Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long - 4



Diện tích khu vực mà du khách sử dụng

Sức chứa =

Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi du khách

Tiêu chuẩn không gian trung bình của mỗi du khách bao gồm cả nhu cầu sinh hoạt của họ thường được xác định bằng thực nghiệm và những thay đổi phụ thuộc vào các loại hình hoạt động du lịch.

Ví duï: Du lịch nghỉ dưỡng biển từ 30-40 m2 / người. Du lịch giải trí cần từ 50-

60 m2 / người. Du lịch mang tính chất thể thao từ 200-400 m2 /người.

Sức chứa về diện tích sử dụng và xây dựng: Khi khai thác, du lịch sinh thái không chỉ quan tâm đến sức chứa du khách của khu du lịch sinh thái mà còn quan tâm đến sức chứa của các công trình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Đối với một điểm du lịch sinh thái thì bố cục và tỉ lệ giữa hệ thống xây dựng và hệ thống tự nhiên phải rất hợp lý, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên. Điều này có nghĩa là phải có sự hài hoà về cả mặt mỹ quan lẫn môi trường.

Khía cạnh sinh học:

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long - 4

Sức chứa sinh thái tự nhiên được hiểu là giới hạn về lượng khách đến một khu vực mà nếu vượt quá sẽ xuất hiện các tác động của du khách và các tiện nghi do họ sử dụng tới môi trường, tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã và làm cho các hệ sinh thái xuống cấp. (ví dụ như làm cho đất bị xói mòn, làm phá vỡ tập quán kết bầy của thú…)

Khía cạnh xã hội:

Sức chứa văn hóa xã hội được hiểu là giới hạn về lượng khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa xã hội, đến những tập tục và truyền thống sinh hoạt của người dân bản địa.

Khía cạnh tâm lý:

Dưới góc nhìn của du khách: tâm lý của du khách khi đến các khu du lịch sinh thái thiên nhiên thường chờ đợi cảm giác được hòa nhập vào thiên nhiên hoang sơ,

nói cách khác họ phải có được cảm giác: đó là nơi có ít du khách, nơi môi trường thiên nhiên được bảo vệ chu đáo và nơi đó họ ít bị các nhóm du khách khác làm phiền…

Nếu một đoàn du khách tham quan khu du lịch sinh thái có thể gặp gỡ với nhiều đoàn du khách khác, nếu quá trình thưởng thức cảnh đẹp của họ bị mất do bị ảnh hưởng dù không cố ý của nhóm du khách khác, thời gian của họ bị chi phối và bị làm phiền, liệu rằng họ còn có được một cảm giác khi đang ở giữa thiên nhiên hay ở giữa chốn du lịch đông đúc? Và như vậy liệu du lịch sinh thái có còn hấp dẫn du khách?

Do đó có một chỉ số khác mà du lịch sinh thái cần quan tâm và tôn trọng là chỉ số số lượng khách tham quan trong một ngày.


Số lượng khách tham quan / ngày = Sức chứa x hệ số luân chuyển


Trong đó hệ số luân chuyển được tính bằng công thức:


Thời gian khu vực mở cửa cho du khách tham quan

Hệ số luân chuyển =

Thời gian trung bình của một cuộc tham quan

Nguyên tắc qui mô không chỉ áp dụng cho các hoạt động du lịch thuần tuý, chúng cũng cần phải được áp dụng cho cộng đồng địa phương để không ảnh hưởng đến hệ thực vật, không ảnh hưởng đến hệ động vật hoang dã và cảnh quan, diện tích trồng trọt, vật nuôi… Dưới góc độ xã hội nguyên tắc qui mô của cộng đồng địa phương còn là kiểm soát sự tăng dân số (trên cả hai phương diện sinh học và cơ học) nhằm thiết lập sự phát triển cân đối về kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương.

Nguyên tắc qui mô không chỉ xuất phát từ yêu cầu bảo tồn, bảo vệ sự cân bằng của hệ sinh thái mà còn xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch sinh thái đúng

nghĩa. Trong du lịch, nguyên tắc qui mô đòi hỏi bố cục và tỉ lệ hợp lý giữa xây dựng và hệ thống tự nhiên, sức chứa du khách và số lượng du khách trong từng nhóm, mật độ du khách tham quan trong một ngày, một khu. Về xã hội, nguyên tắc quy mô là sự hạn chế các hoạt động sản xuất, là sự kiểm soát gia tăng dân số.

9. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI

Nhằm thực thi những nguyên tắc của mình: một khu du lịch sinh thái cần tiếp cận cả 3 đối tượng chính: cư dân địa phương, các tổ chức du lịch và chính quyền. Mỗi đối tượng có những biện pháp, vai trò nhất định trong tổ chức và hoạt động của du lịch sinh thái.

9.1 Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Sự tham gia của cộng đồng địa phương là mục tiêu và nguyên tắc của du lịch sinh thái. Những lợi ích từ sự tham gia của cộng đồng địa phương cho du lịch sinh thái và môi trường là rất đa dạng và phong phú (như đã phân tích ở trên). Trong phần này đề cập đến phương thức tổ chức và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch.

Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch sinh thái bắt đầu từ việc tôn trọng quyền được thông tin, quyền cùng tham gia và điều hành du lịch của cộng đồng địa phương. Thông báo cho địa phương về những lợi ích tiềm tàng cũng như những thay đổi tiềm ẩn do hoạt động du lịch gây nên qua đó cùng địa phương xác định những phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng và tài nguyên, đem lại lợi ích cho người dân địa phương và sự phát triển bền vững của du lịch. Nói cách khác du lịch sinh thái khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia ngay từ đầu dự án: Thu thập thông tin, thảo luận góp ý góp phần hình thành dự án khu du lịch sinh thái.

Trong quá trình triển khai, thực hiện dự án, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương bằng cách huy động tối đa về khả năng con người và cơ sở vật chất của cộng đồng địa phương vào phục vụ du khách như tham gia vận chuyển du khách, tổ chức biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân tộc, bán các sản phẩm từ các

làng nghề truyền thống, tham gia giữ gìn trật tự và vệ sinh mội trường…). Tăng cường thông tin, trao đổi thường xuyên với cộng đồng nhằm giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện và chia sẻ lợi nhuận thu được từ du lịch.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương qua các tổ chức thường có hiệu quả và bền vững hơn cá nhân riêng lẻ. Vì vậy phương thức tổ chức tốt nhất cho sự tham gia của cộng đồng địa phương là vận dụng các tổ chức có sẵn hoặc tập hợp cộng đồng địa phương thành các tổ chức: Đưa ra các hướng dẫn hoặc huấn luyện nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức đó. Trên cơ sở đó có thể trao quyền hạn quản lý rộng hơn cho cộng đồng địa phương: chức năng giữ gìn trật tự, chức năng giáo dục về bảo tồn…

Nét đẹp của thế giới tự nhiên trong khu du lịch sinh thái có thể là bình thường đối với người dân địa phương. Tạo điều kiện hoặc tổ chức cho người dân địa phương tham gia các chuyến du lịch khám phá cùng du khách sẽ giúp cho người dân địa phương nhận biết sự khát khao của du khách đối với thiên nhiên mà họ đang được làm chủ. Đối với cộng đồng địa phương đó là cách giáo dục sinh động nhất để xây dựng ý thức làm chủ, có thái độ trân trọng thiên nhiên và cùng tham gia bảo tồn thiên nhiên.

Hơn nữa, có thể phát huy vai trò làm chủ của cộng đồng địa phương bằng cách xem họ như các cổ đông của khu du lịch sinh thái bằng cách góp vốn hoặc sức lao động vào các dự án… nhằm tăng tỉ lệ phân bổ lợi nhuận cũng như gắn bó trách nhiệm của họ với bảo tồn và du lịch.

Đầu tư cho phúc lợi cộng đồng địa phương: huấn luyện, đào tạo và tuyển dân cư địa phương vào làm việc, phát triển ngành nghề truyền thống, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa bằng những công trình công cộng… là hình thức chia sẻ lợi ích từ du lịch với những người không tham gia trực tiếp, xây dựng bầu không khí ủng hộ và tham gia hoạt động du lịch trong toàn cộng đồng.

