Tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ hiện nay – Khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

-------------------------------


ISO9001:2008


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


NGHÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH


Sinh viên : Vũ Trọng Thắng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Hoàng Điệp


Tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ hiện nay – Khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc - 1

BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

-----------------------------------


TÌM HIỂU LOẠI HÌNH DU LICH PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY – KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH TIÊU BIỂU TẠI TÂY BẮC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY


KHOA: VĂN HÓA DU LỊCH


Sinh viên : Vũ Trọng Thắng

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Phạm Thị Hoàng Điệp

BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

--------------------------------------


NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP


Sinh viên:Vũ Trọng Thắng MãSV: 1112601005

Lớp: VH1501 Ngành: Văn hóa du lịch


Tên đề tài: Tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ hiện nay - khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI


1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn,các số liệu cần tính toán và các bản vẽ).


2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán.


3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP


Người hướng dẫn thứ nhất:

Họ và tên: Phạm Thị Hoàng Điệp Học hàm, học vị: Thạc sĩ

Cơ quan công tác:Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn:


Người hướng dẫn thứ hai:

Họ và tên:.............................................................................................

Học hàm, học vị:...................................................................................

Cơ quan công tác:.................................................................................

Nội dung hướng dẫn:............................................................................


Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2015

Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm2 015


Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN

Sinh viên Người hướng dẫn


Hải Phòng, ngày ......tháng........năm 2015

Hiệu trưởng


GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị

PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp:

………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………


2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (sovới nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…):

………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………


3.Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………


Hải Phòng, ngày …tháng… năm 2015

Cán bộ hướng dẫn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên toàn thế giới, và Việt Nam luôn được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Qua các số liệu hàng năm cùng các chính sách phát triển du lịch của Chính phủ đã cho thấy du lịch đang trở thành một ngành kinh tế lớn và mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước. Hàng năm, Việt Nam thu hút hơn tám triệu lượt du khách quốc tế ghé thăm không chỉ bởi những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú, mà còn bởi những giá trị nhân văn của dân tộc. Tuy nhiên, có một thực trạng là lượng khách quay trở lại mới chỉ chiếm khoảng hơn 20%, đây là một tỉ lệ còn quá thấp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến du khách không muốn quay trở lại Việt Nam, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sản phẩm du lịch của chúng ta còn nghèo nàn, phần lớn chỉ khai thác một cách hời hợt các yếu tố tài nguyên. Trong khi đó, nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao, không chỉ đơn thuần là được tham quan, nghỉ dưỡng mà còn mong muốn được “thưởng thức” những điều mới lạ, độc đáo. Chính vì vậy, việc tìm kiếm và phát triển những loại hình du lịch mới nhằm mang đến một góc nhìn mới, một cách thức trải nghiệm mới trong du lịch tại Việt Nam là vô cùng cần thiết để thu hút du khách trong và ngoài nước.

Trong một vài năm trở lại đây, thị trường du lịch nội địa xuất hiện một trào lưu mang tính lan tỏa nhanh chóng - “du lịch phượt”, thu hút ngày càng đông các đối tượng khách từ thanh niên (là sinh viên, học sinh) đến trung niên (là cán bộ các cơ quan, doanh nghiệp) tham gia.

“Du lịch phượt” phổ biến trên thế giới từ vài chục năm nay, trong tiếng Anh được gọi là “backpacking” và những “phượt gia” được gọi là “backpacker” - chỉ những người năng đi lại, dịch chuyển. Đến nay, thị trường này là một phân đoạn quan trọng trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy phân đoạn thị trường du lịch này có những đặc điểm như đi du lịch lâu hơn, tiêu tốn nhiều chi phí hơn và đi nhiều vùng miền hơn so với các khách hàng du lịch thông thường. Tại Việt Nam phân đoạn thị trường khách quốc tế này thường được gọi dưới tên dân dã là “Tây ba lô” hoặc “du lịch bụi”. Với xu hướng những năm gần đây ở khách nội địa, thị trường này được nhận diện dưới tên gọi là “Du lịch phượt”.

Khách du lịch “phượt” ở Việt Nam thường thích thực hiện các chuyến đi du lịch khám phá mạo hiểm, tìm hiểu, trải nghiệm những vùng đất mới, những phong tục mới, những con người mới đầy thú vị trên chính mảnh đất quê hương

mình cũng như các nước trên thế giới. Gần đây, xu hướng này ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Họ ưa tìm về những khu vực còn hoang sơ, đậm đà bản sắc văn hóa các tộc người - những nơi có thể mang lại cho họ những trải nghiệm và nhận thức mới. Và có thể nói, khu vực Tây Bắc Việt Nam chính là một trong những khu vực rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch phượt.

Với địa hình núi non hiểm trở cùng với hơn 20 cộng đồng các tộc người thiểu số sinh sống tại đây, Tây Bắc mang đến những màu sắc văn hóa lạ lẫm rất thu hút đối tượng khách du lịch phượt. Bằng chứng là đã có rất nhiều những chuyến “phượt” đến vùng núi Tây Bắc của các “phượt thủ” trong và ngoài nước, mang theo đó là tiềm năng để phát triển loại hình du lịch cũ mà mới đó trên mảnh đất này.

Chính vì vậy, việc nhận biết được xu hướng du lịch đang lan tỏa rất nhanh này để từ đó nghiên cứu sâu hơn về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch phượt tại khu vực Tây Bắc Việt Nam là việc làm cần thiết. Từ những yêu cầu và thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ hiện nay - khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng rằng đề tài nghiên cứu này sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, là gợi ý cho các địa phương nơi có tài nguyên du lịch có các giải pháp định hướng phát triển hơn nữa đối với loại hình du lịch phượt. Từ đó giúp cho thị trường có thể xây dựng các sản phẩm dịch vụ phù hợp, mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho cả nước nói chung và ngành du lịch nói riêng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về loại hình du lịch phượt trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, chẳng hạn như có thể điểm qua một số bài viết tiêu biểu của các tác giả sau:

a). Trên thế giới:

- “The Backpacker and Scotland: A Market Analysis” (2005) của David Leslie và Julie Wilson thuộc trường đại học Glasgow Caledonian - Scotland: đề tài này nghiên cứu thị trường khách du lịch “ba lô” với các kết luận đánh giá đây là một thị trường tiềm năng mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế đối với đất nước Scotland.

- “Backpacker tourism: Suitainable or purposeful?” (2010) của Natalie Ooi, Jennifer H. Laing: Nghiên cứu về backpacker và những liên quan về động cơ du lịch của họ với du lịch tình nguyện. Nghiên cứu này chỉ ra những điểm

8

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023