Một Số Tuyến Và Chương Trình Du Lịch Xuất Phát Từ Hà Nội

Sáng: Tham quan và viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp tục thăm Phủ Chủ Tịch, ao cá bác Hồ, nhà sàn Bác Hồ, Chùa Một Cột(chùa Diên Hựu). Du khách tiếp tục tham quan chùa Trấn Quốc nằm trên mặt nước Hồ Tây với ngôi tháp in hình dưới mặt nước lung linh, đền Quán Thánh.

Chiều: Tham quan bảo tàng Lịch sử, Công viên nước Hồ Tây với các trò chơi: Rồng thép Thăng Long – những vòng lượn siêu tốc; Đu quay bạch tuộc – cưỡi bạch tuộc, Đu quay xoắn – bay trong vũ trụ; tàu điện trên không; Phòng chiếu phim ảo; nhà bóng, xe điện đụng, tắm ở hồ bơi, trượt máng nước...

Chương trình: Hà Nội – Chùa Hương (1 ngày)

Sáng: Xe khởi hành từ Hà Nôi đi Chùa Hương, sau 2 giờ đi ô tô qua thị xã Hà Đông, tới Vân Đình, đến bến Đục thì dừng xe để chuyển sang đi thuyền dọc suối Yến Vĩ chừng 3km tới chùa Thiên Trù. Leo núi 2 giờ thăm động Hương Tích nơi chúa Trịnh Sâm đến vãn cảnh động đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động "Nam thiên đệ nhất động" là nơi phong cảnh hữu tình thờ đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Chiều: Thăm quan và thắp hương tại chùa Thiên Trù – Bếp của Trời. Quay trở lại thuyền về bến lên xe ôtô về Hà Nội.

Chương trình: Hà Nội – Đình, chùa Vạn Phúc – Bát Tràng (1 ngày đi bằng tàu thủy) Sáng: Tàu rời bến xuôi dòng Sông Hồng, du khách lên thăm Đình và Chùa Vạn Phúc,

ăn trưa trên tàu, thưởng thức ca nhạc dân tộc.

Chiều: Tham quan và mua sắm đồ lưu niệm tại làng gốm Bát Tràng. Sau đó du khách lên tàu trở về Hà nội

Chương trình du lịch 2 ngày:

Chương trình Hà Nội – Ba Vì – Suối Hai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Ngày 1: Sáng: Đón khách, tham quan chùa Thầy, chùa Tây Phương, ăn trưa tại Hòa Lạc Chiều: Tham quan hồ Suối Hai, đồi cò Ngọc Nhi, nghỉ đêm tại Ba Vì

Ngày 2: Sáng: Tham quan VQG Ba Vì, ăn trưa tại khu du lịch Thác Đa

Tuyến điểm du lịch Việt Nam Dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai - 4

Chiều: Tham quan làng cổ Đường Lâm, lăng Ngô Quyền, chùa Mía. Ăn tối và trả khách về Hà Nội.

Chương trình du lịch nghỉ dưỡng Hà Nội – Tản Đà Resort

Ngày 1: Sáng: Xe đón du khách đến khu Tản Đà Resort. Khách nhận phòng, ăn trưa, nghỉ ngơi.

Chiều: Du khách trải nghiệm tắm bể bơi nước khoáng, ngâm mình thư giãn. Ăn tối và nghỉ đêm khu nghỉ dưỡng

Ngày 2: Sáng: Khách ăn sáng, tự do ngắm cảnh bên hồ, sử dụng dịch vụ Spa yêu thích để thư giãn, xua tan hết mệt mỏi. Ăn trưa và nghỉ ngơi.

Chiều: Du khách tự di đi mua sắm, ngắm cảnh và lên xe trở về Hà Nội.

2.2.2. Tuyến du lịch Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang

2.2.2.1. Các điểm tham quan du lịch ở Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, từ trung tâm du lịch Hà Nội đến Bắc Ninh rất thuận lợi. Đồng thời từ Bắc Ninh đi các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh cũng rất dễ dàng. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Bắc Ninh phát triển du lịch.

Trong suốt quá trình của đất nước, Bắc Ninh là mảnh đất có truyền thống khoa bảng, truyền thống văn hiến, truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm, nơi sản sinh ra nhiều vị

danh nhân, anh hùng dân tộc nổi tiếng. Tất cả những giá trị đó đã tạo cho Bắc Ninh một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch với nhiều loại hình hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa và du lịch lễ hội.

a) Chùa Dâu

Chùa Dâu, còn có tên là Pháp Vân, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam, là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.

Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ II (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân nên gọi là chùa Pháp Vân và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa.

Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La, đã tới Dâu – tức Luy Lâu tiến hành truyền bá đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu – trung tâm Phật giáo lớn nhất và cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì ni đa lưu chi – Thiền phái đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.

Kiến trúc chùa Dâu còn đến ngày nay được dựng dưới thời Trần năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Tháp Hòa Phong Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Từ "Hoà Phong" có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành. Trong tháp có treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời - cao 1,6 m ở bốn góc.

Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Điều này làm ngạc nhiên nhiều du khách, bởi xưa kia nước Việt không có con cừu. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc đến lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ. Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con, lăng Sĩ Nhiếp (cách đó 3 km) có 1 con.

Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm Luy Lâu bị hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian. Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời sống văn hóa, tâm linh dân tộc. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1962.

b) Đền Đô

Đền Đô hay còn gọi Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý, nên đền còn được gọi là Lý Bát Đế. Đền Đô ngày nay thuộc xóm Thượng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền thờ tám vị vua nhà Lý, đó là:

1. Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); 2. Lý Thái Tông (1028-1054);

3. Lý Thánh Tông (1054-1072);

4. Lý Nhân Tông (1072-1128);

5. Lý Thần Tông (1128-1138);

6. Lý Anh Tông (1138-1175);

7. Lý Cao Tông (1175-1210) và 8. Lý Huệ Tông (1210-1224).

Từ xa xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng "tam cổ": "Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp". Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng. Làng Cổ Pháp được cho là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm.

Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1602), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.

Đền Lý Bát Đế rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo.

Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc". Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện. Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng "Nam quốc sơn hà Nam đế cư...". Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông.

Trong nội thành còn có nhà chuyển bồng, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt "Cổ Pháp Điện Tạo Bi" (bia đền Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm, được khắc dựng năm Giáp Thìn (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.

Khu ngoại thất đền Đô gồm thủy đình trên hồ bán nguyệt. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông Tiêu Tương xưa. Thủy đình ở phía Bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Thủy đình đền Đô từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn là hình ảnh in trên giấy bạc "năm đồng vàng" và là hình in trên đồng tiền xu 1000 hiện nay.

Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý. Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 25 tháng 1 năm 1991.

2.2.2.2. Các điểm tham quan du lịch ở Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Địa hình của tỉnh là vùng chuyển tiếp giữa

vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Do địa hình đa dạng nên Bắc Giang là mảnh đất có vị thế chiến lược về quân sự, có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Yên Thế, thành Xương Giang, di tích cách mạng Hoàng Vân.

Tuy nhiên, so với nhiều địa phương khác, mức độ tập trung các di tích của tỉnh không cao, sơ sở vật chất phục vụ cho du lịch còn hạn chế, không có nhiều điểm du lịch tự nhiên hấp dẫn nên còn hạn chế và gây khó khăn trong việc tổ chức, phát triển các tuyến, điểm du lịch. Tỉnh Bắc Giang có những điểm tham quan du lịch chủ yếu sau:

Chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm tự)

Chùa Đức La, tọa lạc ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.

Chùa được xây dựng vào đầu thời Trần, tọa lạc trong một khu vực có vị thế về phong thuỷ và phong cảnh đẹp. Chùa nằm trên một ngọn đồi thấp, có dãy núi Cô Tiên làm hậu trẩm, bên trái có sông Lục Nam, phía trước là dãy núi Nham Biền làm tiền án, mặt trước là đồng ruộng mênh mông tạo nên phong cảnh tuyệt đẹp.

Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là luỹ tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác. Mở đầu là cổng tam quan xây gạch, sau đó đi vào hơn 100 m là Bái đường (chùa Hộ). Từ ngày dựng chùa, hai bên đường được trồng thông để thành chốn tùng lâm, có cây đường kính gần 1m. Trên sân chùa có một tấm bia to, 6 mặt, dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606) với nội dung ghi lại việc trùng tu chùa năm đó.

Khối thứ nhất kiểu chữ "Công" gồm Bái đường, nhà Thiêu hương, Thượng điện với thiết kế khang trang lối tàu bảy, đao lá, mái 4 đao 8 kèo kiểu con chồng, thượng tam hạ tứ. Bên ngoài chùa trang trí đắp nổi lối “nề ngõa” hình cuốn thư có ba chữ hình kỷ hà, trang trí hồi văn, hoa lá chạy đường diềm bao quanh. Nội thất của Thiêu hương được trang trí, chạm khắc lộng lẫy. Trong 3 nếp chùa đều có cửa võng, chạm khắc hoa lá, chim muông, họa tiết tinh vi mềm mại cầu kỳ được sơn son thiếp vàng, trên là các hoành phi đại tự lớn.

Trong chùa có tất nhiều tượng pháp, đủ loại tượng: Tượng Phật, tượng các vị Tổ dòng Trúc Lâm, tượng các vị sư Tổ sau này, tượng Hộ pháp, tượng La Hán…Trong số những đồ thờ tự ở đây, có chiếc mõ dài gần nửa mét, được sơn đen bóng, lỗ thoát âm có đề hai dòng chữ Phạn.

Chùa Vĩnh Nghiêm xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ để các bộ ván kinh xưa rộng tới 10 gian nhà. Đó là những bộ ván kinh có từ 700 năm nay, là kho sách cổ vô cùng quý giá, như: Sa di tăng Sa di lì tỷ khiêu lỵ (348 giới luật), bộ Yên Tử nhật trình từ thế kỷ 15 (quá trình hình thành phái Trúc Lâm), Hoa nghiêm sớ, Di đà sớ sao, Đại thừa chỉ quán, Giới kinh ni... Nhiều kệ ván in kinh vẫn còn. Đó là kho ván khắc in, người xưa gọi là mộc thư khố là hiện vật minh chứng chùa Đại La từng thống lãnh 72 chốn tùng lâm. Hiện nay, kho mộc thư vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2000 chữ Nôm, chữ Hán.

Đặc biệt một số mộc thư giới thiệu cách chữa bệnh bằng thuốc nam, cách châm cứu với bản sơ đồ chỉ dẫn các huyệt rõ ràng. Hiện nay phòng mạch của nhà chùa vẫn kế thừa các bài thuốc ghi trong mộc thư để chữa các bệnh về thần kinh, đau xưng khớp và các bệnh về tiêu hóa.

2.2.2.3. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Hà Nội – Bắc Ninh- Bắc Giang – Lạng Sơn

- Hà Nội – Bắc Ninh- Bắc Giang

- Bắc Ninh – Côn Sơn – Kiếp Bạc – Hạ Long – Móng Cái – Trà Cổ

- Hà Nội – Bắc Ninh

- Hà Nội – Bắc Giang

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch Hà Nội – Bắc Ninh (1 ngày bằng đường sông): Xuất phát từ sông Hồng (7h30), theo sông Đuống thăm làng tranh Đông Hồ, chùa Bút Tháp, ăn trưa tại TP. Bắc Ninh

Chiều: Nghe hát quan họ trên Sông Cầu, thăm làng nghề Bát Tràng, xuôi thuyền về Hà Nội.

Chương trình du lịch Hà Nội – Bắc Ninh (1 ngày bằng phương tiện ô tô):

Sáng: 7h30 xuất phát đi thăm quan chùa Dâu, chùa Bút Tháp, làng tranh Đông Hồ, ăn trưa tại thị trấn Song Hồ.