9.2 Vai trò của du khách

Thông thường du khách là những người có tác động tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên. Số lượng du khách kéo đến ồ ạt kèm theo rác thải, tiếng ồn cộng thêm một số khách hàng có hành vi thiếu ý thức tôn trọng môi trường thì đây thực sự là một hiểm họa cho sinh thái.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình giáo dục về môi trường, du khách sẽ nhận thức được tác hại đối với sinh thái do họ có thể gây ra, để giúp họ cùng với cộng đồng địa phương bảo vệ môi trường tự nhiên.

Du khách sinh thái ngày nay là những người sẵn sàng bỏ qua sự xa xỉ và tiện nghi đắt tiền của một chuyến du lịch phổ thông để được hòa mình vào cùng với thiên nhiên, tậân hưởng được những cảm giác thư thái mà thiên nhiên mang lại cho chính họ. Lúc cần họ cũng sẵn sàng bỏ công sức và tiền bạc ra để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó.

Ở mỗi vùng sinh thái khác nhau các hệ sinh thái tự nhiên đều có những đặc trưng khác nhau. Và mỗi cộng đồng địa phương ở các khu vực đó cũng có những quan điểm, phong tục tập quán và cách ứng xử riêng của mình. Vì vậy khách du lịch sinh thái cần có những thông tin đầy đủ về vùng mà họ muốn đến và họ phải được hướng dẫn về cách thức hoà nhập với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội tại khu du lịch sinh thái ngay cả việc họ cũng cần được biết phương thức để đóng góp sức mình cho nỗ lực bảo tồn tự nhiên nữa.

Xuất phát từ các yêu cầu của thực tế đó mà các khu du lịch sinh thái nên biên soạn “nguyên tắc chỉ đạo dành cho du khách”

Hội đồng biên soạn bao gồm ban quản lý tài nguồn tài nguyên địa phương (Bao gồm Ủy ban nhân dân, Ban quản lý vườn quốc gia, Ban quản lý khu du lịch sinh thái), đại diện cộng đồng địa phương và đại diện các đơn vị kinh doanh du lịch tại địa phương, nếu có thể thì nên có các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý du khách.

Nội dung của “nguyên tắc chỉ đạo dành cho du khách” bao gồm cả 3 lãnh vực: Môi trường, Kinh tế và Văn hoá, nhằm cung cấp thông tin cho du khách về

các tác động mà họ có thể gây ra, những phương thức hạn chế chúng, những điều cấm và những điều nên thực hiện.

Dưới đây là những “nguyên tắc chỉ đạo dành cho du khách” bao gồm những vấn đề mà du khách có thể cần biết hoặc lưu tâm đến:

Lĩnh vực môi trường:

- Xả rác và thu gom rác.

- Phương thức xử lý chất thải.

- Bảo vệ nguồn nước sạch.

- Những khu vực cho phép cắm trại và được phép chơi lửa trại.

- Hành vi trên đường mòn, khi lái xe hoặc khi đi thuyền…

- Những loài động thực vật có nguy cơ tiệt chủng cần được bảo vệ.

- Khoảng cách giữa người và vật khi ngắm, xem và chụp ảnh.

- Cho động vật ăn và vuốt ve chúng.

- Tiếng ồn.

- Tác động của cảnh quan lên các khách tham quan khác.

- Những vật lưu niệm thiên nhiên bị cấm khai thác và mua bán.

Lĩnh vực về xã hội:

- Tập quán và truyền thống địa phương.

- Tín ngưỡng tôn giáo.

- Ăn mặc, ngôn ngữ.

- Giới hạn của sự riêng tư.

- Xin phép chụp ảnh.

- Đổi chác và mặc cả.

- Tiền TIP thích hợp.

- Phản ứng đối với người ăn xin.

- Những giúp đỡ xã hội có thể thực hiện.

- Quyền của người dân địa phương.

- Quyền của cán bộ khu du lịch.

- Các chất gây nghiện bị cấm tại địa phương.

Lĩnh vực về Kinh tế:

- Mua các sản phẩm tại địa phương.

- Lệ phí vào cổng và lệ phí sử dụng.

- Sử dụng nhà hàng, nhà trọ tại địa phương.

- Các loại hình văn hóa, nghệ thuật tại địa phương có thể dự khán.

- Những giúp đỡ cho các tổ chức phát triển cộng đồng địa phương.

- Quyên góp cho bảo tồn.

Với quan điểm “phòng ngừa từ xa” du lịch sinh thái cần tạo điều kiện để du khách tiếp cận với “nguyên tắc chỉ đạo dành cho du khách” càng sớm (cẩm nang hướng dẫn du lịch, bản đồ, tờ bướm, tài liệu từ các nhà điều hành trước chuyến đi

…) càng dễ dàng (áp phích, bảng hiệu tại các trung tâm đón khách, nơi bán các dụng cụ dành cho chuyến đi…) và càng sinh động (các hướng dẫn minh họa, có thể bằng băng hình…) càng tốt.

Với mục đích và nội dung được ví dụ minh họa như trên, nếu được biên soạn và tiếp cận tốt đến du khách thì “nguyên tắc chỉ đạo dành cho du khách” trở nên một công cụ hữu hiệu không thể thiếu trong dự án và tổ chức hoạt động du lịch sinh thái.

9.3 Tổ chức và quản lý khu du lịch sinh thái

Việc phát triển khu du lịch sinh thái có rất nhiều vấn đề liên quan cho nên rất cần có nhiều bên tham gia, góp ý và thảo luận bao gồm: Bản thân ngành du lịch, chính quyền địa phương, ban quản lý khu bảo tồn tự nhiên hoặc vườn quốc gia và cộng đồng địa phương, Ngoài ra còn có sự tham gia của các chuyên gia về môi trường, sinh thái, các cơ quan bảo tồn…

Cả hai biện pháp nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng như phương án chuẩn bị tốt cho du khách hòa nhập với môi trường thiên nhiên, văn hóa đó là kế hoạch phát triển khu du lịch sinh thái và sự quản lý giám sát.

Kế hoạch phải xác định các phân khu trong khu du lịch sinh thái. Những phân khu này được xác định dựa trên những nghiên cứu điều tra về tài nguyên sinh thái và xác định mục đích sử dụng cho du lịch, xác định phương án tiến hành khảo sát trong các khu du lịch sinh thái cho các vùng hoang dã, hệ sinh thái hoặc các loài hiện hữu nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Từ đó thiết lập các chỉ số chuẩn về “sức chứa” trên cả phương diện môi trường, xã hội và tâm lý cho từng phân khu.

Trong từng phân khu, ban quản lý cần xem xét đến việc tăng cường huy động sử dụng các công trình hoặc phương tiện truyền thống có sẵn của cộng đồng địa phương (nhà rông, nhà sàn, ghe…) nhằm phục vụ du khách trước khi đưa vào các thiết kế và các phương tiện vận chuyển khác. Trong trường hợp cần phải thiết kế xây dựng ban quản lý khu du lịch sinh thái chọn những thiết kế nhạy cảm và hài hòa với thiên nhiên qua các tiêu chí như: Giảm đến mức tối thiểu việc lấn chiếm không gian, địa hình và mặt bằng để xây dựng. Lựa chọn những phương án về năng lượng và nước hợp lý cho môi trường. Xử lý chất thải và cố gắng vận dụng các vật liệu tái chế. Kiểu dáng thiết kế cố gắng sử dụng dáng dấp của các công trình văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương. Vận dụng tối đa vật liệu và tay nghề của địa phương để xây dựng. Thiết bị và đồ dùng nội thất phải được làm từ nguyên liệu của địa phương, trừ các nguyên liệu đặc biệt không có sẵn. Hạn chế sử dụng chiếu sáng để không ảnh hưởng đến chu kỳ ngày đêm của động vật hoang dã. Những thiết kế nhạy cảm mang tính ngăn chặn sự thâm nhập của côn trùng (hơn là tiêu diệt chúng).

Và sẽ là bất hợp lý nếu thiếu hệ thống giám sát, xác định các kỹ năng và số lượng nhân sự cần thiết để quản lý số lượng và hạn chế sự tác động của du khách. Từ đó xác định chương trình tập huấn về du lịch và môi trường cần thiết cho nhân viên và cộng đồng địa phương.

Trên những cơ sở đó, tổ chức cấp giấy phép cho các đoàn du khách và ghi nhận những thay đổi. Thực hiện các biện pháp quản lý trước khi những tác động có thể gây nên những hậu quả khiến môi trường không thể phục hồi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/12/2022