Nguyên Tắc Kết Hợp Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Địa Phương Vào Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái.

- Mỗi một cảnh quan chứa đựng trong nó biết bao nhiêu là vẻ đẹp, sự sinh động của thế giới tự nhiên và sự năng động trong cách thích ứng với tự nhiên của con người. Nơi du lịch sinh thái phát triển là có biết bao cảnh quan thiên nhiên được phát hiện, phát triển và bảo tồn.

vịnh Hạ Long Di sản thiên nhiên thế giới Du lịch sinh thái tạo điều kiện 1

vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới

- Du lịch sinh thái tạo điều kiện cho các nhà thiết kế tour tiến hành khảo sát các tuyến điểm du lịch nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên nhân văn. Sự khảo sát này kèm theo những quy tắc chặt chẽ như nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, cấm sờ mó vào các thạch nhũ, các công trình kiến trúc, văn hóa cổ… thúc đẩy sự bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn.

Lợi ích sinh thái:

- Thông qua các hoạt động, du lịch sinh thái sẽ giúp cho các loài động thực vật quý hiếm được khôi phục, gìn giữ và bảo tồn góp phần bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh học trên toàn thế giới.

- Cảm nhận được nét đẹp tinh tế của thiên nhiên và thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, du khách sẽ hiểu biết thêm về thiên nhiên về sự phong phú và đa dạng của thiên nhiên, sự cân bằng mong manh trong mỗi hệ sinh thái… Thông qua đó du lịch sinh thái góp phần giúp con người sống nhạy cảm và có trách nhiệm hơn với môi trường, với “hành tinh xanh” của chính mình.

Du lịch sinh thái kết hợp hài hòa cả 3 mục tiêu: Kinh tế, xã hội và sinh thái. Do đó du lịch sinh thái là một loại hình du lịch bền vững, nó đảm bảo cho môi trường tự nhiên và xã hội không những không bị suy thoái mà còn được củng cố và phát triển lâu dài.

Bên cạnh vai trò tích cực, du lịch sinh thái cũng có tiềm ẩn một số vai trò tiêu cực như:

7.2 Vai trò tiêu cực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Đối với môi trường:

Nếu không được quản lý tốt, du lịch sinh thái có nguy cơ trở thành một loại hình du lịch đến rồi đi một cách vô trách nhiệm. Từng dòng du khách yêu thiên nhiên tràn đến những điểm du lịch sinh thái mới nhất, sau khi đã “khám phá” chúng một cách vô tội vạ rồi bỏ ra đi để lại sau lưng một đống rác thải gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ tính thống nhất và cân bằng của hệ sinh thái.

Đối với văn hóa và xã hội:

Có thể làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng do sự thẩm thấu, sự giao thoa văn hóa với người dân địa phương, làm thương mại hóa các hoạt động văn hoá truyền thống nhằm thu hút du khách.

Đối với kinh tế:

Du lịch sinh thái sẽ làm ảnh hưởng đến không gian sống của cộng đồng địa phương, làm tăng sự phân hóa xã hội trong cộng đồng về thu nhập làm nẩy sinh những mâu thuẫn giữa các nhóm người trong cộng đồng địa phương, giữa cộng đồng địa phương với hoạt động du lịch.

Để hạn chế bớt vai trò tiêu cực, du lịch sinh thái cần có những nguyên tắc hoạt động đặc trưng đó là 3 nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc hòa nhập, Nguyên tắc kết hợp và Nguyên tắc quy mô mà chúng ta sẽ xem xét kỹ dưới đây.


BÃI BIỂN LĂNG CÔ THỪA THIÊN – HUẾ 8 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 2

BÃI BIỂN LĂNG CÔ - THỪA THIÊN – HUẾ


8. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI

8.1 Nguyên tắc hòa nhập.

Giáo dục và nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, tạo ý thức tham gia vào nỗ lực bảo tồn. Đây chính là nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái, đồng thời cũng tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch tự nhiên khác.

Việc giáo dục nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên sẽ làm thay đổi nhận thức và thái độ của mình, du khách sẽ có trách nhiệm với môi trường, nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên

sinh thái. Mặt khác nó còn phụ thuộc vào lĩnh vực đạo đức, phải được tuyên truyền lâu dài, có hệ thống, không chỉ đơn giản là việc kêu gọi du khách chú trọng việc bảo vệ sự trong sạch của môi trường nơi mình sắp đến tham quan mà cần phải thông tin qua hệ thống giáo dục ở ngay bậc tiểu học và trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày.

Việc giáo dục môi trường cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các thành viên tham gia chương trình (các đơn vị tổ chức du lịch và cộng đồng địa phương) vì cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, du lịch sinh thái cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên.

Nếu như đối với những loại hình du lịch khác thì vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là ưu tiên hàng đầu thì ngược lại du lịch sinh thái coi đây là một trong những nguyên tắc đặc biệt quan trọng và là mục tiêu hàng đầu của du lịch sinh thái.

