Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam - 23


+ Đề xuất các xét nghiệm cần thiết (nếu có);


+ Đề xuất hình thức điều trị (qua việc khám bệnh hoặc thông qua các kết quả xét nghiệm nhận lại từ Bộ phận Xét nghiệm), chuyển hồ sơ về Bộ phận Điều trị;

+ Đề xuất cấp thuốc (đến Bộ phận Dược);


+ Có thể xuất các báo cáo liên quan đến việc khám chữa bệnh phục vụ theo dõi, tổng hợp; hoặc phục vụ lập kế hoạch khám, chữa bệnh…

- Bộ phận Cấp cứu:


+ Lập phiếu cho bệnh nhân (các thông tin cá nhân, tình trạng bệnh nhân, loại hình bảo hiểm nếu có, các thông tin liên quan khác…);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

+ Xác nhận các xét nghiệm, điều trị, thuốc sử dụng, vật tư sử

dụng;

Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam - 23


+ Gửi hồ sơ liên quan của bệnh nhân sang Bộ phận Kế toán để tính toán viện phí và thanh toán;

+ Có thể xuất các báo cáo liên quan đến tình hình bệnh nhân cấp cứu phục vụ theo dõi, tổng hợp; hoặc lập báo cáo phục vụ xây dựng kế hoạch…

- Bộ phận Xét nghiệm:


+ Thực hiện các xét nghiệm theo đề xuất của Bộ phận khám bệnh (thông qua hệ thống chương trình);

+ Tổng hợp và gửi lại các kết quả xét nghiệm cho Bộ phận khám

bệnh;


+ Có thể xuất các báo cáo liên quan đến việc xét nghiệm phục vụ theo dõi, tổng hợp; hoặc phục vụ lập kế hoạch khám, chữa bệnh…

- Bộ phận Điều trị:


+ Tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận Khám bệnh, bổ sung hồ sơ các thông tin cần thiết (phòng bệnh, giường bệnh…);

+ Xác nhận các thông tin điều trị vào hồ sơ (sử dụng vật tư, thiết bị y tế, sử dụng thuốc, phẫu thuật…);

+ Xác nhận xuất viện và chuyển hồ sơ về Bộ phận Kế toán làm thủ tục thanh toán viện phí;

+ Đề xuất các công việc liên quan đến việc điều trị bệnh nhân gửi các Bộ phận liên quan (Dược, vật tư, thiết bị…);

+ Có thể xuất các báo cáo liên quan đến việc điều trị bệnh nhân phục vụ theo dõi, tổng hợp; hoặc phục vụ lập kế hoạch khám, chữa bệnh…

- Bộ phận Dược:


+ Nhận yêu cầu từ Bộ phận Khám bệnh hoặc Bộ phận Điều trị;


+ Xác nhận các loại thuốc đã sử dụng vào hồ sơ bệnh nhân (chủng loại, số lượng…) và chuyển lại Bộ phận tương ứng;

+ Có thể xuất các báo cáo liên quan đến quản lý dược phục vụ theo dõi, tổng hợp; hoặc phục vụ lập kế hoạch khám, chữa bệnh…

- Bộ phận quản lý Vật tư, thiết bị y tế:


+ Nhận yêu cầu về vật tư, thiết bị y tế từ bộ phận Điều trị;


+ Xác nhận các loại vật tư, thiết bị đã cấp vào hồ sơ bệnh nhân (chủng loại, số lượng…) và chuyển lại Bộ phận tương ứng;


+ Có thể xuất các báo cáo liên quan đến quản lý vật tư, thiết bị y tế phục vụ theo dõi, tổng hợp; hoặc phục vụ lập kế hoạch khám, chữa bệnh…

- Bộ phận Tổ chức, Nhân sự:


+ Thực hiện các công tác quản lý nhân sự (chấm công, tổng hợp lịch phân trực từ các khoa, xác nhận các chế độ được hưởng…);

+ Gửi Bộ phận kế toán để tính lương cho cán bộ, công nhân viên;


+ Có thể xuất các báo cáo liên quan đến quản lý nhân sự của bệnh viện phục vụ theo dõi, tổng hợp…

- Bộ phận Tài chính Kế toán:


