích 50 ha. Nơi đây có những hang động tự nhiên kỳ thú, được bộ Văn hóa Thông tin (nay là bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia năm 1962 trong đợt xếp hạng những di tích quốc gia đầu tiên của nước ta, với những giá trị danh thắng và lịch sử văn hóa tiêu biểu. Khu di tích bao gồm động Nhị Thanh, động Tam Thanh, thành Nhà Mạc và Núi Vọng Phu. Bốn nét đẹp riêng kết hợp lại tạo thành một vẻ quyến rũ, đặc biệt cho quần thể di tích được mệnh danh là “đệ nhất bát cảnh” của Xứ Lạng.

Động Nhị Thanh do danh nhân Ngô Thì Sĩ khám phá và tạo dựng khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn từ năm 1777 – 1780, đây là danh thắng thiên nhiên thiên tạo kỳ bí lại có chùa Tam Giáo linh thiêng, đặc biệt có số lượng rất lớn bia ma nhai, là nguồn sử liệu quý giá chuyển tải nội dung văn học sâu sắc, phong phú; lưu lại bút tích của nhiều văn nhân, thi sĩ và các bậc tiên hiền. Nhị Thanh – một địa danh nổi tiếng ngay khi mới được phát hiện và mấy trăm năm qua là quà tặng vô giá tạo hóa ban tặng cho người dân Xứ Lạng.

Tuyến điểm du lịch Việt Nam Dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai - 7

Động Nhị Thanh nổi tiếng với những dải nhũ đá rủ xuống khiến du khách liên tưởng như đang lạc vào một thế giới khác. Chạy dọc theo động là dòng suối Ngọc Tuyên quanh năm nước xanh biếc, phần đọng lại trước cửa động tạo thành ao Nhất Bình rất thơ mộng. Nơi đây vẫn còn lưu giữ bút tích của Ngô Thì Sĩ trên các văn bia, bức đại tự, vòm động…. Ngày nay, vòm cửa động là một bức họa vẽ Ngô Thì Sỹ uy nghi, trang trọng. Bức họa là ước vọng của ông được hòa mình vào hang núi để tiêu dao. Xúc động trước những tình cảm đó, nhân dân đã lập bàn thờ ông tại đây và gọi là Di Ái đường.

Tại cửa sau của động Nhị Thanh, du khách sẽ được tham quan chùa Tam Thanh (Thanh Tiên tự) nằm trong động Tam Thanh - di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Xứ Lạng. Theo như các nhà nghiên cứu khoa học, di tích này nguyên là nơi thờ tự của Đạo giáo. Sau này, do ảnh hưởng nhiều yếu tố, Đạo giáo mờ nhạt trong tâm thức nhân dân địa phương. Người dân địa phương đã đưa các yếu tố thờ tự của Phật giáo vào di tích này để thờ tự. Hội chùa được mở vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Ngoài ra, chùa Tam Thanh còn gắn liền với danh thắng tượng đá nàng Tô Thị đã đi vào ca dao của dân tộc. Tượng đá nàng Tô Thị đứng chếch trên sườn núi trước mặt chùa như một biểu tượng của lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ.

Thành Nhà Mạc nằm cạnh tượng đá nàng Tô thị, dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường thành xây bằng đá giữa hẻm núi. Đây là một di tích kiến trúc quân sự phản ánh một thời kỳ chiến tranh tương tàn trong lịch sử việt Nam. Sự tồn tại của hàng lợt thành, lũy do họ Mạc xây dựng đã được sử sách gọi chung một tên là Thành Nhà Mạc, đó phần lớn là những bức thành phòng thủ, những thành lũy này thường lợi dụng địa hình tự nhiên như 2 sườn núi tạo nên một lòng chảo khá rộng, chỉ việc xây thành bịt ở 2 đầu. Đó là đặc điểm riêng của Thành Nhà Mạc.

Có thể nói, đến với xứ Lạng không thể tham quan động Nhị, Tam Thanh. Du khách sẽ được trải nghiệm một thời kỳ lịch sử của dân tộc và càng thêm hiểu, thêm yêu xứ Lạng.

b) Ải Chi Lăng

Ải Chi Lăng là một ải thuộc xã Chi Lăng, huyệnChi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn theo hướng Đông Bắc từ Trung châu Bắc Bộ. Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài-Thái Họa và phía Tây là núi đá Kai Kinh (Cai Kinh) dựng đứng. Con sông Thương ngoằn ngoèo chảy dọc theo thung lũng, bên con đường quốc lộ số 1A mà trước kia là đường cái quan lên biên giới, xuôi về kinh đô. Nơi đây có địa thế hiểm trở đã diễn ra nhiều trận đánh oanh liệt và chứng kiến nhiều trận đánh của nhân dân Việt Nam.

Những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng và trấn ven đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng một ải quan dài 5 km, rộng khoảng 3 km.

Tại Ải Chi Lăng còn có Thành Chi Lăng ở vào cây số 109 tính từ Hà Nội và tới cây số thứ 154 thì tới tỉnh lỵ Lạng Sơn,[1]theo Đi thăm đất nước của Hoàng Đạo Thúy. Theo Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Thành cổ tại Ải Chi Lăng do quân Minh đắp trong thời gian xâm lược Việt nam có chu vi 154 trượng và cao 5 thước, nay chỉ còn nền cũ. Ở gần cửa Nam của thành còn phiến đá khắc 5 chữ Hoàng tráng nhị thập đội (nơi trú đóng của đội quân Hoàng tráng thứ 20).

Phía nam Ải Chi Lăng có hai khối đá lớn, một khối có hình dáng giống như thanh kiếm khổng lồ gọi là Lê Tổ Kiếm (thanh kiếm của vua Lê Thái Tổ) và một tượng đá có hình dáng như một người quỳ gối và bị cụt đầu gọi là Liễu Thăng Thạch (tức đá Liễu Thăng, ám chỉ tướng Liễu Thăng bị Lê Sát chém cụt đầu tại ải).

2.2.5.5. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên

- Tuyến Hà Nội – Bắc Kạn

- Tuyến Hà Nội – Lạng Sơn

- Tuyến Hà Nội – Thái nguyên – Bắc Kạn

- Tuyến Hà Nội – Bắc Kạn – Cao Bằng – Lạng Sơn

- Tuyến Hà Nội – Hạ Long – Trà Cổ – Lạng Sơn – Cao Bằng – Bắc Kạn

b) Một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch: Hà Nội – Thái Nguyên (2 ngày, 1 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô, đi theo quốc lộ 1A)

Ngày 1: Hà Nội – hồ Núi Cốc

Sáng: Lên xe, khởi hành đi Thái Nguyên, tham quan Hồ Núi Cốc. Nhận phòng, ăn trưa tại Hồ Núi Cốc

Chiều: Đi tàu tham quan hồ, tối nghỉ đêm tại Hồ Núi Cốc

Ngày 2: Hồ Núi Cốc – động Phượng Hoàng – Bảo tàng các dân tộc Việt Nam

Sáng: Ăn sáng, trả phòng, lên xe đi tham quan động Phượng Hoàng, về TP. Thái Nguyên ăn trưa.

Chiều: Tham Bảo tàng các Dân tộc Việt Nam. Về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Lạng Sơn (2 ngày, 1 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô, đi theo quốc lộ 1A)

Ngày 1: Hà Nội – Lạng Sơn

Sáng: Lên xe khởi hành đi Lạng Sơn, tham quan Ải chi Lăng, đến TP. Lạng Sơn ăn trưa, nhận phòng khách sạn.

Chiều: Tham quan cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Động Tam Thanh, Nhị Thanh. Tối: Uống trà, nghe nhạc

Ngày 2: TP. Lạng Sơn – Mẫu Sơn – Hà Nội

Sáng: Ăn sáng, đi tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, ăn trưa tại Lạng Sơn Chiều: Trả phòng, đi chợ Kỳ Lừa hoặc Đông Kinh. Về Hà Nội

2.2.6. Tuyến điểm du lịch Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh

2.2.6.1. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Hà Nam

Hà Nam là một tỉnh nhỏ nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam, có diện tích 823,1 km². Hà Nam giáp với các tỉnh: phía bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình.

Từ xa xưa, Hà Nam đã là vùng đất học và là quê hương của nhiều danh nhân như Nguyễn Khuyến, Nam Cao. Hà Nam có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách như đền Trúc, Ngũ Động Sơn, hang Luồn, Ao Dong, chùa Bà Đanh, chùa Đọi Sơn….

a) Đền Trúc – Ngũ Động Sơn

Đền Trúc - Ngũ Động Sơn, thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đền thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Khu danh thắng này có phong

cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, có đền Trúc nằm giữa rừng Trúc nên thơ, có hệ thống hang động độc đáo.

Xưa kia nơi đây bạt ngàn trúc mọc: Trúc xanh như tóc, trĩu xuống khắp miền. Năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt khi chinh phạt phương Nam đi qua thôn Quyển Sơn. Bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ lớn của đoàn quân lên đỉnh núi. Lý Thường Kiệt bèn cho thuyền dừng lại, cùng quân sĩ lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu đại thắng. Lần đó, thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng. Lễ hội kéo dài hàng tháng với đủ mọi trò vui. Sự kiện lá cờ bị gió cuốn đã khiến Lý Thường Kiệt đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn. Về sau, để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, dân làng Cuốn Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ở chính nơi ông đã mở hội.

Ngôi đền được dựng giữa khu rừng trúc rộng hàng chục mẫu, nên mang tên đền Trúc. Sau ngót ngàn năm, rừng trúc giờ không còn nguyên như xưa nữa, nhưng xung quanh đền, vẫn muôn ngàn bóng trúc. Những cây trúc thân vàng óng, thướt tha trong gió càng tôn cho phong cảnh nơi đây thêm thơ mộng. Với sự biến đổi của thời gian ngôi đền chỉ còn giữ được một số nét căn bản.

Ngôi đền được dựng bằng gỗ lim, cao trên 6m. Nhà tiền đường là một công trình 5 gian. Hệ thống vì kèo biến thể kiểu giá chiêng đồng rường con nhị xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 và phổ biến vào cuối thế kỷ 19. Ba gian hậu cung được xây dựng cùng một phong cách với nhà tiền đường, có 2 đầu bịt đốc lợp ngói nam, xây bằng gạch thất, bắt mạch để trần. Trên hệ thống cửa có trạm trổ theo các đề tài tứ quí. Về thăm đền Trúc, bạn đừng quên ghé vào Cuốn Sơn (nay gọi là núi Cấm) kề bên.

Có lẽ vì gắn bó với điềm linh ứng năm xưa nên ngọn núi có ý nghĩa tâm linh với dân trong vùng. Cũng vì thế mà núi Cấm vẫn giữ được nhiều nét nguyên sơ với hệ sinh thái phong phú. Trên đỉnh núi Cấm có một bàn cờ thiên tạo bằng đá- nơi các vị tiên thường rủ nhau về mở hội, uống rưựu chơi cờ và ngắm cảnh trần thế. Ngay cạnh bàn cờ còn có một ô vuông được gọi là huyệt đế vương.

Núi Cấm còn có hệ thống hang động độc đáo: 5 hang nối liền nhau, tạo thành động liên hoàn, gọi là Ngũ Động sơn. Cấu trúc các động vô cùng đa dạng với nhiều loại thạch nhũ muôn hình vạn trạng, gợi cho du khách sức tưởng tượng phong phú: hình bầu sữa mẹ, nồi cơm mở vung, hình con voi, con rùa... Màu sắc, độ xốp, da nhũ... cũng khác nhau. Phong cảnh nên thơ, đặc sắc của núi Cấm đã từng làm nao lòng bao mặc khách tao nhân để làm nên sự lưu luyến bằng những bài thơ hay để lại cho đời. Ngày nay, đến thăm đền Trúc, ghé Ngũ Động Sơn, du khách sẽ như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh để sang năm, lại muốn lạc bước tìm về.

b) Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh là danh thắng thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Từ khu danh thắng đền Núi Trúc, du khách có thể du thuyền trên sông Đáy, khoảng 2km là tới chùa. Nơi đây từ xa xưa đã gắn liền với câu nói nổi tiếng “vắng như chùa Bà Đanh”.

Chùa Bà Đanh còn có tên chữ là Bảo Sơn tự, cạnh hòn núi Ngọc nổi tiếng thơ mộng và linh thiêng. Từ bao đời nay, ngôi chùa này được thêu dệt với nhiều truyền thuyết lạ kỳ mà tâm điểm là tượng Bà Đanh.

Chùa có điện thờ phong phú với các tượng phật, bồ tát, hộ pháp và các tượng của đạo giáo như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu… Nhà thờ tổ sư phái thiền tông. Phủ mẫu thờ các tượng tam hòa, tứ phủ. Đặc biệt trong chùa có pho tượng của tín ngưỡng dân gian là pháp phong trong “tứ pháp”. Được thờ ở tỉnh Hà Nam (Pháp Vân, pháp vũ, Pháp

Điện, Pháp Phong). Ban đầu dân làng lập đền thờ pháp phong còn đơn sơ trong khu rừng đầu làng ven sông đáy. Đến năm Vĩnh Trị đời vua Lê Hy Tông (1676 – 1680) thì xây dựng ngôi chùa mới khang trang.

Trong nhà thượng đường của chùa Bà Đanh, có nhiều tượng thờ như tượng Tam thế, tượng Ngọc Hoàng và Thái thượng Lão Quân, tượng Bà Chúa Đanh. Có thể coi pho tượng Bà Đanh là một trung tâm của chùa. Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng (chứ không phải là toà sen), với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, chứ không có dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.

Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức từ ngày mồng chín đến ngày mười một, tháng hai (âm lịch) hàng năm. Trong những ngày diễn ra lễ hội tại di tích diễn ra nhiều nghi thức tế lễ truyền thống. Đặc biệt, có lễ cầu an, rước kiệu, đồng thời còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: Chọi Gà, Kéo Co, Bơi Thuyền Chải, Cờ Người…

2.2.6.2. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, có diện tích 1.400 km². Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam. Tỉnh Ninh Bình cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam, phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam giáp biển (vịnh Bắc Bộ).

Ninh Bình là tỉnh có địa hình đa dạng, nhiều vùng có phong cảnh đẹp, giàu có về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Các điểm tham quan chính của tỉnh bao gồm: cố đô Hoa Lư, Tam Cốc Bích Động, khu du lịch Tràng An, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm, VQG Cúc Phương. Tất cả các điểm du lịch này đã được tổ chức, quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ nhu cầu tham quan, lưu trú, ăn uống, mua sắm của du khách.

a) Quần thể danh thắng Tràng An

Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình, đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Nơi đây còn được gọi là thành Nam của cố đô Hoa Lư, gồm hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa.

Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3 km theo hướng nam, cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An, cách Hà Nội 96 km theo hướng nam. Vùng lõi Tràng An có diện tích hơn 4.000 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy hoạch khu du lịch Tràng An với diện tích

12.000 ha.

Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây... Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ. Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu ở đây, mang

rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10 m. Hang động Tràng An có những nét đặc trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ, hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch.

Trong quần thể danh thắng Tràng An có nhiều hang động được công nhận là di tích khảo cổ học, chúng đang được các nhà khoa học Anh tiến hành nghiên cứu như: Di tích hang Trống là hang động có nhiều di vật, dấu tích của người tiền sử từ 3.000-30.000 năm trước. Di tích hang Bói thuộc nằm giáp gianh giữa hai xã Trường Yênvà Gia Sinh nơi đây có dấu ấn của cư dân cổ sống cách đây từ 5.000 năm đến 30.000 năm. Di tích Mái đá Thung Bình (Gia Sinh - Gia Viễn) xuất lộ dấu tích cư dân văn hóa Hòa Bình. Cụm di tích hang Mo; hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ Trong; mái đá Thung Bình có dấu ấn văn hóa Hòa Bình vàvăn hóa Đa Bút. Di tích mái đá Hang Chợ (Ninh Hải - Hoa Lư) có tầng văn hóa Hòa Bình cách đây trên 10.000 năm.

Thành Nam Tràng An là hệ thống phòng thủ phía Nam của kinh thành Hoa Lư nên nơi đây còn nhiều đền phủ, dấu tích của các quan lại triều Đinh và nhà Trần sau này. Tại đây còn khá nhiều di tích lịch sử mà du khách sẽ gặp trên chặng đường hành hương tiêu biểu như:

 Đền Trình là nơi thờ 2 công thần nhà Đinh là Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù. Đương triều họ là 2 Giám sát Đại tướng quân cai quản kho vàng, két bạc của vua.[23]Tương truyền, khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, triều đình rối ren, họ đã mang giấu Đinh Toàn tại đây để tránh sự truy bắt của Lê Hoàn. Tại đây còn có đền Tứ Trụ thờ 4 vị quan thân cận củaĐinh Tiên Hoàng Đế là Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ.

 Đền Trần Ninh Bình do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng cùng thời với đền Hùng, sau này vua Trần Thái Tông về đây lập hành cung Vũ Lâm tiếp tục cải tạo bề thế hơn nên được gọi là đền Trần. Đền Trần là nơi thờ thần Quý Minh, vị thần trấn cửa ải phía nam Hoa Lư tứ trấn. Đền còn có tên là đền Nội Lâm (ngôi đền trong rừng). Đền Trần Nội Lâm cùng với Vũ Lâm, Văn Lâm hợp thành Tam Lâm dưới triều đại nhà Trần. Lễ hội đền Trần Ninh Bình diễn ra vào ngày 18 tháng 3 âm lịch hàng năm.

 Phủ Khống là nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh, gắn với các truyền thuyết khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, 7 vị quan trong triều đình mang nhiều quan tài chôn theo các hướng rồi cùng tự sát để giữ kín những bí mật về ngôi mộ thật. Một vị tướng trấn giữ thành nam vô cùng cảm kích trước nghĩa khí của 7 vị trung thần liền lập bát nhang thờ cúng ở đây. Sau khi vị tướng này mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và trồng cây thị ngay trước cửa Phủ để tưởng nhớ các bậc trung thần.[26]Cây thị nghìn năm tuổi mà quả có 2 loại: 1 tròn và 1 dẹt.

2.2.6.3. Các điểm du lịch ở tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Tỉnh có diện tích 11.168km2. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.

Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ)...

a) Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ, hay còn gọi là thành Tây Đô. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn

tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.

Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn).

Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.

Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào[2]. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững.

Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao

b) Bãi biển Sầm Sơn

Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển của miền Bắc Việt Nam. Bãi biển thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông. Bờ biển Sầm Sơn dài 10 km, bờ biển bằng phẳng, cát trắng, nên rất được khách du lịch yêu thích.

Bãi biển Sầm Sơn bắt đầu được khai thác cho mục đích tắm biển từ năm 1906 do người Pháp khai thác. Bãi biển dài khoảng 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Sầm Sơn có nhiệt độ trung bình khoảng 230C nên rất thích hợp để phát triển cho nghỉ dưỡng, vì đó Sầm Sơn đã nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng cho cả Đông Dương.

Biển Sầm Sơn nằm trên vùng đất nổi tiếng gắn với nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như lễ hội Đền Độc Cước (Cầu Phúc,Bánh chưng-bánh dày), Lễ hội An Dương Vương, Lễ hội chùa Khải Minh…

Vùng biển Sầm Sơn còn có nhiều loài tôm cá quý như tôm he, cá thu, mực và các loại quả. Các cồn cát, dải rừng ngập mặn là nơi cư trú của các loài chim di cư cũng là những tài nguyên du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

2.2.6.4. Các điểm du lịch ở tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh

Tỉnh Nghệ An có diện tích 16.371km2, dân số 2.912.041người (2009). Tỉnh Hà Tĩnh có diện tích 6.053km2, dân số là 1.229.197 người (2011). Trong lịch sử phát triển, hai tỉnh

thành này đã có nhiều lần được sát nhập, rồi lại được tách ra. Tỉnh có địa giới hành chính như ngày nay được tính từ năm 1991.

Đây là vùng đất chịu nhiều thiên tai và bom đạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Song hai tỉnh này có nhiều truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước, là quê hương của nhiều cuộc khởi nghĩa.

Nơi đây có bờ biển dài, với nhiều bãi biển đẹp cùng với những đặc điểm tự nhiên đa dạng. Do đó, hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều điểm đã được quy hoạch phát triển như Kim Liên, Nam Đàn, bãi biển Cửa Lò, Xuân Thành, ngã ba Đồng Lộc…

a) Điểm du lịch Kim Liên – Nam Đàn

Điểm du lịch Kim Liên – Nam Đàn gồm các di tích thuộc làng Sen, làng Chùa (xã Kim Liên) là quê nội, quê ngoại Bác Hồ; mộ bà Hoàng Thị Loan – xã Nam Giang; núi Thiên Nhẫn; thành Lục Niên gắn với cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi…

Làng Sen

Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 15A về hướng Tây khoảng 20 km là đến làng Sen - quê ngoại Bác. Trong ngôi nhà tranh giản dị có hàng mạc thảo và hàng cau trước ngõ, Bác đã chào đời.

Ngôi nhà tranh mà Bác đã sống thời niên thiếu này do nhân dân trong vùng góp công sức dựng nên để mừng cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh ra Bác - đỗ Phó bảng vào năm 1901. Bên trong ngôi nhà mộc mạc này là những đồ dùng sinh hoạt của một gia đình nhà nho nghèo: ván nằm, thư án, bút nghiên, ghế ngồi, mâm gỗ... Nơi đây Bác đã sống những năm tháng tuổi thơ và chứng kiến những buổi bình văn hay luận thời cuộc giữa thân phụ người với bạn bè như nhà ái quốc Phan Bội Châu, nhà nho Vương Thúc Quý. Ngôi nhà nằm ẩn dưới dặng tre xanh, trước mặt là vườn hoa trái, kề bên là vườn cây lưu niệm. Trước mặt ngôi nhà là ngọn núi Chung, nơi Bác thường thả diều, đọc sách.

Ở Làng Sen còn có nhà bảo tàng Kim Liên trưng bày những hiện vật và giới thiệu về cuộc đời hoạt động của Người. Giếng Cốc là nơi Bác thường ngồi chơi và câu cá với bạn bè. Năm 1957, Bác trở về thăm lại làng Sen sau 50 năm xa quê. Năm 1961, người lại về thăm quê lần nữa.

Làng Chùa

Làng Chùa (Hoàng Trù) cách làng Sen khoảng 2 km, cùng thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; cách thành phố Vinh đi theo khoảng 15 km về phía tây. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Đây cũng là nơi gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của Bác, cùng câu chuyện cảm động về những bậc sinh thành.

Cụm di tích Hoàng Trù bao gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép

– ông bà ngoại của Bác Hồ; ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân; và ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan – thân sinh Bác Hồ. Cụm di tích Hoàng Trù là một quần thể rộng 7 sào Trung Bộ (khoảng 3.500m2), mang đậm dấu ấn làng quê Việt.

Cụ Hoàng Đường (1835-1893), ông ngoại Bác Hồ sinh trưởng trong một gia đình Nho học truyền thống. Cụ làm nghề dạy học và đề cao sự nghiệp giáo dục, trồng người. Cụ bà Nguyễn Thị Kép làm ruộng và dệt vải. Hai cụ có hai người con gái; bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Bác Hồ - là con gái đầu lòng.

Vào dịp Tết Mậu Dần, năm 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết, đã gặp một cảnh tượng cảm động: Một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó là Nguyễn Sinh Sắc; mồ côi cả cha và mẹ từ năm 4 tuổi; ở cùng người anh cùng cha khác mẹ. Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023