Sự xuống cấp của môi trường, hủy hoại các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự diệt vong của du lịch sinh thái. Một khi môi trường tự nhiên bị hủy hoại thì sức hút của khu du lịch đối với du khách không còn nữa.

Sự xuống cấp của môi trường hay sự thay đổi tập tục sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương đối với một hoạt động nào đó sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái vốn có của khu vực và hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của du lịch sinh thái.

Bảo vệ và phát huy văn hóa là nguyên tắc đặc biệt quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân thủ, bảo vệ các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị của môi trường, xã hội đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể.

Nói cách khác, tính hấp dẫn và sự tồn tại của hoạt động du lịch sinh thái gắn liền với việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái điển hình, vì vậy một phần thu nhập của du lịch sinh thái cần phải được đầu tư cho việc hạn chế các tác

động tiêu cực nảy sinh và có được những giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.

Hoà nhập tự nguyện là một nguyên tắc hoạt động của du lịch sinh thái, khách du lịch sinh thái phải hòa nhập một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên, vào môi trường văn hóa và xã hội theo đúng nghĩa của nó. Ví dụ như phải chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là cải tạo biến đổi môi trường được thuận tiện theo ý muốn của cá nhân.

Bản thân ngành du lịch với những hoạt động, thiết kế cũng nhằm hoà nhập với môi trường nhằm giúp du khách nhận thức hoà nhập với thiên nhiên và cộng đồng là những kinh nghiệm để tăng cường sự hiểu biết, tăng cường sự thông cảm, có thái độ tích cực và trách nhiệm hơn là đi tìm những gì mới lạ hay thỏa mãn những ý muốn, sở thích của cá nhân mình.

Thái độ hòa nhập theo không khí nhiệt tình thái quá cũng có thể gây ra những tác động xấu mặc dù hành động này xuất phát từ mục đích tốt như: cho động vật hoang dã thức ăn sẽ làm chúng mất đi khả năng tự tìm kiếm thức ăn hoặc trở nên quá thân thiện với con người, việc cho người dân địa phương tiền có thể làm thương mại hóa những hoạt động truyền thống của họ… Do đó dù khách du lịch sinh thái đã có sự tự nguyện hòa nhập nhưng du khách vẫn cần sự giúp đỡ. Cần được giáo dục để có sự nhận thức đúng về vai trò bảo tồn của mình nhằm thể hiện những hành vi tích cực đóng góp cho sự bảo tồn ngành du lịch sinh thái.

8.2 Nguyên tắc kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịchsinh thái.

Mọi hoạt động của du lịch sinh thái đều hướng tới mục tiêu là bảo vệ tính bền

vững cho nên ngoài đòi hỏi phải có nhận thức cao, kinh nghiệm tổ chức và quản lý chặt chẽ thì nhất thiết phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Về mặt đạo đức và công bằng xã hội: Cộng đồng địa phương chính là chủ nhân thật sự của các nguồn tài nguyên du lịch (cả tài nguyên du lịch thiên nhiên và

tài nguyên du lịch nhân văn) mà ngành du lịch dựa vào để thu hút du khách cho nên họ có quyền tham gia và hưởng lợi thu được từ hoạt động mà ngành du lịch đem lại. Ở những khu vực được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, môi trường sống, phương thức tổ chức sản xuất truyền thống của cộng đồng địa phương thường ít nhiều bị ngăn cấm hoặc hạn chế như: Không còn được tự do chặt cây, phá rừng làm rẫy, việc khai thác và đánh bắt hải sản bị hạn chế... Do đó thu nhập của cuộc sống và vấn đề tồn tại của cộng đồng địa phương bị đe doạ vậy ngành du lịch sẽ khai thác được gì trong khu vực đang bị tranh chấp?

Chỉ có thể giải quyết vấn đề này bằng sự tham gia của cộng đồng địa phương và chia sẻ lợi ích từ du lịch: từ nguồn thu nhập này nhằm bù đắp cho cộng đồng địa phương, giúp họ định hướng được cuộc sống của chính mình từ đó tạo cho họ có ý thức không xâm phạm và hủy hoại nguồn tài nguyên môi trường mà ngược lại còn có ý thức bảo vệ nguồn sinh sống của chính họ. Điều này có tác dụng mạnh mẽ và nhanh chóng hơn là việc tuyên truyền rầm rộ về việc bảo vệ môi trường chỉ mang tính lý thuyết. Khi nhận thức các vấn đề một cách rõ ràng thì cộng đồng địa phương sẽ tự giác không chặt cây, phá rừng và săn bắt thú nữa. Do đó việc bảo vệ môi trường tự nhiên với cuộc sống của cộng đồng địa phương có sự gắn bó hữu cơ với nhau. Cộng đồng địa phương sẽ cảm nhận được chính họ là người chủ thực sự, là người bảo vệ trung thành các giá trị quý giá của thiên nhiên, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên du lịch cho sự phát triển bền vững và chính họ là những người tạo cho du lịch những thuận lợi đặc biệt để phát triển.

Ngoài các nguồn lợi về kinh tế, môi trường mà du lịch sinh thái đem đến cho cộng đồng dân cư, du lịch sinh thái còn chú trọng đến đời sống văn hóa của cộng đồng, sự tham gia tích cực của cộng đồng sẽ làm phong phú thêm tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch. Đây cũng chính là sự khác biệt giữa du lịch sinh thái và các ngành du lịch khác.

Kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch ở nhiều nước cho thấy sự tham gia của cộng đồng địa phương là cần thiết bởi bản thân người dân địa phương. Nền văn

hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của người dân địa phương là những nhân tố quan trong trong việc thu hút du khách.

Cộng đồng địa phương không chỉ là những yếu tố thu hút du khách trong rất nhiều trường hợp mà còn là nguồn nội lực to lớn. Họ chính là nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp nhất trong các dự án đầu tư và phát triển du lịch. Điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư vào du lịch.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ khuyến khích họ sử dụng các phương tiện, cơ sở vật chất của mình để phục vụ du khách như chuyên chở, cho thuê nhà để ở, nấu ăn phục vụ cho du khách, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm quà lưu niệm cho du khách… Bên cạnh đó với kiến thức hiểu biết về lịch sử và văn hóa của địa phương cũng như các kinh nghiệm phong phú của họ sẽ giúp giúp cho du khách hiểu một cách tường tận về nơi họ đến, tham quan, vì không ai có thể hiểu rõ về địa thế, phong tục tập quán, cảnh quan, sinh hoạt của những chủ thể tại đây bằng chính cá nhân họ. Nếu được họ cung cấp thông tin, đào tạo, huấn luyện và tổ chức tốt thì chính họ sẽ là người phục vụ du khách tốt hơn ai hết trong tất cả các vai trò, thậm chí đến cả vai trò là người điều hành hay nhà quản lý.

Du lịch sinh thái còn quan tâm đến sự cân bằng đời sống xã hội của cộng đồng địa phương. Đây cũng chính là sự khác biệt giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác.

Đối với du lịch sinh thái, lợi ích từ du lịch cần được phân bố rộng rãi đến các thành viên trong cộng đồng. Cá nhân những người tham gia trực tiếp và những người tham gia không trực tiếp. Phần lớn các mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng ít nhiều có liên quan đến việc phân chia lợi ích thu được từ du lịch. Nếu không được hưởng lợi ích thì chính những thành viên trong cộng đồng sẽ là những người phá hoại tích cực đến các nguồn tài nguyên du lịch của cộng đồng.

Ngoài ra việc phân chia lợi ích cộng đồng trên sẽ góp phần làm giảm tính cạnh tranh không lành mạnh giữa những người tham gia làm du lịch. Đây là một

trong những mối đe dọa tiềm ẩn đối với việc phát triển bền vững, Các chương trình phúc lợi và xã hội của cộng đồng cần phải đem đến lợi ích cho tất cả các thành viên trong cộng đồng.

Tóm lại nguyên tắc có sự tham gia của cộng đồng địa phương vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. Nguyên tắc này tạo nên sự khác biệt rõ rệt giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác.

8.3 Nguyên tắc qui mô.

Dưới góc nhìn của sinh thái học trong một hệ sinh thái, khi một số lượng, một loài thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến những tác động làm thay đổi sự cân bằng của hệ du lịch sinh thái.

Đối với hệ sinh thái nhân văn số lượng vài trăm hay vài ngàn du khách xuất hiện trong một ngày có thể tác động ít đến môi trường. Nhưng trong hệ sinh thái thiên nhiên, nơi còn người là một chủng loài có số lượng nhỏ (thậm chí không có trong khu thiên nhiên hoang sơ nguyên thủy) thì sự xuất hiện của vài chục người với hành vi của họ có thể là tác động rất lớn thậm chí có thể dẫn đến sự hủy hoại thế cân bằng của hệ sinh thái.

Trước khi phát huy những vai trò tích cực, yêu cầu đầu tiên có thể nói là số một của du lịch sinh thái là không hủy hoại môi trường. Không làm tổn hại đến cuộc sống của các loài sinh vật, các cư dân địa phương, vì thế du lịch sinh thái khi khai thác cần chú ý đến một số yếu tố trong đó khả năng sức chứa là quan trọng nhất.

Khái niệm “sức chứa” ở đây bao gồm 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội học.

Khía cạnh vật lý:

Sức chứa về con người được hiểu là lượng khách tối đa mà không gian của điểm du lịch có thể tiếp nhận. Nó liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cùng những hoạt động tương ứng với loại hình du lịch mà họ tham gia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/12/2022