năng, thế mạnh, dựa vào du lịch để thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực khác phát triển. Nhằm đạt được mục tiêu phát triển du lịch, Bộ Chính trị cũng đã đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện. Trong đó, nhiệm vụ của các cơ quan truyền thông, của báo chí là phải phát huy vai trò và tạo được đột phá trong hoạt động xúc tiến, quảng bá thị trường du lịch trong nước, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, vị trí của ngành du lịch.
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước. Thời gian qua, báo chí ĐBSCL đã luôn đồng hành, bám sát chủ trương của địa phương mình để tuyên truyền, phổ biến cho công chúng, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, đồng thời là diễn đàn của nhân dân trong phản biện xã hội. Báo chí đã góp phần quan trọng trong tuyên truyền các chủ trương, chính sách, thông tin kịp thời về các hoạt động du lịch của địa phương, đồng thời cũng giới thiệu, quảng bá các tuyến điểm du lịch của địa phương mình, là một trong các kênh thông tin, xúc tiến du lịch đáng tin cậy.
Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển, các cơ quan báo chí khu vực ĐBSCL đã không ngừng đổi mới mình để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Cùng với báo in là loại hình báo chí truyền thống, các cơ quan báo địa phương ở ĐBSCL đã đầu tư, phát triển loại hình báo điện tử. Với thế mạnh của báo điện tử là thông tin nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ trên các thiết bị di động, ngôn ngữ truyền thông đa dạng, hấp dẫn, báo chí địa phương đã đạt một số hiệu quả nhất định trong truyền thông quảng bá du lịch, góp phần thu hút sự quan tâm của du khách đến với du lịch địa phương, là một trong các yếu tố góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử đã góp phần quan trọng trong phát triển ngành du lịch tại địa phương nói riêng và du lịch
Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nhiệm vụ chính trị mà Trung ương đề ra, từng địa phương ở ĐBSCL và nhất là báo chí địa phương ở ĐBSCL cần có sự đánh giá một cách cụ thể về tính hiệu quả trong công tác truyền thông thời gian qua đối với lĩnh vực du lịch để đề ra được những giải pháp thiết thực, góp phần thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Chính vì vậy, từ những lý luận và thực tiễn trên, học viên triển khai đề tài “Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long” để đánh giá thực trạng công tác truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên các báo điện tử ở khu vực ĐBSCL. Thông qua phân tích, so sánh cách làm của một số báo điện tử cụ thể ở ĐBSCL để nhận diện các hạn chế, bất cập và đề ra giải pháp thay đổi phù hợp.
2. Tình hình nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 1
- Truyền Thông Quảng Bá Du Lịch Trên Báo Chí
- Chủ Trương Của Đảng Và Chính Sách Của Nhà Nước Về Phát Triển Du Lịch Và Triển Khai Truyền Thông Quảng Bá Du Lịch Tại Các Địa Phương
- Lý Thuyết “Sử Dụng Và Hài Lòng” Đối Với Đánh Giá Chất Lượng Truyền Thông Quảng Bá Du Lịch Trên Báo Chí
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Thời gian qua, nghiên cứu về phát triển du lịch luôn được sự quan tâm của giới học thuật. Trong đó, ở khía cạnh tìm hiểu về truyền thông quảng bá du lịch đã có rất nhiều tài liệu khoa học với nhiều mức độ nghiên cứu: sách, bài viết khoa học, luận văn… Có thể phân tích một số luận văn có sự gần gũi với chủ đề truyền thông quảng bá du lịch như:
Luận văn Thạc sĩ Báo chí “Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập” của tác giả Nguyễn Thị Thái Hà (2007) tập trung làm rõ vai trò của báo chí đối với du lịch. Theo tác giả, đối với du lịch, báo chí có vai trò là kênh chủ yếu cung cấp thông tin thị trường du lịch, thông tin về các hoạt động du lịch trong nước. Luận văn nghiên cứu ở phạm vi rộng khi đề cập đến đối tượng là du lịch Việt Nam nói chung. Đồng thời, luận văn cũng chọn khảo sát các báo in, tạp chí in cụ thể như: Tạp chí Du lịch Việt Nam và các phụ san, báo Du lịch, các bài báo viết về đề tài du lịch trên tạp chí
Heritage, báo Tuổi Trẻ là những cơ quan báo chí có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập đến loại hình báo điện tử hay phân tích tiềm năng của báo điện tử đối với truyền thông quảng bá du lịch.
Luận văn Thạc sĩ Báo chí “Quảng bá du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí Trung ương” của tác giả Nguyễn Thị Lý (2017) xác định đối tượng nghiên cứu là quảng bá du lịch của một địa phương cụ thể là tỉnh Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương (gồm báo Ninh Bình, báo điện tử Ninh Bình) và báo trung ương (gồm báo in và báo điện tử Du lịch Việt Nam, báo điện tử Vnexpress, báo điện tử Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam). Qua phân tích nội dung trên các báo này, luận văn đánh giá được thực trạng và đề ra các giải pháp phù hợp để nâng chất lượng quảng bá du lịch Ninh Bình. Điểm thành công của luận văn là phân tích được điểm mạnh, yếu của các tờ báo, so sánh cách quảng bá du lịch Ninh Bình trên các báo trung ương và báo địa phương của Ninh Bình với từng khía cạnh cụ thể trong nội dung các bài viết về du lịch trên báo, nêu được các tiêu chí để đánh giá bài viết về du lịch trên báo in và báo điện tử. Tác giả chứng minh luận điểm bằng hệ thống bảng biểu thống kê thuyết phục.
Luận văn Thạc sĩ quan hệ công chúng “Quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện của Vietnam Airlines (Khảo sát năm 2014 – 2015)” của Thái Bình Dương (2016) tập trung sâu vào yếu tố quảng bá hình ảnh đất nước thông qua hoạt động cụ thể của một đơn vị là hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Luận văn có sự so sánh với hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước của một số hãng hàng không khác trên thế giới, đánh giá được hiệu quả trong truyền thông, quảng bá hình ảnh đất nước của Vietnam
Airlines, đưa ra được giải pháp để đa dạng hình thức, mở rộng quy mô, đối tượng, nội dung sâu sắc và ấn tượng hơn.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều tài liệu ở dạng sách và bài viết khoa học nghiên cứu về du lịch và kinh tế du lịch, marketing du lịch như: Giáo trình marketing du lịch (TS. Hà Nam Khánh Giao, 2011), Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du lịch (MBA Nguyễn Văn Dung, 2009)… đề cập nhiều đến vai trò của quảng cáo, quảng bá đối với ngành kinh tế du lịch.
Qua tra cứu, đối với cấp độ nghiên cứu luận văn cao học báo chí giai đoạn 10 năm trở lại đây, nghiên cứu về du lịch khu vực ĐBSCL là chưa nhiều. Ở phạm vi nói về truyền thông quảng bá du lịch vùng ĐBSCL cũng là một chủ đề mới, chưa có đề tài nào tương tự. Luận văn “Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực ĐBSCL” sau khi hoàn thành có sự kế thừa về mặt cơ sở lý luận, các quan điểm, khái niệm mang tính hàn lâm về truyền thông quảng bá du lịch và báo điện tử. Điểm mới của luận văn thể hiện qua việc nghiên cứu một vấn đề mang tính thời sự - truyền thông quảng bá du lịch trong phạm vi hẹp, cụ thể (xác định tại những địa phương cụ thể trong khu vực ĐBSCL và chỉ khảo sát trên loại hình báo điện tử) với thời gian bắt đầu từ tháng ngày 01/06/2018 đến 30/06/2019 (397 ngày).
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá chất lượng của quá trình truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực ĐBSCL. Qua đó đề ra được giải pháp để nâng cao chất lượng truyền thông quảng bá du lịch trên báo điện tử khu vực ĐBSCL, góp phần thực hiện Nghị quyết số
08/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là hoạt động truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, cụ thể là Đồng Khởi Online, Cần Thơ Online và Đồng Tháp Online.
- Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: Thời gian xác định để tiến hành thu thập thông tin nghiên cứu là từ ngày 01/06/2018 đến 30/06/2019 (397 ngày). Không gian nghiên cứu được xác định tại 3 tỉnh, thành gồm: TP. Cần Thơ, tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn áp dụng phương pháp luận để làm rõ các lý luận về báo chí, truyền thông quảng bá du lịch, các chủ trương phát triển du lịch của Việt Nam và 3 tỉnh có các báo điện tử được khảo sát: Bến Tre (Đồng Khởi Online), TP. Cần Thơ (Cần Thơ Online), Đồng Tháp (Đồng Tháp Online).
Đối với phương pháp công cụ để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng phương pháp phân tích nội dung, phương pháp nghiên cứu tài liệu, lập bảng thống kê, xây dựng biểu đồ tỷ lệ để phân tích về nội dung và hình thức các bài viết về du lịch trên báo điện tử được khảo sát. Để khảo sát mức độ tiếp nhận thông tin quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử đối với công chúng của 3 trang báo điện tử: Cần Thơ Online, Đồng
Khởi Online, Đồng Tháp Online, luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm đối tượng công chúng.
Luận văn cũng áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu để ghi nhận ý kiến đối với đại diện các cơ quan báo chí nêu trên cùng một số phóng viên phụ trách mảng du lịch trong việc triển khai thực hiện truyền thông, quảng bá du lịch trên báo điện tử và đại diện các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch, xúc tiến du lịch.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài “Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực ĐBSCL” sau khi hoàn thành sẽ mang lại các giá trị về lý luận và thực tiễn nhất định.
Đầu tiên, đề tài sẽ là tài liệu tổng hợp các lý luận chuyên ngành về các lĩnh vực truyền thông quảng bá du lịch, trong đó đề cập rõ đến chủ trương, chính sách phát triển du lịch của 3 địa phương: TP. Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp trong bức tranh chung của du lịch ĐBSCL. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho ai có nhu cầu tìm hiểu về truyền thông ở khu vực ĐBSCL qua tham chiếu cụ thể đối với một lĩnh vực cụ thể là du lịch, với đối tượng cụ thể là báo điện tử.
Thứ hai, luận văn sẽ góp phần đánh giá được thực trạng của truyền thông quảng bá du lịch địa phương thông qua báo điện tử của các cơ quan báo chí tại các địa phương. Việc đánh giá thực trạng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ là nguồn thông tin hữu ích để đề ra các giải pháp phù hợp, góp phần tăng hiệu quả truyền thông để quảng bá du lịch, phát triển du lịch theo đúng định hướng của các tỉnh, thành và của trung ương.
Thứ ba, luận văn sẽ góp phần tạo cơ sở để phân tích, đánh giá về hiệu quả kinh tế của thông tin trên các báo điện tử địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút quảng cáo của các báo khu vực ĐBSCL trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước sự cạnh tranh về thông tin của các loại hình báo chí khác và mạng xã hội.
7. Bố cục luận văn:
Ngoại trừ phần mở đầu, mục lục, bảng biểu, tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết về truyền thông quảng bá du lịch và vai trò của báo chí đối với quảng bá du lịch
Chương 2: Thực trạng truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông quảng bá du lịch trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI QUẢNG BÁ DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận về truyền thông và truyền thông quảng bá
1.1.1. Truyền thông:
Theo các tài liệu, giáo trình về lý luận báo chí - truyền thông, thuật ngữ “truyền thông” tiếng Anh là “communication” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “commune” có nghĩa là “chung”, “cộng đồng”. Truyền thông là nội dung, cách thức, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa những cá nhân với cá nhân hoặc cá nhân với cộng đồng xã hội. Nhờ truyền thông, giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người xã hội. Từ nhiều phân tích, có thể khái niệm về thuật ngữ “truyền thông” là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của các nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội. [7, tr.13].
Có các điểm cần lưu ý khi phân tích thuật ngữ “truyền thông”, đó là: truyền thông là một “quá trình trao đổi thông tin liên tục” giữa ít nhất hai cá thể, truyền thông nhằm “tạo sự hiểu biết lẫn nhau, làm thay đổi nhận thức và điều chỉnh hành vi”, điều này nhấn mạnh đến tính mục đích cũng như hiệu quả của quá trình truyền thông. Đây là những yếu tố quan trọng để khi nghiên cứu các vấn đề thuộc về lĩnh vực truyền thông, người nghiên cứu có góc nhìn toàn diện hơn.
Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông gồm: nguồn (source), thông điệp (message), kênh truyền thông (channel), người nhận (receiver). Phân tích cụ thể các yếu tố này như sau:
- Nguồn: là yếu tố đầu tiên của truyền thông, có thể là cá nhân hoặc tổ chức phát ra thông tin, bắt đầu quá trình truyền thông.