Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long - 8

Các miệt vườn: Miệt vườn Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành và phát triển trên đất phù sa nước ngọt chủ yếu ở các cù lao và vùng đất ven sông Tiền, sông Hậu, Sinh cảnh này thường chỉ phát triển ở địa hình đã được tôn cao, ít bị ngập nước. Tuy nhiên sự tồn tại của các miệt vườn Nam Bộ luôn gắn liền với hệ sinh thái đất ngập nước và cuộc sống của người dân vùng sông nước. Từ lâu các miệt vườn được biết đến như tiềm năng du lịch sinh thái rất đặc thù và hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với cuộc sống sông nước mà tiêu biểu là sinh hoạt chợ nổi trên sông như Cái Bè (Tiền Giang), Phụng Hiệp, Phong Điền (Cần Thơ)…, các miệt vườn nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long thu hút được sự quan tâm của du khách như miệt vườn ở Cù lao Thới Sơn, Tân Phong (Tiền Giang), Bình Hòa Phước, Năm Roi (Vĩnh Long), Cù Lao Phụng (Bến Tre)… được xem như các điểm du lịch sinh thái rất đặc thù.

Các Sân Chim: Cùng với các vùng đất ngập nước trong đất liền và ven biển còn có một số sân chim quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều sân chim không thật sự hình thành trên các vùng đất ngập nước và thường không được tính là sinh cảnh đất ngập nước. Tuy nhiên những sân chim này lại thực hiện một chức năng quan trọng sống còn của đất ngập nước là cung cấp nơi sinh sản cho một số lượng lớn chim nước. Tại các sân chim Đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện được 2o loài chim nước với số lượng cá thể ít nhất lên đến 32,500. Các sân chim ở Đồng bằng sông Cửu Long là nơi trú ngụ của khoảng 3% số lượng quần thể toàn cầu của loại Cốc Đế Ấn Độ, khoảng 8% quần thể của loài Quắm Đen nhỏ. Ngoài ra tại đây còn có các quần thể quan trọng của một số loài bị đe dọa hoặc gần như bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu như: Cò Ốc, Quắm đầu đen và Điềng Điễng. Sân chim có số lượng nhiều nhất là U Minh Thượng với tổng số ghi nhận là 5,500 con (còn thấp hơn so với thực tế). Sân chim Bạc Liêu có số lượng ít hơn nhưng lại có số loài cao nhất (17 loài)

Tiềm năng du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ bao hàm sự phong phú, đa dạng và đặc sắc của các hệ sinh thái mà còn bao gồm những

giá trị văn hóa bản địa. Việc khai thác các giá trị sinh thái bản địa trong hoạt động phát triển du lịch sinh thái được thể hiện ở góc độ nhận thức, mối quan hệ trong nghi thức văn hóa cộng đồng của ngườn dân địa phương đối với thiên nhiên. Thể hiện từ những bài dân ca Nam bộ hay những bản nhạc đờn ca tài tử… đến những nét sinh hoạt bình dị gắn với sông nước như chợ nổi, xạ lúa, hoặc lễ hội mừng nước của người Kinh, Khơ me vùng đồng bằng sông Cửu Long.

4. SỨC HẤP DẪN VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC - QUẢN LÝ TẠI CÁC ĐIỂMDU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

Dưới đây là những đánh giá về sức hấp dẫn và khả năng khai thác - quản lý

các tài nguyên du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long:

Ghi chú về phân loại sức thu hút du khách:

- Loại A: Điểm tài nguyên có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa.

- Loại B: Điểm tài nguyên có khả năng thu hút khách du lịch nội địa.

- Loại C: Điểm tài nguyên chỉ có khả năng thu hút khách tại địa phương trong phạm vi huyện, tỉnh.

Ghi chú về phân loại quản lý và khai thác:

- Loại A: Không cần đầu tư nhiều trong quản lý khai thác.

- Loại B: Cần đầu tư nhiều trong quản lý khai thác.

- Loại C: Loại cần đầu tư rất nhiều trong quản lý khai thác.


BẢNG ĐÁNH GIÁ VỀ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN




STT


TÀI NGUYÊN


THỂ LOẠI

SỨC HẤP

DẪN

QL & KHAI

THÁC


TỈNH/THÀNH

01

Vườn quốc gia Côn Đảo.

Bảo tồn

thiên nhiên

B

A

Bà rịa - Vũng

tàu

02

Hồ Dầu Tiếng

Hoà

C

B

Tây Ninh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


03

Núi Bà Đen

Núi

B

A

Tây Ninh


04

Sơng Tiền (đoạn

quanh thành phố Mỹ Tho)

Sông


A


A


Tiền Giang


05

Sơng Vàm Cỏ (đoạn Tân An-Mộc

Hóa)

Sông


B


B


Long An

06

Tràm chim Tam

Nông

Sân chim

B

B

Đồng Tháp

07

Sân Chim Mỹ An

Sân chim

B

B

Đồng Tháp

08

Mũi Nai

Bãi biển

B

A

Kiên Giang


09


Mũi Cà Mau

Khu Bảo

tồn Thiên nhiên


B


B


Cà Mau

10

Sân Chim Ngọc

Hiển

Sân chim

B

B

Cà Mau

11

Sân Chim Đầm

Dôi

Sân chim

A

B

Cà Mau

12

Sân Chim Cái

Nước

Sân chim

A

B

Cà Mau

13

Vườn Cò Bằng

Lăng

Sân chim

B

B

Cần Thơ

14

Sân Chim Vàm Hồ

Sân chim

B

B

Bến Tre

15

Sân Chim Ba Tri

Sân chim

B

B

Bế Tre

16

Sân Chim Bạc

Liêu

Sân chim

B

B

Bạc Liêu

17

Rừng tràm Trà Sư

Sân chim

B

A

An Giang

18

Núi Đá Dựng

Hang Karst

B

A

An Giang

19

Mũi Nai

Bãi biển

B

A

An Giang


20

Thạch động

Hang Karst

B

A

An Giang

21

Chùa Hang và

hang Kim cương

Hang Karst

B

A

An Giang

22

Hang Moso

Hang Karst

B

B

An Giang

23

Hang Tiền

Hang Karst

B

B

An Giang


BẢNG ĐÁNH GIÁ VỀ NGUỒN TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN




STT


TÀI NGUYÊN

THỂ

LOẠI

SỨC HẤP

DẪN

QL & KHAI

THÁC


TỈNH/THÀNH

01

Thánh thất Cao

Đài

Đền

A

A

Tây Ninh

02

Chùa Vĩnh Tràng

Chùa

A

A

Tiền Giang

03


Trại rắn Đồng Tâm

Trại chăn

nuôi

B

B

Tiền Giang

04

Chợ nổi Cái Bè

Chợ

A

B

Tiền Giang

05

Cù lao Tân Phong

Nhà vườn

B

B

Tiền Giang


06

Mộ cụ Nguyễn

Sinh Sắc-nhà sàn Bác Hồ

Bảo tàng


A


A


Đồng Tháp

07


Căn cứ Xẻo Quýt

Di tích

chiếntranh

B

B


Đồng Tháp

08

Vườn Hồng Sa Đéc

Nhà vườn

A

A

Đồng Tháp

09

Chùa Hương

Chùa

B

A

Đồng Tháp

10

Cù Lao ông Hổ

(Long Xuyên)

Nhà vườn

B

B

An Giang

11

Chuà Tây An

Chùa

B

A

An Giang

12

Miếu Bà Chúa Xứ

Đền

B

A

An Giang

13

Lăng Thoại Ngọc

Lăng mộ

B

A




Hầu




An Giang


14


Lâm Viên Núi Cấm

Di chiến

tranh

tích


B


B


An Giang

15

Làng Chăm Châu Giang

Làng

tộc

dân

B

A


An Giang

16

Làng cá bè Châu Đốc

Trại chăn

nuôi

A

A


An Giang

17

Cù lao Bình Hoà

Phước

Nhà vườn

A

A


Vónh Long

18

Khu du lịch Trường An

Khu

lòch

du

B

B


Vónh Long

19

Bảo tàng Khôme

(Sóc Trăng)

Bảo tàng

A

A


Sóc Trăng

20

Chùa Dôi

Chùa

A

A

Sóc Trăng

21

Chợ nổi Phụng

Hiệp

Chợ

A

A


Cần Thơ

22

Chợ nổi Phong

Điền

Chợ

A

B


Cần Thơ

23

Làng cây kiểng Cái Mơn

Làng nghề

thủ công

B

B


Bến Tre



5. CÁC KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐIỂN HÌNH CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG.

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và sự phân bổ các tài nguyên. Vùng đồng bằng

sông Cửu Long có các tuyến điểm sinh thái tiêu biểu có thể được khai thác hoặc đang được khai thác như sau:

5.1 Khu du lịch sinh thái Tràm Chim - Tam Nông.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim - Tam Nông là mẫu cảnh quan thiên nhiên vùng đất ngập nước duy nhất của đồng bằng sông Cửu Long cũng như vùng hạ lưu sông Mê Kông. Được thành lập từ năm 1999. Với diện tích 7,588 ha. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim là vùng đất ngập nước quan trọng đối với đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế:

Là vùng cư trú của các loài chim di cư quý hiếm và là vùng kiếm ăn quan trọng của chúng, đặc biệt là loại sếu cổ đỏ - sếu cổ trụi, đây là loài chim bay có chiều cao lớn nhất và đang bị de dọa tuyệt chủng. Việc bảo vệ các khu cư trú của loài chim di cư là một mục tiêu vô cùng quan trọng của công ước RAMSAR 1971 (công ước về đất ngập nước) mà nước ta là một thành viên.

Có tác dụng tiếp nhận các loài giống và cá con từ sông Mêkông đưa xuống để cung cấp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long khi mùa lũ rút đi.

Kết quả thống kê các loài cho thấy khu bảo tồn thiên nhiên có 130 loài thực vật bậc cao với 6 loại quần xã chủ yếu là Sen (Nelumbo nucifera), lúa ma (Oryza rufipogon), cỏ ống (Panicum repens), năng (Eleocharis dulcis), mồm mốc (Ischaemum rugosum) và tràm (Melaleuca leucadendron). Trong số các loài trên thì lúa ma và Sen được coi là những loài thực vật đặc hữu của Đồng Tháp Mười). Hệ động vật gồm 110 loài động vật nổi, 23 loài động vật đáy, trong đó có 55 loài cá. 198 loài chim chiếm ¼ số loài chim ở Việt Nam, trong đó có 88% loài chim này có thể quan sát được vào mùa khô. Trong số 198 loài chim nước có 16 loài đang bị đe doạ trên quy mô toàn cầu và 5 loài quí hiếm gồm: Sếu cổ trụi (Grus antigone sharpii); Ô tác (Eupodotis bengalensis) Te vàng (Vanellus cinereus); Điềng Điễng (Anhinga melanogaster); Ngan cánh trắng (Cairina scutulata). Về môi trường có 42% loài sử dụng đầm lầy nước ngọt. 10% loài sử dụng các đồng cỏ, 8% loài sử dụng rừng ngập nước, 2% loài sử dụng các kênh có cây bụi và 38% sử dụng tổng hợp các môi trường sống nói trên.

Sản phẩm du lịch sinh thái ở đây bao gồm các loại hình:

Chương trình tham quan tại mỗi phân khu với cảnh quan môi trường riêng và quan sát các loài chim với những loài riêng của mỗi phân khu.

Tham gia các hoạt động trong mùa nước nổi cùng cư dân địa phương như dỡ lợp, dỡ trúm, giăng câu…

Các tuyến điểm tham quan được thiết kế đa dạng, các phương tiện đi lại phong phú: đi bộ, chèo đò, xe đạp và xe lôi.

Sếu đầu đỏ Tràm Chim Tam Nông Đồng Tháp 5 2 Khu du lịch sinh thái Côn Đảo 1

Sếu đầu đỏ - Tràm Chim Tam Nông - Đồng Tháp

5.2 Khu du lịch sinh thái Côn Đảo.

Bao gồm vườn quốc gia Côn Đảo, các bãi tắm hoang sơ trong quần đảo (An Hải, Đầm Trầu, Lò Vôi, Suối Ớt, Hòn Bà), các di tích lịch sử trong khu di tích nhà tù Côn Đảo.

Vườn quốc gia Côn Đảo rộng 6,043ha ở trên 14 hòn đảo nằm trong quần đảo Côn Lôn, được bao bọc bởi hành lang biển rộng 4km. Bao gồm đầy đủ 3 hệ sinh thái : San hô, rừng ngập mặn và cỏ biển. Về thực vật bao gồm 361 loài cây thuộc 12 lớp. Về động vật có 18 loài động vật có vú, 62 loài chim, 19 loài bò sát… Côn Đảo vừa có khí hậu mùa hè trên những bãi biển đẹp vừa có khí hậu mát mẻ vùng núi cao trên các sườn núi.

Các sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm:

Chương trình tham quan sinh thái tại vườn Quốc Gia.

Cắm trại dã ngoại, khám phá bãi san hô, quan sát Vích đẻ trứng (tháng 5-6) tại hòn Bảy cạnh.

Đi bộ leo núi (trecking), thưởng ngoạn, tắm suối trong vườn quốc gia.


5 3 Khu du lịch sinh thái Đảo Phú Quốc CÔN ĐẢO Khu này nằm trọn vẹn ở 2



5.3 Khu du lịch sinh thái Đảo Phú Quốc.

CÔN ĐẢO

Khu này nằm trọn vẹn ở huyện đảo Phú Quốc. Có các loại tài nguyên du lịch

sau:

Du lịch bãi biển có 4 điểm gồm: khu du lịch bãi biển Dương Đông, bãi Trường, bãi Kem, bãi Gành Dầu. Các bãi biển ở đây có đặc điểm nước trong xanh, cát trắng mịn, bãi cát thoai thoải.

Loại hình sông có 1 điểm gồm sông Dương Đông với cảnh quan sinh thái nhân văn hấp dẫn du khách.

Loại hình suối và thác có 2 khu: Suối Tranh và suối Đá Bàn.

Loại hình hệ sinh thái rừng có 1 điểm: Là khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc.

Các tài nguyên văn hoá: Đền thờ Nguyễn Trung Trực, nhà vườn trồng tiêu, nhà thùng làm nước mắm, các hoạt động của cư dân cảng cá, làng cá bè trên biển.

Các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên ở cụm du lịch sinh thái đảo Phú Quốc rất thuận lợi cho việc quản lý khai thác khu du lịch sinh thái, có thể tạo ra các sản phẩm có giá trị du lịch sinh thái sau đây:

Tắm nắng, tắm biển, du thuyền, thể thao. Để khai thác các sản phẩm trên cần tôn tạo cảnh quan bãi biển, trang bị phương tiện du thuyền, thể thao trên biển.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 31/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí