Truyền Thông Quảng Bá Du Lịch Trên Báo Chí


- Thông điệp: thông tin được diễn giải bằng ngôn ngữ có thể hiểu được và có thể tiếp nhận.

- Kênh truyền thông: cách thức, phương tiện thể hiện thông điệp để người nhận có thể nhận biết được bằng giác quan (nhìn thấy, nghe thấy, ngửi, nếm, chạm).

- Người nhận: là một cá nhân hoặc một tổ chức, cộng đồng tiếp nhận thông điệp.

Mục đích của truyền thông là người nhận tiếp nhận được thông tin và có sự hiểu biết về thông tin đó, từ đó có những hành động tương ứng. Quá trình truyền thông phải là quá trình hai chiều. Cả người khởi xướng và người tiếp nhận thông tin đều tham gia vào quá trình truyền thông. Người tiếp nhận thông tin cũng có sự phản hồi lại thông tin được tiếp nhận.

Theo Harold Lasswell mô hình truyền thông [8, tr.29] được thể hiện như sau:


Nguồn

phát

Thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

điệp

Kênh

Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 3

Tiếp nhận


Từ mô hình truyền thông của Harold Lasswell đã làm nền tảng cho các nghiên cứu về truyền thông ở những giai đoạn sau. Tiếp theo đó, qua nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, trong đó có Claude Shannon, quá trình truyền thông còn có yếu tố “phản hồi” (Feedback) và “nhiễu” (Noise). Trong đó, phản hồi là sự tác động ngược trở lại nguồn phát từ phía người tiếp nhận thông tin. Sự phản hồi có thể được xem là yếu tố quan trọng làm cho quá trình truyền thông được diễn ra liên tục, là chứng minh cho tính hai chiều của truyền thông, truyền thông không áp đặt. Còn yếu tố “nhiễu” lại được chứng minh là luôn tồn tại trong quá trình truyền thông. Đó là các hiện tượng thông


tin trở nên kém chất lượng hay bị sai lệch do bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, xã hội hoặc phương tiện kỹ thuật, con người. Một số nghiên cứu cho rằng nếu tận dụng được yếu tố “nhiễu” cũng tạo ra được hiệu ứng cho quá trình truyền thông.

Mô hình truyền thông của Claude Shannon [8,tr.30] được thể hiện như

sau:


N

S

M

C

R

E

F

Trong đó, các yếu tố được thể hiện bao gồm:

-S (Source, Sender): nguồn phát, chủ thể truyền thông

-M (Message): thông điệp, nội dung truyền thông

-C (Channel): kênh truyền thông

-R (Receiver): người nhận thông điệp (đối tượng)

-E (Effect): hiệu quả truyền thông

-N (Noise): nhiễu, yếu tố gây ra sai số cản trở thông điệp

-F (Feedback): phản hồi

1.1.2. Truyền thông đại chúng:

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, sẽ có các cách phân loại khác nhau cho dạng thức hay loại hình truyền thông. Có truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng.


Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là “truyền thông đại chúng”. Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn: “Truyền thông đại chúng là dạng thức truyền thông - giao tiếp với công chúng xã hội rộng rãi, được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông, với phạm vi ảnh hưởng rộng lớn tới công chúng - nhóm lớn xã hội. Một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu biểu là: sách, báo in, các ấn phẩm in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, video clip, internet…” [33, tr.22].

Về tính mục đích của truyền thông, theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, “từ phương diện kênh hay phương diện truyền thông, truyền thông đại chúng có thể được hiểu là hệ thống các phương tiện truyền thông hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội (nhân dân các vùng miền, cả nước, khu vực hay cộng đồng quốc tế) nhằm thông tin, chia sẻ, lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội đã và đang đặt ra” [7, tr.19].

Trong truyền thông đại chúng, các loại hình báo chí như báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử được đánh giá là có vị trí trung tâm, vai trò nền tảng, chi phối sức mạnh, bản chất và khuynh hướng vận động của truyền thông đại chúng.

1.1.3. Báo chí và báo điện tử:

“Báo chí” là một trong các phương tiện truyền thông đại chúng. Theo Điều 3, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 2016, báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống, xã hội, thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử [20].

Tuy nhiên ở phương diện rộng, theo quan điểm hệ thống,“bản chất của báo chí - truyền thông là hoạt động thông tin - giao tiếp xã hội trên quy mô


rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và với các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế…” [7, tr.87].

Phân tích bản chất của báo chí - truyền thông theo quan điểm hệ thống cho thấy, “báo chí là hiện tượng xã hội luôn tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể dưới sự tác động và chi phối trực tiếp của thiết chế chính trị, quyền lực chính trị; được sự hỗ trợ tối đa của các phương tiện kỹ thuật và công nghệ...”. [7, tr.87]. Chính vì vậy, để phân tích về bản chất của báo chí - truyền thông cần nhìn ở quan điểm hệ thống để đánh giá một cách tổng quát. Theo quan điểm hệ thống, báo chí được đặt trong các mối quan hệ với nhiều thành tố khác như: thể chế chính trị, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước của một đất nước, cơ quan chủ quản, nhà báo - chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí, các sản phẩm báo chí, kênh chuyển tải, công chúng xã hội, tổ chức chính trị - xã hội và thực tiễn đời sống xã hội.

“Báo điện tử” là khái niệm được sử dụng phổ biến trong nước. Điều 3, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 2016, báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử [20]. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), khái niệm “báo điện tử” có nghĩa rất chung chung, không giúp hiểu rõ đặc điểm của loại hình báo chí phát hành trên mạng. Như vậy, do chưa có khái niệm chính thức về “báo điện tử”, luận văn sử dụng khái niệm “báo mạng điện tử” để phân tích các đặc điểm của loại hình này. Như vậy, “báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao” [14, tr.67].


- Ưu điểm và hạn chế của báo điện tử:

Theo Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 22/7/2005 của Ban bí thư Trung ương Đảng về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay, báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn các loại hình báo chí truyền thống do dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Từ khi ra đời, báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Các ưu điểm của báo điện tử được chỉ ra là: có lợi thế về dung lượng truyền tải, không bị giới hạn khuôn khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thông tin không giới hạn, có thể cung cấp thông tin một cách chi tiết. Thông tin được xâu chuỗi lại theo các chủ đề liên kết với nhau, với từ khóa chung, giúp độc giả dễ tiếp cận; được lưu trữ theo ngày tháng, lâu dài. Báo điện tử không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, thông tin được truyền tải khắp toàn cầu một cách sinh động. Báo điện tử tạo ra bước ngoặt về quy trình sản xuất thông tin, diễn ra nhanh chóng, thông tin đến với công chúng nhanh hơn, thông tin được cập nhật liên tục cũng như có thể chia sẻ rộng rãi, phạm vi toàn cầu. Với công nghệ và đa phương tiện, báo điện tử vừa có chữ viết, hình ảnh, âm thanh, tiếp thu các thế mạnh, đặc trưng của các loại hình báo chí khác như báo in, truyền hình, phát thanh. Điều này tạo nên ưu thế lớn cho báo điện tử.

Báo điện tử cũng có những hạn chế như: độ chính xác của thông tin cần phải xem xét vì thông tin trên báo điện tử nhiều nên có khả năng gây nhiễu; độ an toàn của thông tin (do phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ và máy móc nên nguy cơ bị mất thông tin, dữ liệu khi xảy ra hư hỏng thiết bị, sự cố về


công nghệ, nội dung có thể bị phá hoại, sai lệch, bị mất, khó khôi phục); vấn đề quản lý thông tin trên báo điện tử hiện còn các điểm còn bất cập.

Về tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử là sự kết hợp nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện và tạo nên một sản phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các phương tiện truyền tải thông tin sau: văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh (Audio), video và các chương trình tương tác (interactive programs) [14, tr.122].

Báo điện tử ra đời theo sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi cách thức tiếp cận thông tin của công chúng hiện đại. Đặc trưng của báo điện tử là tính tương tác với công chúng cao. Quá trình truyền thông trên kênh báo điện gần như là trọn vẹn và thể hiện rõ nét các yếu tố của quá trình truyền thông.

1.1.4. Truyền thông quảng bá

Theo từ điển Tiếng Việt, “quảng bá” có nghĩa là phổ biến rộng rãi bằng các phương tiện thông tin. Quảng bá là hoạt động nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức.

Theo tiếng Anh, quảng bá là “promote”. Từ điển Oxford Learner’s Pocket Dictionary giải nghĩa, “promote” là “help something to happen or develop, advertise a product or service, move somebody to a higher rank or move senior job” [28, pg.352]. Promote khác với “advertisement” - quảng cáo sản phẩm là “make something, esp something for sale, known to people by notices in newspapers, etc” [28, pg.7].

“Quảng bá” còn được hiểu là sự phổ biến rộng rãi về một đối tượng nào đó bằng các phương tiện chuyển tải thông tin, nhằm thu hút sự chú ý, từ đó tạo ra nhu cầu tiêu dùng [22, tr.17]. Quảng bá là cách thức của một doanh


nghiệp, một địa phương, một vùng, miền hay ngành kinh tế, một quốc gia nhằm tạo ra và duy trì một hình ảnh sản phẩm trước công chúng, có lợi cho việc kinh doanh trên thị trường. Trong lĩnh vực du lịch, quảng bá nhằm để nâng cao hình ảnh của một quốc gia, một vùng miền, một khu vực, đóng vai trò quan trọng trong thu hút du khách.

Quảng bá du lịch khác với quảng cáo du lịch. Nếu mục đích chính của quảng cáo là nhằm bán được sản phẩm thì mục đích của quảng bá là nhằm hướng tới cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức của công chúng và thay đổi hành vi. Trên cơ sở đó, có thể hiểu, truyền thông quảng bá là quá trình truyền thông nhằm giới thiệu, phổ biến rộng rãi một thông tin nào đó nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy để tạo nên sự phát triển.

Truyền thông quảng bá du lịch là hoạt động truyền thông nhằm giới thiệu các yếu tố du lịch (điểm đến tham quan, trải nghiệm cái mới, sử dụng dịch vụ, ẩm thực, mua sắm, vui chơi, giải trí…) nhằm giúp cho du lịch của một địa phương được công chúng biết đến nhiều hơn, đạt được mục đích phát triển, sau đó là thu hút công chúng đến du lịch tại địa phương. Đồng thời, truyền thông quảng bá du lịch của một địa phương còn là truyền thông về chủ trương, chính sách phát triển du lịch của địa phương đó cho chính cộng đồng dân cư tại nơi đó, những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp làm du lịch ngay tại địa phương đó để nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy của cộng đồng làm du lịch tốt hơn.

Nói về vai trò của truyền thông quảng bá đối với phát triển du lịch, sản phẩm mà ngành du lịch kinh doanh khác với hàng hóa nói chung. Các hàng hóa hữu hình nói chung có thể thông qua triển lãm hiện vật, trưng bày giới thiệu hàng mẫu để người mua nhìn thấy, sờ được, có thể nhìn thấy tận mắt, tự lựa chọn, trả giá trực tiếp, quyết định mua hay không, còn sản phẩm du lịch chỉ có thể thông qua tuyên truyền hoặc trưng bày ảnh trước mặt người mua,


tiến hành triển lãm mô hình nhưng cũng chỉ được một phần. Vì thế có thể nói, “tuyên truyền du lịch trở thành con đường duy nhất nối liền bên bán với bên mua, tính chất đặc biệt của hàng hóa du lịch đã quyết định tuyên truyền du lịch là một khâu quan trọng đặc biệt trong kinh doanh tiêu thụ của thị trường du lịch” [25, tr. 385].

1.2. Truyền thông quảng bá du lịch trên báo chí

Ở vai trò là một kênh truyền thông, báo chí chuyển các thông tin về du lịch đến với công chúng, giới thiệu cho công chúng biết về: các điểm đến tham quan, thắng cảnh, nơi ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi, mua sắm của một địa phương. Báo chí còn phản ánh thực tế các vấn đề xung quanh đến du lịch như: chất lượng phục vụ, đặc điểm văn hóa địa phương. Qua đó, báo chí giúp cho công chúng hiểu biết hơn về một điểm đến, để họ có sự tò mò, muốn đến khám phá, trải nghiệm, tham quan, vui chơi, hay nói rõ hơn là làm cho công chúng muốn đi du lịch, nâng cao trình độ dân trí.

Ngoài ra báo chí còn chuyển tải các nội dung về du lịch như: chủ trương, chính sách phát triển du lịch, các quy định của pháp luật về du lịch; phân tích các vấn đề xảy ra trong cuộc sống, phát hiện và phản ánh những tiêu cực, các vấn đề làm sai, hoặc phát sinh trong quá trình hoạt động để chính quyền và ngành chức năng có những điều chỉnh quy định hoặc kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh. Báo chí phản ánh ý kiến của công chúng đối với các vấn đề trong xã hội.

Báo chí có vai trò định hướng dư luận, theo học thuyết truyền thông “Dòng chảy hai bước”, báo chí vừa là kênh truyền thông, vừa có vai trò như là một “nhà lãnh đạo quan điểm”, định hướng quan điểm của công chúng về du lịch.

“Với sự phát triển của báo chí, dư luận đã trở thành một sức mạnh xã hội có khả năng định hướng, làm thay đổi một quan niệm nào đó, từ đó tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023