Chiều: Tham quan chùa Phật Tích, Đền Đô, Đình Bàng, làng nghề Đồng Kỵ. Ăn tối và trả khách tại Hà Nội

Chương trình du lịch Hà Nội – Bắc Ninh (2 ngày, 1 đêm bằng phương tiện ô tô): Ngày 1: Sáng: 7h30 xuất phát đi tham quan chùa Dâu, chùa Bút Tháp, làng tranh Đông

Hồ, ăn trưa tại thị trấn Song Hồ.

Chiều: Thăm chùa Phật Tích, chùa Hàm Long

Tối: Nghe hát quan họ trên sông Cầu, ngủ đêm tại TP. Bắc Ninh

Ngày 2: Sáng: 7h30 ăn sáng đi thăm đình Diềm, đền Cô Mễ, văn miếu Bắc Ninh

Chiều: Tham quan chùa Tiêu, đền Đô, Đình Bảng, làng nghề Đồng Kỵ. Về Hà Nội trả khách.

Chương trình du lịch Hà Nội – Bắc Giang (2 ngày, 1 đêm bằng phương tiện ô tô): Ngày 1: Sáng: 7h30 đón khách xuất phát đi tham quan đình chùa Thổ Hà, chùa Bổ Đà,

ăn trưa tại TP. Bắc Giang (theo quốc lộ 1A)

Chiều: Tham quan khu du lịch Khuôn Thần, nghỉ đêm tại khu du lịch Khuôn Thần Ngày 2: Sáng: Ăn sáng, đi thuyền thăm hồ và thăm quan các vườn cây ăn quả quanh hồ.

Ăn trưa tại khu du lịch Khuôn Thần.

Chiều: Khách tự do tham quan, mua sắm, xuất phát về Hà Nội.

2.2.3. Tuyến Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định

2.2.3.1. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông. Thái Bình là một vùng sản xuất lúa nổi tiếng, với nhiều sản vật, có chùa Keo, bãi biển Đồng Châu là những điểm du lịch hấp dẫn du khách.

a) Chùa Keo

Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất (Vũ Thư, Thái Bình). Đây là một trong những ngôi chùa cổ, bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.

Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnhNam Định). Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến

năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.

Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), chính là ngôi chùa Keo đang nói tới ở đây.

Công việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ.

Toàn bộ chùa Keo có diện tích 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê.Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh.

Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không Lộ - Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa.

Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.

Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ XVII, với nhiều kiệt tác đặc sắc.

Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu.

b) Bãi biển Đồng Châu

Bãi biển Đồng Châu thuộc xã Đông Minh - huyện Tiền Hải, cách Thành phố Thái Bình 30 km nếu đi theo quốc lộ 39B. Đồng Châu có bãi tắm dài 5 km, mang nhiều nét hoang sơ, tuy không rộng và đẹp nhưng Đồng Châu hấp dẫn bởi vị trí và cảnh quan.

Điều thú vị là từ bãi tắm Đồng Châu du khách có thể đi tàu, xuồng gắn máy ra thăm và tắm biển ở Cồn Thủ, Cồn Vành cách đất liền 7 km. Cồn Thủ và Cồn Vành nổi lên như 2 ngọn sóng xanh trên cồn cát rộng khoảng 5 ha. Trên cồn có rừng thông, phi lao xanh ngắt, có những bãi tắm nhỏ yên tĩnh vàthơ mộng. Bãi biển Đồng Châu không đẹp lắm nhưng khí hậu thật trong lành, rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, đặc biệt hải sản ở đây rất ngon và rẻ.

Do cát có bùn nên bãi biển cũng thích hợp với việc nuôi trồng hải sản. Do đó, khách du lịch sẽ được tận mắt thấy những cánh đồng Vạng (ngao) với vô vàn những chòi canh, tạo nên nét đặc biệt ở Đồng Châu.

Ven biển có rừng ngập mặn, được tổ chức Ramsar nghiên cứu có tới 149 loài chim, 300 loài hải sản, có nhiều loài được ghi vào Sách đỏ như bồ nông, cò mỏ thìa, mòng két đầu đen. Đây cũng là nét hấp dẫn du khách đến với biển Đồng Châu.

2.2.3.2. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Nam Định

Nam Định là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích là 1.669 km². Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông. Tỉnh có đường bờ biển dài 72km, thành phố Nam Định là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định cách Hà Nội 90km. Nam Định là tỉnh có giàu tiềm năng về du lịch như chùa tháp Phổ Minh, chùa Cổ Lễ, di tích Phù Giầy, hệ sinh thái ngập mặn VQG Xuân Thủy…. Đây là những điều kiện thuận lợi để Nam Định hình thành và phát triển du lịch.

a) Chùa Phổ Minh

Chùa Phổ Minh, tên chữ là “Phổ Minh tự” hay còn gọi là chùa Tháp, thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Chùa được xây dựng dưới vương triều Trần, niên hiệu Thiệu Long thứ 5 (1262), ở về phía tây cung điện Trùng Quang, nơi các Thái thượng hoàng nhà Trần sau khi nhường ngôi cho con về ở.

Chùa có quy mô bề thế, là nơi tụng niệm của quan lại, quý tộc cao cấp nhà Trần. Do vậy mà chùa được coi là đại danh lam của nước Đại Việt ta. Đây là nơi tu hành của Đức quân vương Trần Nhân Tông (vua thứ 3 triều Trần, 1279-1293) cùng với sư Pháp Loa và Huyền Quang.

Trần Nhân Tông đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Đầu Đà, một dòng Phật giáo Việt Nam (thế kỷ 13-14), và ông được xem là “Đệ nhất Tổ”. Sau khi Kim Phật Trần Nhân Tông viên tịch, vua nối ngôi là Trần Anh Tông đã sai làm cỗ kiệu bát cống bằng đá, đặt bảy trong hai mươi mốt viên Xá Lợi của vua cha và xây tòa tháp lên trên. Toàn bộ phong cảnh chùa bao gồm: Tam quan, hai hồ sen, hai nhà bia cân đối cùng các cây cổ thụ có trên 400 năm tuổi, càng tôn thêm vẻ đẹp của ngôi chùa thêm phần cổ kính.

Đặc biệt, tháp Phổ Minh được xây dựng trước cửa Bái Đường vào năm 1305. Đây là loại tháp hình hoa sen có 14 tầng, cao 21m. Hai tầng dưới xây bằng các phiến đá xanh có chạm khắc cánh sen, hoa cúc tinh xảo, 12 tầng trên xây bằng gạch bắt mạch để trần, mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng Long thập tam niên” và khắc họa con rồng nổi thời Trần, trên cùng là bút tháp bằng đá. Tháp có hình chóp, đáy vuông, mỗi cạnh dài 5,2m. Các tầng tháp đều có mái cong ở bốn phía. Trọng lượng tháp nặng khoảng 700 tấn trên một tiết diện nhỏ 30m2, lại ở vùng chiêm trũng nhưng vẫn đứng vững suốt 7 thế kỷ qua.

Xưa kia, ba tầng trên cùng xây bằng đồng, đặt một chum đồng và các di vật cổ, nổi tiếng là vạc Phổ Minh, một trong “An Nam tứ đại khí” của nước Đại Việt thế kỷ 13-14 đặt trước cây tháp cổ, rất tiếc đến nay không còn.

Bên cạnh cây tháp cổ, ở chùa Phổ Minh còn có nhiều hiện vật có giá trị. Trước đây chùa có 120 pho tượng, nhưng do thời gian, khí hậu và chiến tranh hủy hoại, nay chỉ còn hơn 50

pho tượng, trong đó có nhiều pho tượng đẹp về hình thể, cân đối về tỷ lệ, mang tính nghệ thuật cao. Đặc biệt, trên tòa thượng điện có tượng vua tổ Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Pho tượng được đánh giá là một tác phẩm điêu khắc quý giá nhất. Ngoài ra, trong chùa còn nhiều tượng như: tượng Tam Thế, tượng Di Đà, tượng Di Lạc, tượng Quan Âm, Đức Thánh, Đức Chúa...

Ngoài tháp và chùa chính, chùa Phổ Minh còn có thêm hệ thống điện nhà thờ tổ, nhà tăng với quy mô lớn và hệ thống 7 tháp mộ thấp, vuông trang trí hoa lá. Đặc biệt trong đó có tháp mộ bà chúa Mạc bằng đất nung mang dáng dấp kiến trúc nhà Mạc.

Chùa Phổ Minh từ ngày xây dựng đến nay đã trải qua hơn 700 năm, chùa đã được trùng tu nhiều lần, nhưng nét đẹp cổ xưa không hề phai mờ, còn lưu giữ nhiều giá trị nghệ thuật của nhiều thời đại, được du khách thập phương tới tham quan, vãn cảnh chùa.

b) Quần thể di tích Phủ Giầy

Phủ Dầy là tên gọi chung cho các di tích thờ bà chúa Liễu Hạnh thuộc xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định . Đây là quần thể di tích được xây dựng trong khu vực địa lý có nhiều dấu vết văn hóa của cư dân Việt cổ, một vùng đất địa linh nhân kiệt. Cách đó không xa có núi Lê, núi Gôi, với các hang động - nơi cư trú của người thời tiền sử. Điều này, dễ dàng giải thích cho việc bảo lưu những dấu vết văn hóa bản địa, những tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Phủ Dầy là một hiện tượng tín ngưỡng dân gian thuần Việt, tồn tại và có sức hấp dẫn khách hành hương hàng vài ba thế kỷ nay.

Quần thể di tích gồm có 17 công trình, trong đó có phủ Thiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Bà Chúa là 3 công trình lớn và có giá trị nhất.

Phủ Thiên Hương

Phủ Tiên Hương được xây dựng từ thời vua Lê Cảnh Trị (1663-1671), nhưng qua nhiều lần tu tạo. Năm 1914, Tổng đốc Nam Định Đoàn Triển về hưng công, nên công trình còn lại đến nay có quy mô bề thế hơn xưa rất nhiều.

Phủ Tiên Hương có 19 tòa với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và một sân rộng cùng ba tòa nhà Phương Du dàn hàng ngang hai tầng, tám mái. Phương Du nơi đón khách tới hành hương, có cấu trúc cân đối, các mảng chạm khắc trên các cấu kiện rất hài hòa, thanh thoát, thể hiện hình rồng, hình phượng (hai trong bốn con vật tứ linh).

Phủ Tiên Hương có bốn cung: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Cung đệ tứ được tập trung các mảng chạm khắc tinh vi, thể hiện các đề tài: hổ phù, lân hí cầu và rồng phượng, vân ám, các bức cốn, mê nách được chạm khắc theo các chủ đề "ngũ phúc", "tứ linh", "tứ quý".

Ngoài ra những bức cửa võng, những cuốn thư, câu đối, đại tự... của các Tiến sĩ, Đốc học bái tiến cũng có ít nhiều giá trị về sử học, văn học và mỹ thuật, như: "Mẫu nghi thiên hạ" hoặc "Thiên bản nhất kỳ". Điều đáng chú ý là bài trâm trên cuốn thư của Đốc học Ngô Giáp Đậu:

"...Nhà ở An Thái nơi đất thiêng liêng

Còn nhớ hiển thánh từ niên hiệu Dương Hòa(1642) Kinh sách đã lặng lẽ thấu suốt những bí quyết tam muội

Ánh sáng của lòng từ rộng khắp vào nhang khói của vạn nhà Tiếng tăm nước cũ tôn sùng vị vương mẫu"

Cung đệ nhị cũng được trang hoàng lộng lẫy. Đây là nơi thờ "Khải sinh thánh phụ Trần Quý Công", Khải sinh thánh mẫu Trần môn chính thất" và Trần Đào Lang (là bố, mẹ và chồng của bà chúa Liễu Hạnh). Cung đệ nhất (chính cung) có một khám thờ, khảm trai, bề thế và tinh xảo. Bên trong có năm tòa Long cung sơn son thiếp vàng rực rỡ. Đây là nơi đặt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023