Những Tích Cực, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Trong Công Tác Pbgdpl


Hội đồng phối hợp PBGDPL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ, 01 phó chủ tịch, 21 ủy viên và 02 thư ký hội đồng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ, các Sở đã ban hành Kế hoạch PBGDPL phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, một số Sở đã linh hoạt, chủ động triển khai các hoạt động PBGDPL thích ứng với tác động của đại dịch COVID-19, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, phát huy được sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bộ đã phối hợp với Bộ Tư pháp ban hành Quyết định công nhận đối với 129 công chức, viên chức của Bộ là báo cáo viên pháp luật Trung ương với tất cả các lĩnh vực của Bộ.

2. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật

Công tác PBGDPL của ngành có kế hoạch năm từ sớm, thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ được giao năm 2021 theo Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL. Trong đó tập trung PBGDPL các nội dung về chủ trương, quan điểm, chính sách trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phổ biến các văn bản, chính sách cho cán bộ, Nhân dân, tập trung vào các luật, pháp lệnh, văn bản mới thông qua năm 2020 và năm 2021; các quy định pháp luật phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tội phạm, ma túy, dịch bệnh, thiên tai; vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.

Trong năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 01 hội nghị đánh giá việc thực hiện pháp luật và phổ biến, tập huấn kỹ năng công tác pháp chế nhân ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên Bộ không tổ chức được Hội nghị tập huấn nghiệp vụ pháp chế và quán triệt văn bản quy phạm pháp luật ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm theo kế hoạch đề ra. Để tiếp tục công tác PBGDPL phù hợp với điều kiện thực tế, Bộ đã gửi các tài liệu để các Sở chủ động nghiên cứu, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật mới ngành văn hóa, thể thao và du lịch ban hành năm 2021 và những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020. Triển khai việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch và phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên truyền hình.

Công tác PBGDPL chú trọng các hình thức phù hợp với đối tượng, nội dung và điều kiện thực tế như: Tổ chức hội nghị, tập huấn, in tài liệu, cổ động trực quan, thi tìm hiểu pháp luật, đối thoại chính sách, pháp luật, thông tin báo chí, cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật trên cổng/trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, thiết bị di


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

động và môi trường mạng đảm bảo an ninh, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi hoạt động của mình đã chủ động phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan hoặc lồng ghép PBGDPL với các hoạt động chuyên môn đến các đối tượng quản lý, đối tượng chịu sự tác động của văn bản7 .

Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 26

Triển khai chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, các Sở ban hành và triển khai kế hoạch công tác PBGDPL đã phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động; các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình mới được ban hành như: Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật; Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo; Nghị định số 40/2021/NĐ-CP ngày 30/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ về xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú” và các văn bản khác có liên quan; tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Đảm bảo nội dung PBGDPL thiết thực, phù hợp với đối tượng8.


7Tổ chức tập huấn (theo hình thức trực tuyến) về triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thư viện với tham gia của hơn 600 đại biểu (Vụ Thư viện); tăng cường tuyên truyền việc thực hiện pháp luật gắn với những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, hoặc định hướng dư luận xã hội, nêu gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật (Báo Văn hóa); tổ chức 3 hội nghị tập huấn nâng cao nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, công tác xử lí vi phạm hành chính cho lực lượng thanh tra ngành văn hóa, thể thao và du lịch; phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch tại Cần Thơ, Nghệ An, Bắc Kạn cho khoảng 350 người (Thanh tra Bộ); giáo dục đạo đức lối sống trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng clip tuyên truyền về phòng, chống xâm hại trẻ em trong gia đình và phát hành tài liệu tuyên truyền về vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em (Vụ Gia đình).

8Tổ chức in, cấp phát 78.200 tờ rơi, 150 băng rôn và 600 cờ phướn; in và cấp phát 54.160 tờ rơi, 6.770 Poste tuyên tuyền phổ biến về Chương trình Bơi an toàn và phòng chống đuối nước trên địa bàn tỉnh (Nghệ An); tổ chức 100 buổi tuyên truyền lưu động; treo 20 băng rôn, 03 cụm pa nô tranh cổ động, 03 cụm (250m2) pa nô khẩu hiệu tấm lớn; tổ chức thành công 01 cuộc triển lãm gồm 26 khung pa nô với 120 ảnh và 45 tranh cổ động, thu hút trên 2.000 lượt người xem. (Lai Châu); tổ chức trên 920 cuộc có hơn 9.000 lượt cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham dự, Đoàn Cải lương Hương Tràm chuyển sang hình thức phục vụ Livestream trực tuyến trên trang Youtube của Đoàn với 02 xuất diễn. (“ Hoa của lòng Dân” và “ Hướng về ngày hội”). Thực hiện chương trình nghệ thuật tuyên truyền phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn bằng hình thức Livestream trên facebook của Đoàn, với kịch bản “ Ra Khơi” (đạt trên 2.5 lượt người xem) (Cà Mau); treo 2.400m2 pa nô, áp phích; 3.920 cờ các loại; tổ chức 45 buổi biểu diễn nghệ thuật; 64 buổi chiếu phim lưu động; 60 buổi tuyên truyền lưu động; 120 buổi xe loa tuyên truyền cổ động; 184.600 lượt truy cập trang web du lịch; ghi hình 361 clip đăng tải trên Facebook, Youtube, phục vụ trên

571.237 lượt bạn đọc trên môi trường mạng, phục vụ bạn đọc tại thư viện 8.953 lượt (Gia Lai); thường xuyên cập nhật, đăng tải các tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật trên cổng thông tin điện tử Ngành, với số lượng 267 lượt tài liệu, thu hút 210.300 lượt truy cập (Bình Thuận); phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho 281 công chức trong Ngành, tổ chức 13 cuộc trưng bày, triển lãm8 và 11 cuộc cổ động trực


Bên cạnh đó, các Sở cũng đã tập trung PBGDPL các nội dung về chủ trương, quan điểm, chính sách trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết Đại hội XIII, Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch” giai đoạn 2021 - 2025, hướng dẫn thực hiện các quy định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư và tuyên truyền để việc xây dựng, thực hiện hương ước đảm bảo các quy định của pháp luật và phát huy vai trò trong đời sống xã hội …

Thông qua hoạt động PBGDPL với nhiều hình thức đa dạng đã tạo điều kiện cho tổ chức, công dân tiếp cận các chính sách pháp luật của trung ương và địa phương trong lĩnh vực ngành văn hóa, thể thao và du lịch, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong việc tuân thủ, chấp hành pháp luật của công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành và người dân.

Giảm thiểu tối đa mức độ lây lan, sẵn sàng và chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh COVID-19, công tác PBGDPL chủ yếu sử dụng các hình thức tuyên truyền trên website, đăng tải, chia sẻ các tin, bài viết trên các trang mạng Intenet, Facebook, Zalo, Youtobe, Fanpage, Tiktok ….. (Cà Mau), (Nghệ An), (Đồng Tháp), (Đà Nẵng), (Gia Lai), (Vĩnh Long), (Tuyên Quang) để triển khai áp dụng thiết thực, gần gũi, phù hợp với điều kiện, tình hình hoạt động của ngành đồng thời thực hiện tuyên truyền PBGDPL bằng các hình thức cổ động trực quan như treo băng rôn, cờ phướn, phát tài liệu, tờ rơi; gắn nội dung tuyên truyền và các chương trình nghệ thuật ca, múa nhạc; những tác phẩm sân khấu được phát trên truyền hình và biểu diễn, chiếu phim phục vụ nhân dân ở trong và ngoài tỉnh (Thanh Hóa), (Quảng Trị); lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với các buổi tuyên truyền của các đội tuyên truyền lưu động, chiếu bóng lưu động (Lào Cai), (Điện Biên), (Lai Châu)

b) Hưởng ứng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Hưởng ứng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Bộ đã thực hiện việc tuyên truyền, giới thiệu pháp luật về


quan nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của tỉnh thú hút trên 3.000 lượt người xem (Vĩnh Long); tổ chức 02 cuộc triển lãm, thực hiện 34 buổi tuyên truyền lưu động, 19 buổi biểu diễn nghệ thuật, thực hiện 24 chuyên mục văn hóa và 24 chuyên mục phát thanh (Quảng Ngãi); tổ chức 1.510 buổi tuyền truyền đơn tại cơ sở; treo 205 băng rôn, khẩu hiện tuyên truyền. Tổ chức 52 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, trong đó có các tiểu phẩm về tuyên truyền, PBGDPL (Tuyên Quang); tổ chức 09 lớp tập huấn, trong đó: 06 lớp tập huấn thuộc chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới với 180 học viên tham gia; 02 lớp tập huấn về nghiệp vụ thể thao với 78 học viên tham gia; 01 lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch với 23 học viên tham gia (Điện Biên); tổ chức 398 buổi chiếu với số lượng 6.337 người; tuyên truyền phòng chống dịch bệnh covid-19 bằng phương tiện xe lưu động: 48 buổi tuyên truyền (Khánh Hòa); tổ chức chiếu phim 04 suất phim với các chủ đề về an toàn giao thông, an ninh trật tự, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 tại huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Châu Thành, phục vụ khoảng 800 lượt người xem (An Giang).


bầu cử trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ; tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cho công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ. Bên cạnh đó, Bộ đã phát động công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” do Bộ Tư pháp tổ chức; kết quả đã có khoảng 300 công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ tham gia Cuộc thi.

Nhiều Sở đã có cách làm sáng tạo, hiệu quả triển khai PBGDPL, lồng ghép PBGDPL với tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương9 thu hút được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân.

c) Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021

Thực hiện hướng dẫn của Bộ Tư pháp, ngay từ đầu năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021.

Năm 2021 là năm được Chính phủ xác định là năm của thể chế, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với quan điểm xuyên suốt việc hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thể chế là một trong ba đột phá chiến lược. Vì vậy, nội dung trọng tâm hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2021 được xác định là hoàn thành tốt công tác xây dựng pháp luật.

Ngày 05/11/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 nhằm tiếp tục tăng cường, nâng cao nhận thức của toàn ngành về mục đích, ý nghĩa, khẳng định vị trí, vai trò của Ngày Pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.

Hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 đã được nhiều địa phương triển khai tích cực, các Sở đã đa dạng hóa hình thức PBGDPL để hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam không chỉ trong phạm vi công chức, viên chức của Ngành mà còn lồng ghép, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực10 lan tỏa đến Nhân dân trên địa bàn.


9 Thực hiện được 500 buổi chiếu phim; tham gia hội thi tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Bảo tàng tỉnh tổ chức 05 cuộc trưng bày triển lãm, sưu tầm 120 hiện vật, 227 tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (Bắc Ninh); Tổ chức 510 buổi chiếu phim phuc vụ nhiệm vụ chính trị; 459 buổi chiếu phim phục vụ khỏang 89.750 lượt người xem tại 179 điểm chiếu của 87 xã, tuyên truyền các nhiệm vu chính trị cua tỉnh, đất nước và tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (Phú Thọ)

10 Tổ chức Hội nghị “ Gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo Sở với tổ chức, cá nhân tham gia quảng cáo trên địa bàn tỉnh” (Đồng Tháp) tổ chức phát sóng trên đài PT-TH tỉnh về chương trình văn nghệ và tiểu phẩ kịch ngắn “Chuyện chiếc bình cổ” hưởng ứng tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam (Phú Thọ); Biên tập 09 bài tuyên truyền; tổ chức 438 buổi tuyên truyền bằng xe loa (Trung tâm Văn hóa tỉnh: 10 buổi, trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng: 428 buổi); treo 20 băng zôn với nội dung tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp


d) Hoạt động biên soạn, phát hành tài liệu PBGDPL

Công tác biên soạn và xuất bản tài liệu về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan tham mưu thuộc Bộ và phát hành tới tủ sách pháp luật của tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ triển khai đảm bảo kịp thời, phù hợp.

Tiếp tục thực hiện việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật theo Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại địa phương, nhiều Sở 11đã chủ động biên soạn và phát hành các tài liệu PBGDPL phù hợp với nội dung, đối tượng tuyên tuyền và tăng cường phát huy hiệu quả khai thác tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị.

