Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


HUỲNH THỊ HẠNH LINH


TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


HUỲNH THỊ HẠNH LINH


TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng Mã số: 8320101.01 (UD)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ



Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ định hướng ứng dụng


PGS.TS. Vũ Quang Hào

Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những nội dung trong Luận văn này là kết quả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân và chưa từng công bố trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Vĩnh Long, tháng 11 năm 2020


Tác giả Luận văn


Huỳnh Thị Hạnh Linh


LỜI CẢM ƠN


Đầu lời, tôi xin bày tỏ lòng tri ân với PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa, là người thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi về mặt khoa học để tôi hoàn thành Luận văn này.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như thực hiện các bước chuẩn bị và hoàn tất Luận văn này, tôi luôn nhận được sự chỉ dẫn, hỗ trợ nhiệt tình từ quý thầy cô Viện Đào tạo báo chí và truyền thông. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân quý thầy cô. Kiến thức, kinh nghiệm và tầm nhìn từ quý thầy cô là những giá trị mà bản thân tôi sẽ mãi luôn trân quý.

Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Báo Đồng Khởi cùng các anh chị đồng nghiệp tại đơn vị đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học một cách tốt đẹp.

Và tôi xin gửi lời tri ân đến các vị tiền bối, quý ân nhân, các anh chị ở các cơ quan, đơn vị quản lý du lịch, các cơ quan báo chí, truyền thông đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn.

Trong nỗ lực để hoàn thành Luận văn vẫn còn những giới hạn nhất định. Tôi rất mong được quý thầy cô, các anh chị học viên góp ý để đề tài ngày càng hoàn thiện và trở thành tài liệu hữu ích, góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông quảng bá du lịch trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tác giả Luận văn


Huỳnh Thị Hạnh Linh


MỤC LỤC


Trang

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ 4

MỞ ĐẦU 5

Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI QUẢNG BÁ DU LỊCH 12

1.1. Cơ sở lý luận về truyền thông và truyền thông quảng bá 12

1.2. Truyền thông quảng bá du lịch trên báo chí 20

1.3. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch và triển khai truyền thông quảng bá du lịch tại các địa phương 23

1.4. Lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” đối với đánh giá chất lượng truyền thông quảng bá du lịch trên báo chí 30

Tiểu kết chương 1 32

Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ KHU VỰC ĐBSCL 33

2.1. Triển khai truyền thông quảng bá du lịch trên các báo được khảo sát .. 33


2.2. Đặc điểm sản phẩm báo chí về du lịch trên các báo điện tử được khảo sát

....................................................................................................................... 36

2.3. Chất lượng truyền thông quảng bá du lịch trên các báo điện tử địa phương được khảo sát 44

Tiểu kết chương 2 50

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ KHU VỰC ĐBSCL

....................................................................................................................... 52

3.1. Cơ hội của báo điện tử địa phương trong bối cảnh mới 52

3.2. Thách thức của báo điện tử địa phương trong truyền thông quảng bá du lịch 55

3.3. Một số giải pháp đề xuất 60

Tiểu kết chương 3 74

KẾT LUẬN 76

Tài liệu tham khảo 78

Phụ lục


Danh mục các bảng biểu

2.1.Bảng thống kê số lượng tin bài du lịch cập nhật trên các báo điện tử trong thời gian khảo sát.

2.2. Biểu đồ so sánh số lượng tin bài du lịch trên các báo điện tử khảo sát (thời gian khảo sát từ 01/06/2018 đến 30/6/2019).

2.3. Bảng số lượng tin bài một số chuyên mục trên Đồng Khởi Online trong thời gian khảo sát.

2..4. Biểu đồ so sánh tỷ lệ cập nhật tin bài các chuyên mục cùng cấp của Đồng Khởi Online (thời gian từ 01/06/2018 đến 30/6/2019).

2.5. Biểu đồ Tỷ lệ các nội dung tin, bài về Du lịch trên Đồng Tháp Online trong thời gian khảo sát.

2.6. Biểu đồ Tỷ lệ các nội dung tin, bài về Du lịch trên Cần Thơ Online trong thời gian khảo sát.

2.7. Biểu đồ Tỷ lệ các nội dung ti,n bài về Du lịch trên Đồng Khởi Online trong thời gian khảo sát.

2.8. Biểu đồ Tỷ lệ thể thức tin, bài về Du lịch trên Đồng Khởi Online trong thời gian khảo sát.

2.9. Biểu đồ Tỷ lệ thể thức tin, bài về Du lịch trên Đồng Tháp Online trong thời gian khảo sát.

2.10. Biểu đồ Tỷ lệ thể thức tin, bài về Du lịch trên Cần Thơ Online trong thời gian khảo sát.


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:


Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), du lịch được nhiều địa phương xem là ngành kinh tế quan trọng, có vai trò chủ chốt trong phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch ĐBSCL với các giá trị về tự nhiên, văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng, con người… đã tạo nên nét riêng biệt, góp phần làm phong phú bản đồ du lịch Việt Nam. Mỗi địa phương vừa mang nét tương đồng về điều kiện tự nhiên lại vừa khác biệt về các giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một nền du lịch thống nhất trong đa dạng.

15 năm trở lại đây, du lịch nước ta nói chung, trong đó có du lịch ĐBSCL đã có bước chuyển rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Du lịch cũng giữ vai trò quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với thế giới, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.

Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đề ra mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Và phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế khác, để Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, không phải tỉnh, thành nào cũng phải phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng cần xây dựng và phát triển du lịch phát triển tương xứng với tiềm

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí