Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng - 10


Bộ Quốc phòng (Đơn vị dự toán cấp I)

Khối cơ quan Bộ Quốc phòng (Đơn vị dự toán cấp II)

Đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng

Khối phục vụ: Học viện, trường SQ,

bệnh viện, viện

( Đơn vị dự toán cấp III)

Khối đơn vị chiến đấu; Tổng cục 2, Quân khu, quân đoàn, quân binh chủng

( đơn vị dự toán cấp II)

Các doanh nghiệp trực thuộc

Bộ tổng Tham mưu

Tổng cục chính trị

Tổng cục Kỹ thuật

Tổng cục Hậu cần


Bộ

Tham mộu

Quan hệ chỉ huy và phục tùng chỉ huy Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ


Sơ đồ 2.1: Đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng trong cơ cấu tổ chức quân đội Việt Nam

Loại hình các đơn vị dự toán trực thuộc BQP rất đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của đơn vị, nhưng cùng một loại hình thì cơ cấu tổ chức giữa các đơn vị có nhiều điểm tương đồng. Có thể khái quát mô hình tổ chức của các đơn vị dự toán trực thuộc BQP qua các sơ đồ sau:


Cục hậu cần

Cục chính trị

Cục kỹ thuật

Các đơn vị trực thuộc tổng cục, như: các bệnh viện, đoàn ăn dưỡng, trường, nhà máy, doanh nghiệp.

Các phòng chức năng trong đơn vị dự toán trực thuộc BQP

Chủ nhiệm tổng cục

Các cục chức năng (cơ quan chỉ đạo toàn quân)

Bộ tham mưu

Quan hệ lãnh đạo chỉ huy và phục tùng Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ

Sơ đồ 2.2 : Mô hinh tổ chức khối cơ quan Bộ Quốc phòng

Các cơ quan: bộ tham mưu, cục chính trị, cục kỹ thuật, cục hậu cần trong Bộ Tổng Tham mưu và các tổng cục chỉ có chức năng chỉ đạo nghiệp vụ trong nội bộ đơn vị. Các cục chức năng nằm trong các đơn vị này là cơ quan chỉ đạo toàn quân. Ví dụ: Cục Quân huấn nằm trong Bộ Tổng Tham mưu có chức năng chỉ đạo công tác huấn luyện chiến đấu đối với các đơn vị trong toàn quân; Cục Doanh trại nằm trong Tổng cục Hậu cần có chức năng chỉ đạo công tác đảm bảo, quản lý doanh trại đối với các đơn vị trong toàn quân; Cục Cán bộ nằm trong Tổng cục Chính trị có chức năng thực hiện và chỉ đạo công tác cán bộ của các đơn vị trong toàn quân; Cục Xe máy nằm trong Tổng cục Kỹ thuật có chức năng chỉ đạo công tác đảm bảo, quản lý xe máy cho các đơn vị trong toàn quân...Phần lớn các cục chức năng chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của các thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và các tổng cục. Riêng một số cục như: Cục Tài chính, Cục Kế hoạch- Đầu tư chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng. Các cục chức năng là đầu mối tổng hợp dự toán ngân sách toàn quân theo phạm vi ngành mình quản lý, là cơ quan đề xuất phương án phân bổ ngân sách cho các ngành cấp dưới, có vai trò quan trọng trong điều hành ngân sách.


Phòng Tài chính

Ban tài chính

Tỉnh đội

Sư đoàn

Trung đoàn, Lữ đoàn

Trường, viện,DN

Huyện đội

Trung đoàn

Tiểu ban tài chính

Bộ tư lệnh quân khu

Bộ Tham mưu

Cục Chính trị

Cục Hậu cần

Cục Kỹ thuật



Tiểu đoàn



Đại đội

Nhân viên quản lý


Nhân viên tài chính

Quan hệ lãnh đạo chỉ huy và phục tùng Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ


Sơ đồ 2.3 : Mô hinh tổ chức của quân khu


Các


Khối


Các


Các



Các


Các


Các


Các


Các

phòng


các


phòng


kho,



phòng


đơn vị


phòng


đơn vi


phòng

chức


kho


chức


đơn vị



chức


trực


chức


trực


chức

năng




năng


trực



năng


thuộc


năng


thuộc


năng







thuộc












Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng - 10




Các đại đội


Bộ Tư lệnh

Khối các nhà máy

Các trung, lữ đoàn trực thuộc

Cục Kỹ thuật

Cục chức năng

Các sư đoàn

Các nhà trường

Khối các đơn vị kinh tế

Các trung đoàn

Cục Hậu cần

Bộ Tham mưu

Cục Chính trị

Các tiểu đoàn

Quan hệ lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ


Sơ đồ 2.4 :Mô hình tổ chức bộ máy của quân đoàn, quân binh chủng

Hệ thống cơ quan tài chính được tổ chức ở tất cả các cấp trong đơn vị dự toán trực thuộc BQP. Ở mỗi cấp, cơ quan tài chính chịu sự chỉ huy, điều hành trực tiếp của người chỉ huy cao nhất, đồng thời chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Có thể khái quát hệ thống cơ quan tài chính trong Sơ đồ 2.5


Bộ Quốc phòng

Cục Tài chính- Bộ Quốc phòng

Bộ tư lệnh các đơn vị trực

thuộc BQP

Phòng tài chính

Chỉ huy sư đoàn và tương đương

Các ban tài chính, phòng tài chính của các đơn vị, nhà máy, DN

Chỉ huy trung đoàn và tương đương

Tiểu ban tài chính

Chỉ huy tiểu đoàn và tương đương

Nhân viên tài chính

Chỉ huy đại đội và tương đương

Nhân viên quản lý


Quan hệ lãnh đạo chỉ huy và phục tùng Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ


Sơ đồ 2.5 :Hệ thống cơ quan tài chính của các đơn vị dự toán trực thuộc BQP


Trưởng phòng tài chính

Tổ quản lý đơn vị

Tổ ngân sách XDCB

Tổ kế hoạch ngân sách


Tổ kế toán

Tổ quản lý doanh nghiệp

Tổ ngân sách cơ quan

Phó trưởng phòng tài chính

Phó trưởng phòng tài chính


Sơ đồ 2.6: Cơ cấu tổ chức của phòng tài chính các đơn vị


Kết quả điều tra về cơ cấu tổ chức ngành tài chính cho thấy, tuỳ theo quy mô và tính chất nhiệm vụ ở từng đơn vị, số lượng biên chế của phòng tài chính từ 9 đến 18 người, trong đó có 1 trưởng phòng chịu trách nhiệm chung, một đến hai phó phòng phụ trách các mảng công tác do trưởng phòng phân công và các ban hoặc tổ, gồm: tổ kế hoạch ngân sách, tổ kế toán, tổ theo dõi ngân sách XDCB, tổ theo dõi tài chính các nhà máy, doanh nghiệp, tổ theo dõi các đơn vị, và 1 người phụ trách chi tiêu của các phòng chức năng, 1 thủ quỹ, 1 phụ trách thanh tra. Mỗi ban tài chính biên chế từ 5 đến 6 người, các tiểu ban tài chính được biên chế từ 3 đến 4 người. Nếu theo đúng biên chế các cơ quan tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Trên thực tế, hầu hết các đơn vị đều phải bố trí quân số ở phòng tài chính cao hơn biên chế từ 2 đến 3 người mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Các trưởng phòng, ban, tiểu ban tài chính các cấp, các trợ lý phòng tài chính thuộc diện bố trí là sĩ quan, có trình độ cử nhân trở lên; số còn lại là nhân viên tài chính các cấp thuộc diện bố trí là QNCN hoặc CNVQP, trình độ cử nhân, trung cấp hoặc sơ cấp tài chính; nhân viên quản lý phần lớn là QNCN hoặc CNVQP chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, một số ít bố trí hạ sĩ quan, chiến sĩ (HSQ-CS).

Về chính sách nhân sự

Nhân sự các đơn vị dự toán trực thuộc BQP gồm 4 đối tượng: sĩ quan, QNCN, CNVQP, HSQ-CS. Công tác nhân sự được thực hiện trên cơ sở Luật Sĩ quan, Pháp lệnh quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), Luật Nghĩa vụ quân sự và Pháp lệnh về công nhân viên quốc phòng (CNVQP). Nghị quyết 93 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về tiêu chuẩn cán bộ và các quy định khác về bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển cán bộ của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Các đơn vị chỉ được tuyển dung theo chỉ tiêu

BQP giao. Quy trình điều động, bổ nhiệm nhân sự trong các đơn vị được thực hiện qua nhiều khâu với những tiêu chí cụ thể về phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn đối với từng cấp. Việc bổ nhiệm cán bộ phải thông qua cấp uỷ các cấp và theo nguyên tắc cấp dưới đề nghị lên, cấp trên hai cấp ra quyết định. Công tác điều động, bổ nhiệm đối với sĩ quan được tiến hành mỗi quý một lần, các đối tượng khác thực hiện theo tháng.

Bảng 2.3 : Kết quả điều tra về chính sách nhân sự



STT


Nội dung câu hỏi về chính sách nhân sự



Không

Không biết

Không trả lời


1

Đơn vị có chính sách bồi dưỡng, phát triển đội ngũ

cán bộ, nhân viên có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ không?


14




1

2

Đơn vị có xây dựng quy chế khen thưởng và kỷ luật

không?

15





3

Đơn vị có thường xuyên tổ chức huấn luyện, đào tạo

nâng cao trình độ cho Quân nhân, CNV không?


12


2



1


4

Số lượng cán bộ, nhân viên ngành tài chính của đơn

vị hiện nay có đáp ứng được yêu cầu công việc không?


11


4




5

Chất lượng cán bộ, nhân viên ngành tài chính của đơn vị hiện nay có đáp ứng được yêu cầu công việc

không?


14



1


6

Đơn vị có xây dựng chính sách để phát triển đội ngũ

cán bộ ngành tài chính không?

8

7




Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục II)


Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các đơn vị đều có chính sách bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có quy chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, thường xuyên tổ chức huấn luyện tại chỗ. Các đơn vị thực hiện nghiêm các quy định của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, BQP và nghị quyết của cấp uỷ về chính sách nhân sự, tuân thủ đúng quy trình tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, đề bạt, thực hiện chính sách đãi ngộ về tiền lương, phụ cấp, BHXH...đối với quân nhân, CNVQP; quy trình cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; quy trình luân chuyển, điều động cán bộ. Có thể đánh giá chính sách nhân sự của các đơn vị những năm qua đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, qua điều tra cũng cho thấy một số bất cập trong chính sách nhân sự. Nếu thực hiện chính sách về lương như hiện nay thì trong một vài năm tới sẽ khó thu hút được lực

lượng thanh niên tham gia phục vụ quân đội, nhất là những người có trình độ. Các đơn vị ở vùng sâu, các đơn vị phía Nam thiếu nhiều cán bộ so với biên chế. Việc quy hoạch cán bộ theo độ tuổi còn nhiều hạn chế, có lúc rỗng cán bộ; chính sách đãi ngộ, chính sách luân chuyển cán bộ giữa các vùng miền chưa thỏa đáng, dẫn đến tình trạng cán bộ ở các đơn vị gần thành phố, thị xã thì thừa, ở vùng xa lại thiếu. Riêng về nhân sự ngành tài chính hiện nay gặp nhiều khó khăn, số được đào tạo cơ bản, đúng chuyên ngành ngày càng ít. Việc tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp các trường kinh tế tài chính có nhiều khó khăn, một số sinh viên có năng lực thì tìm kiếm công việc hấp dẫn hơn, số có nguyện vọng phục vụ trong quân đội thì đa số không được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán tài chính, nên phải mất nhiều thời gian đào tạo lại. Đội ngũ nhân viên tài chính chủ yếu do các trường trung cấp tài chính, kinh tế bên ngoài đào tạo, trình độ không đồng đều, kiến thức không sát thực tế, việc đi học phần lớn do tự phát (đầu vào ít được tuyển chọn). Sau khi tốt nghiệp, người học về các cơ quan tài chính phải tự bồi dưỡng theo phương thức người đi trước hướng dẫn người đi sau, cho đến khi thuần thục mới giao việc. Một số nhân viên được tiếp tục học đại học tại chức để tạo nguồn bổ sung vào đội ngũ sĩ quan. Với phương thức tuyển chọn như vậy, phần lớn nhân viên thường thụ động, làm việc theo kinh nghiệm của người đi trước, ít có khả năng độc lập, sáng tạo, kém linh hoạt, trình độ tổ chức công tác kế toán hạn chế. Trong khi đó, hệ thống nhà trường của các đơn vị, nhất là Khoa Tài chính của Học viện Hậu cần năng lực đào tạo sĩ quan và nhân viên tài chính còn đang rất dôi dư (mỗi năm có thể đào tạo 90 sĩ quan và 150 trung cấp, nhưng chỉ tiêu đào tạo chỉ được giao từ 25 đến 30 sĩ quan, không có trung cấp). Những bất cập về chính sách nhân sự nói chung và ngành tài chính nói riêng nếu không được điều chỉnh, khắc phục kịp thời thì công tác tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, quân sự của đơn vị.

Về công tác kế hoạch

Hệ thống kế hoạch của các đơn vị gồm kế hoạch công tác quân sự năm, kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị và các kế hoạch của các chuyên ngành. Trong đó, kế hoạch công tác quân sự và kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị hàng năm là trung tâm, sau khi được cấp trên phê chuẩn trở thành tài liệu "tối mật" và là cơ sở pháp lý để triển khai các nhiệm vụ trong năm. Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào kế hoạch này và nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch cho ngành mình, đơn vị mình, như: kế hoạch tài chính, kế hoạch mua sắm vật tư, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật (VK,TBKT), kế hoạch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022