đ) Hoạt động PBGDPL qua các cơ quan truyền thông, báo chí

Thực hiện Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL (theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ), Cổng thông tin của Bộ thường xuyên biên soạn, đăng tải, cập nhật tin bài với 07 chuyên mục độc lập và nhận được lượng khán giả theo dõi, truy cập đông đảo.

Trong năm 2021 có trên 810 tin, bài tuyên truyền PBGDPL đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và được xuất bản, đăng tải trên Báo điện tử Tổ Quốc và các Chuyên trang. Cổng thông tin điện tử của Bộ sẵn sàng liên kết, tích hợp, chia sẻ thông tin với các Cổng/Trang thông tin PBGDPL của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương; các ứng dụng, phần mềm phục vụ công tác quản lý nhà nước về PBGDPL, hỗ trợ quản lý, khai thác thông tin PBGDPL (Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia; Thư viện ảnh, video; Thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến…), sẵn sàng kết nối và chia sẻ dữ liệu đối với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu như: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, CSDL quốc gia về pháp luật, CSDL hỏi đáp pháp luật.

Trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid- 19, công tác PBGDPL của Bộ bước đầu đã có đổi mới về hình thức phù hợp với nội dung, đối tượng theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đề cao hơn vai trò của các cơ quan báo chí, tạp chí thuộc Bộ trong công tác PBGDPL. Việc PBGDPL qua các cơ quan báo chí, tạp chí được thực hiện xuyên suốt từ đầu năm 2021, tập trung vào nhiệm vụ đăng tải các tài liệu PBGDPL, tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và


luật Việt Nam năm 2021, tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid - 19 và thực hiện pháp luật về an toàn giao thông, quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (Tuyên Quang)

11 Tổ chức trưng bày, giới thiệu 500 bản sách có nội dung tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy, tuyên truyền thực hiện pháp luật về an toàn giao thông và phòng, chống tội phạm tại Thư viện tỉnh (Tuyên Quang); tổ chức trưng bày và triển lãm sách, xếp sách nghệ thuật: Hơn 1.000 bản sách 50 ảnh tư liệu, 01 bộ phim tư liệu, 01 bản đồ tư liệu được trưng bày, giới thiệu và phục vụ. Các thể loại sách, báo gồm: Sách chuyên đề về kỷ niệm 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, sách biển đảo, văn học, lịch sử, đạo đức, kỹ năng sống, dạy nghề, khoa học đời sống, những câu chuyện có ý nghĩa giáo dục nói về Bác Hồ, quê hương, đất nước, tình cảm gia đình. Hoạt động đã thu hút hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia với hơn 600 lượt sách luân chuyển (Bình Định)


đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tuyên truyền hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành đến nhân dân.

Việc PBGDPL trên các phương tiện truyền thông, báo chí cũng được các Sở khai thác, phát huy để tăng cường tuyên truyền theo chuyên đề, đối tượng, phù hợp với điều kiện địa phương12.

e) Hoạt động tuyên truyền PBGDPL về phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Bộ đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện nghiêm Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV; các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng trong việc triển khai phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trong đó giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí trực thuộc Bộ có bài viết tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID- 19; nêu gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả, đồng thời đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch bệnh COVID- 19.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, Bộ đã có hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021, công tác tuyên truyền về quy định này được triển khai đảm bảo yêu cầu. Tại các địa phương, nhiều Sở đã có cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả13 tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phù hợp với đối tượng, địa bàn và tình hình


12 Đăng 48 tin, bài tuyên truyền về công tác xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình trên Báo Phú Yên (và thực hiện chuyên mục Gia đình và Cuộc sống mỗi tháng phát trên sóng truyền hình Phú Yên (PTP) (Phú Yên); thường xuyên cập nhật, đăng tải các tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật trên cổng thông tin điện tử với số lượng 267 lượt tài liệu, thu hút 210.300 lượt truy cập, góp phần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật đến các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức (Bình Thuận)

13 Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được quan tâm đẩy mạnh bằng nhiều hình thức cổ động trực quan như: pano, cờ nội dung, băng rôn, áp-phích, xây dựng các chương trình văn nghệ, video clip, biên tập các ca khúc, tiểu phẩm sân khấu, câu chuyện truyền thanh… góp phần tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, những kết quả đạt được và định hướng công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên các kênh thông tin đại chúng, mạng xã hội nhằm tạo sự lan tỏa các thông điệp, hiệu ứng tích cực, chia sẻ khó khăn, đoàn kết trong phòng, chống dịch COVID-19. (Đồng Nai) Cụ thể hóa công tác tuyên truyền qua việc biên tập, dàn dựng và phát 03 clip (tiêm phòng Vacxin Covid-19 trách nhiệm của mỗi người; Chung tay đẩy lùi Covid-19; tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2021) với những hình ảnh sinh động, phát trên mạng xã hội Facebook “Văn hóa Nghệ thuật và Điện ảnh Lai Châu”; nhằm tuyên truyền đến với mọi người đặc biệt là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 (Lai Châu); Dàn dựng 02 tiểu phẩm tuyên truyền (Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh dựng 01 tiểu phẩm chèo "Bố nuôi - con nuôi thời covid -19”; trung tâm Văn hóa


thực tế của địa phương, vừa góp phần động viên, khích lệ tuyến đầu chống dịch, vừa tạo sự đồng thuận xã hội, cùng chia sẻ khó khăn của tất cả các tỉnh thành trên cả nước, giúp Nhân dân nắm bắt kịp thời, tự giác, chủ động chung tay cùng cả nước thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

g) Hoạt động tuyên truyền PBGDPL cho một số đối tượng đặc thù

Với đặc thù vừa là nhiệm vụ, vừa là thế mạnh của ngành Văn hóa, các hoạt động văn hóa, văn nghệ được lồng ghép với các hoạt động PBGDPL được thực hiện cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân.

Bộ đã giao Vụ Văn hóa dân tộc tổ chức lớp tập huấn về công tác tuyên truyền bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số cho cán bộ làm công tác văn hóa và người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới tại tỉnh Lạng Sơn và tập huấn về công tác tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ văn hóa xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới tại tỉnh Yên Bái. Qua lớp các Lớp tập huấn, cán bộ văn hóa xã, trưởng thôn, già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cung cấp, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản, nâng cao nhận thức về pháp luật cũng như về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ đó, thấy được vai trò, nhận thức và ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của đồng bào. Là đội ngũ cốt cán để sau khi kết thúc tập huấn sẽ triển khai đồng bộ, sâu rộng hơn tới bà con tại địa bàn mình sinh sống

Tại các địa phương, nhất là những địa bàn vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, nhiều Sở14 đã đặt công tác PBGDPL cho đối tượng đặc thù là trọng tâm của của


tỉnh dàn dựng tiểu phẩm “Cả làng chống dịch" (Tuyên Quang); biên soạn cẩm nang pháp lý cho doanh nghiệp du lịch hệ thống đầy đủ các quy định, hướng dẫn về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với ngành du lịch do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 (Thành phố Hồ Chí Minh); tổ chức ghi hình 08 chương trình nghệ thuật, ca nhạc có nội dung tuyên truyền, cổ vũ, động viên tinh thần cả nước đoàn kết, đồng lòng, động viên, ngợi ca những hy sinh thầm lặng của các lực lượng tuyến đầu chống dịch vì bình yên cho cuộc sống. Phục vụ nhân dân qua các ứng dụng công nghệ thông tin theo hình thức online trên các nền tảng youtube, các trang Fanpage của đơn vị của Sở, trên các kênh truyền hình NTV, VOV3, VTV6… (Nghệ An). Sản xuất 03 phim, tuyên truyền không vi phạm các hành vi liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (Lai Châu); ban hành 500 tập gấp thông tin, phổ biến các hành vi vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19 theo các giai đoạn để phát cho các doanh nghiệp tại các buổi tập huấn (Đà Nẵng); xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền, ca khúc, chiếu phim lưu động, tuyên truyền miệng, tuyên truyền xe loa, xe thư viện lưu động phù hợp với công tác phòng chống, dịch bệnh Covid-19 (Yên Bái); Đội chiếu bóng thực hiện tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19 bằng loa với 892 buổi (Điện Biên).

14 Thực hiện 620 buổi chiếu phim lưu động, chiếu tại 479 điểm chiếu của 84 xã, phường; thực hiện chiếu phim do Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật sản xuất, lồng tiếng, thuyết minh tiếng dân tộc có nội dung tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (Lai Châu). Đoàn Nghệ thuật Khmer tổ chức xây dựng chương trình nghệ thuật, lưu diễn phục vụ, tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Xây dựng tiểu phẩm, kịch bản tuyên truyền bầu cử mùa Covid- 19 với chủ đề “Bầu cử mùa Covid-19”. Đoàn Nghệ thuật Khmer đã tuyên truyền, phục vụ lưu diễn được


các hoạt động văn hóa: biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, truyên truyền trực quan... về các quy định pháp luật phù hợp với đối tượng qua dịch sang tiếng dân tộc, phát huy vai trò của người có uy tín và kết hợp với lực lượng biên phòng và cán bộ cơ sở.

3. Những tích cực, hạn chế và nguyên nhân trong công tác PBGDPL

a) Về mặt tích cực

- Công tác chỉ đạo, điều hành PBGDPL được chủ động, thường xuyên, sâu sát trong toàn Ngành, phát huy sáng tạo, vượt khó của các địa phương trong bối cảnh tác động của dịch bệnh COVID-19.

- Nội dung PBGDPL vừa đảm bảo cập nhật các chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp; nhiều nội dung được truyền tải phù hợp với đối tượng, phương thức đảm bảo đổi mới, thích ứng với điều kiện thực tế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Các chuyên đề được PBGDPL nổi bật: văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Phương thức PBGDPL được đổi mới đa dạng hóa hình thức, đặc biệt ngoài các phương thức truyền thống thì việc sử dụng không gian mạng trong PBGDPL được một số địa phương triển khai sáng tạo, kết hợp, lồng ghép với sân khấu hóa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của địa phương, nhất là vùng biên giới, hải đảo, đồng bào dân tộc thiểu số.

- Cơ bản đạt được những kết quả đề ra, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người dân tham gia vào hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.

b) Về mặt hạn chế


11 suất trên địa bàn tỉnh (Cà Mau); tổ chức 391 buổi chiếu phim tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (trong đó phục vụ đồng bào Mông 76 buổi chiếu phim; phục vụ trên 111.000 lượt người xem), trước các buổi chiếu phim đều duy trì thực hiện tốt công tác tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phổ biến, giáo dục, pháp luật trong nhân dân (Tuyên Quang); Đội chiếu phim lưu động tỉnh đã thực hiện 74 buổi, số người đến xem 7.400 lượt; Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh, Đội tuyên truyền lưu động tỉnh đã thực hiện 61 buổi, số người đến xem 6.450 lượt; phát hành 924 đĩa Trong đó tiếng Kinh 420 đĩa, tiếng Mông 192 đĩa, tiếng Nùng 156 đĩa, Hà Nhì 156 đĩa) gửi các huyện, thị xã (Lào Cai); Tuyên truyền thông qua các buổi chiếu phim lưu động tại các xã, bản vùng cao, vùng dân tộc thiểu số với 330 buổi, trong đó có một số nội dung tuyên truyền bằng tiếng dân tộc tại địa bàn (tiếng dân tộc Thái, Mông), phục vụ trên 102.000 lượt người xem (Điện Biên); đã tổ chức nhiều đợt chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, hải đảo, bãi ngang… lồng ghép chương trình phim chuyên đề và tài liệu tuyên truyền đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước như: bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chủ quyền biển, đảo với tổng số là 351 buổi chiếu, thu hút 13.155 lượt người xem (Bình Định); thực hiện được 13 đĩa CD tuyên truyền cụ thể: 04 đĩa CD phòng chống Ma túy - Mại dâm, 04 đĩa CD tuyên truyền phòng, chống tội phạm HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội, 05 đĩa CD tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, và được nhân bản 2.236 đĩa CD (172bản/01 đĩa CD) (An Giang).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022