+ Tiếp nhận hồ sơ từ các bộ phận như Bộ phận khám bệnh, Bộ phận Điều trị hoặc Bộ phận Nhân sự;

+ Tính toán viện phí cho bệnh nhân trên cơ sở hồ sơ của bệnh nhân và thu viện phí;

+ Tính toán lương cho cán bộ, công nhân viên và phát lương;


+ Có thể xuất các báo cáo liên quan đến tình hình quản lý tài chính của bệnh viện phục vụ theo dõi, tổng hợp; báo cáo theo các quy định về tài chính…

- Bộ phận Kế hoạch: Tiếp nhận báo cáo, thống kê từ các Bộ phận khác, tham khảo để xây dựng kế hoạch hoạt động.

Cụ thể nghiệp vụ tập hợp chi phí và thanh toán viện phí theo mô hình ở Hình 3.3 sẽ được thực hiện như trong Hình 3.4 sau đây:


xác nhận

xác nhận

lập

Hồ sơ bệnh nhân

Dược Vật tư, thiết bị


Bảo hiểm



Hóa đơn

Cấp cứu/ Tiếp nhận


xác nhận


Bảng kê

xác nhận


Khám bệnh Điều trị Kế toán


Hình 3.4 – Mô hình nghiệp vụ thanh toán viện phí


Giải thích:


(1) Bộ phận Tiếp nhận hoặc bộ phận Cấp cứu lập Hồ sơ bệnh nhân chuyển Khoa Khám bệnh.

(2) Bộ phận Khám bệnh nhận Hồ sơ, đề xuất điều trị, xét nghiệm và cung ứng thuốc, xác nhận trong Hồ sơ bệnh nhân.

(3) Các bộ phận Điều trị, Xét nghiệm, Dược xác nhận thông tin chi phí thực tế phát sinh vào Hồ sơ bệnh nhân (Phụ lục 25).

(4) Bộ phận Kế toán tính toán, tổng hợp chi phí phát sinh trên cơ sở tổng khối lượng dịch vụ cung cấp, in hóa đơn cho bệnh nhân hoặc đối chiếu quyết toán với cơ quan bảo hiểm. Định kỳ tổ chức lập các báo cáo chi tiết theo các tiêu thức khác nhau.


3.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP


Với tư cách là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, kế toán cần tiếp tục được hoàn thiện và phát triển để góp phần quản lý tài chính một cách tiết kiệm, hiệu quả hơn. Để các giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế có tính khả thi, theo chúng tôi, Nhà nước, ngành y tế cũng như các đơn vị cần có một số điều kiện nhất định. Cụ thể:

3.5.1. Về phía Nhà nước


Thứ nhất, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả cải cách tài chính công. Thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá, Nhà nước có cơ sở để xác định, đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị và có cơ sở dữ liệu để phân tích kết quả đạt được nhằm điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Việc xây dựng chỉ tiêu đánh giá kết quả cải cách chính là căn cứ để thực hiện cải cách quá trình lập ngân sách. Đơn vị tiến hành cải cách tốt sẽ có thể được khuyến khích thêm một phần ngân sách. Đơn vị nào tiến hành cải cách không tốt sẽ bị phạt trong ngân sách cho năm hoạt động sau đó.

Thứ hai, Nhà nước cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc đầu ra. Trong cơ chế quản lý tài chính mới, cần thiết lập các thước đo về kết quả và hiệu quả công việc chứ không chú trọng vào các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hay kết quả đó. Ví dụ đối với ngành y tế cần căn cứ vào số lượng bệnh nhân đã được điều trị, chất lượng sức khỏe bệnh nhân sau điều trị… để đánh giá chứ không căn cứ trên số giường bệnh kế hoạch để phân bổ ngân sách. Trên cơ sở hệ thống định mức chi tiêu Nhà nước ban hành, các đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để xây dựng dự toán ngân sách đồng thời thực hiện việc chi tiêu theo đúng quy định. Thông qua hệ thống tiêu chuẩn này, các đơn vị được


quyền chủ động chi tiêu thực hiện nhiệm vụ mà không phải làm các thủ tục đề nghị, xin phép với cơ quan Nhà nước.

Thứ ba, Nhà nước cần giao quyền tự chủ tài chính toàn diện cho các đơn vị sự nghiệp. Giao quyền tự chủ tài chính với các nội dung cụ thể, thiết thực, gắn chất lượng hoạt động sự nghiệp và hiệu quả quản lý với tiền lương và thu nhập của người lao động, sử dụng kinh phí tiết kiệm và có hiệu quả hơn. Đối với nguồn kinh phí ngân sách cấp, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tiếp nhận ngân sách được phép chủ động quản lý, sử dụng nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao đảm bảo chỉ tiêu hiệu quả đầu ra của Nhà nước.

3.5.2. Về phía ngành y tế


Ngành Y tế cần xem xét, thực hiện:


- Chỉ đạo triển khai tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện bước đầu cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở y tế. Trên cơ sở đó đề xuất các phương án hoàn chỉnh cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với đặc thù của ngành.

- Tăng cường kiểm tra công tác quản lý tài chính đối với các cơ sở y tế. Đây là hoạt động cần thiết, góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua công tác kiểm tra về tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành các cơ chế, chính sách, chế độ của Nhà nước, tình hình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, ngành y tế có thể uốn nắn kịp thời những sai sót và giải quyết những vướng mắc của đơn vị.

- Tăng cường công tác trao đổi kinh nghiệm với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan khác về kết quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới nhằm rút ra ưu nhược điểm của cơ chế, cách thức triển khai và thực hiện cơ chế mới nhanh chóng và có hiệu quả.


- Nghiên cứu xây dựng phần mềm dùng chung với mã nguồn mở có một số module cơ bản, hỗ trợ các cơ sở y tế đẩy nhanh tốc độ ứng dụng CNTT trong quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Khi ban hành được phần mềm này sẽ tiết kiệm được chi phí triển khai, chi phí nâng cấp phần mềm sau này và tạo sự thống nhất về cơ sở dữ liệu để nhanh chóng kết nối, thống kê, báo cáo trong toàn quốc.

3.5.3. Về phía người dân


- Cần chủ động tạo ra, giữ gìn và nâng cao sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng bằng cách xây dựng nếp sống hợp vệ sinh, từ bỏ các thói quen có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi đau ốm biết sử dụng thuốc thông thường, nếu có diễn biến xấu đến ngay cơ sở y tế để khám chữa bệnh, không dùng các phương pháp phản khoa học, mê tín dị đoan.

- Có tinh thần, thái độ hợp tác với các cơ sở y tế trong quá trình sử dụng các dịch vụ y tế.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y tế nói riêng là yêu cầu cấp thiết trong quá trình chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính. Đặc biệt đối với ngành y tế, những phương hướng và giải pháp hoàn thiện này phải phù hợp với các định hướng phát triển hệ thống cơ sở y tế của Việt nam và yêu cầu đồng thời đạt được hai mục tiêu lớn là đảm bảo công bằng y tế và đảm bảo tính hiệu quả kinh tế.

Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế của Việt Nam, tác giả đã đưa ra các quan điểm định hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế, đề xuất các giải pháp khả thi hoàn thiện công tác quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế. Các ý kiến đề xuất gồm có:

Thứ nhất, Tổ chức bộ máy kế toán ở các cơ sở y tế quy mô lớn theo mô hình kết hợp vừa tập trung vừa phân tán nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, biên chế và tài chính. Nghiên cứu mô hình hỗn hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị nhằm đa dạng hóa thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kế toán.

Thứ hai, Tổ chức các nội dung công việc kế toán từ chứng từ, tài khoản, hệ thống sổ đến báo cáo tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành trên cơ sở tôn trọng các quy định chung.

Thứ ba, hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở các cơ sở y tế trong đó Luận án đặc biệt đi sâu trình bày giải pháp về hoàn thiện phân hệ quản lý tài chính kế toán trong tổng thể chương trình quản lý bệnh viện bằng việc ứng dụng toàn diện CNTT.

Trong chương này, tác giả cũng đưa ra một số yêu cầu đối với Nhà nước, Bộ Y tế và người dân để đảm bảo điều kiện thực hiện các giải pháp đã nêu.

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí