Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 12


Nếu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế hay Quảng Nam, Đà Lạt… tự nhận là những địa phương giầu tiềm năng du lịch bởi có thể kể ngay đến những địa danh luôn có sẵn trong các tour du lịch trong nước và Quốc tế như: Hạ Long, Mỹ Sơn, Đền Hùng, Quốc tử giám, Yên Tử… Thì nhìn vào thực trạng du lịch Thái Nguyên chúng ta phải buồn lòng nhận ra rằng: Du lịch Thái Nguyên còn quá khiêm tốn! Nhưng như cách diễn đạt “không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp” [31, tr.17] , giống như một cô gái, Thái Nguyên chưa biết làm đẹp cho mình, hay nói một các khác, dường như Thái Nguyên chưa ý thức được hết những tiềm năng du lịch của mình. Hoặc nói như nhà sử học Dương Trung Quốc “Du lịch Thái Nguyên còn giống một ai đó ngủ trong rừng nhưng đừng chờ ai đánh thức” [31, tr.19]

Trong thời gian qua, sự phát triển của du lịch Thái Nguyên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, văn hoá, lịch sử và vị trí địa lý. Tại Thái Nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh du lịch chưa đồng bộ, bên cạnh đó Thái Nguyên cũng chưa có loại hình kinh doanh lữ hành quốc tế, còn loại hình kinh doanh lữ hành - Đặc trưng chủ yếu của hoạt động du lịch vẫn ở dạng được chăng hay chớ, thiếu một hoạch định mang tính chiến lược lâu dài và một cách làm bài bản. Hiện nay ở Thái Nguyên mới chỉ có một số ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này như: Dạ Hương, Đông Á, Sao Phương Đông… Trong khi đó, điều kiện ở Thái Nguyên cho phép có thể mở ra nhiều loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch thám hiểm hoặc du lịch lịch sử, văn hoá… Nhưng thực tế ngành du lịch Thái Nguyên vẫn duy trì hoạt động du lịch một cách đơn điệu, thiếu nhạy bén.

Nguồn lợi to lớn mà ngành “công nghiệp không khói” mang lại là điều không thể phủ nhận. Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, trong thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã nghiêm túc đánh giá lại thực trạng của công tác du lịch và đề ra quyết tâm đến năm 2015 du lịch Thái Nguyên sẽ phát triển trở thành ngành


kinh tế quan trọng của tỉnh và trở thành trung tâm du lịch của vùng Việt Bắc. Bước đầu tỉnh đã xác định đầu tư, khai thác, phát huy tốt nguồn lực và tiềm năng du lịch của các địa phương trong toàn tỉnh, nâng cao chất lượng, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch mới, phong phú, độc đáo, mang sắc thái riêng của từng địa phương về văn hoá, lịch sử cách mạng và về sinh thái thiên nhiên để thu hút khách du lịch. Đồng thời, tỉnh còn triển khai thi công các dự án xây dựng hạ tầng du lịch như: Đường giao thông, hệ thống điện, nước, sử lý rác thải… nhằm tạo ra diện mạo mới cho du lịch Thái Nguyên. Đặc biệt tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung đầu tư, hoàn chỉnh dự án trùng tu, tôn tạo khu du lịch ATK Phú Đình ( Định Hoá) và một số khu du lịch vành đai thuộc các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai… Mở rộng quan hệ với các tỉnh bạn để xây dựng thêm một số tour du lịch trong và ngoài nước… Tuy nhiên đây mới chỉ là bước khởi đầu, muốn thực sự phát huy được tiềm năng, thế mạnh của du lịch địa phương, đưa ngành “công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh Thái Nguyên phải có hoạch định chiến lược đồng bộ cả về vốn đầu tư, nhân lực, cùng những chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp. Nhưng quan trọng hơn cả là ngành du lịch Thái Nguyên phải thay đổi tư duy trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, chủ động tìm con đường đi cho riêng mình để từ đó bứt phá đi lên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (2002), Nxb Thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

2. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá.

3. Nguyễn Thị Kim Anh (1999), ATK - Tiềm năng du lịch về cuội nguồn, khoá luận tốt nghiệp khoa Địa lý, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm.

Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 12

4. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1970), Cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

5. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Khu tự trị Việt Bắc (1975), Lịch sử Cứu quốc quân, Nxb Việt Bắc.

6. Ban tuyên giáo tỉnh Thái Nguyên (1977), Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc (1947-1954), Kỷ yếu hội thảo khoa học.

7. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1978), Bác Hồ về với Bắc Thái, Nxb Công ty Văn hoá Thông tin Bắc Thái.

8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1980), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, tập 1 (1930-1954).

9. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1981), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ thảo, tập 1 (1920-1954), Nxb Sự Thật, Hà Nội.

10. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936-1965).

11. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 2 (1965-2000).

12. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (2007), Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.


13. Bảo tàng Thái Nguyên (2003), Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Thái nguyên, Nxb Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên.

14. Bộ văn hoá thông tin (2003), Sổ tay văn hoá thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Nxb Bộ Văn hoá Thông tin Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Chiến (2006), Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên, Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên.

16. Chu Quang Chứ (2001), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và văn hoá Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

17. Công ty cổ phần kinh tế đối ngoại (2005), Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia.

18. Cục thống kê Bắc Thái (1985), Số liệu thống kê 1976-1984 tỉnh Bắc Thái, Nxb Thống kê, Hà Nội.

19. Cục thống kê Bắc Thái (1991), Số liệu thống kê kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Thái 1986-1990, Nxb Thống kê, Hà Nội.

20. Cục thống kê Thái Nguyên (1997), Niên giám thống kê Thái Nguyên 1990- 1996, Nxb Thống kê, Hà Nội.

21. Cục thống kê Thái Nguyên (2001), Niên giám thống kê Thái Nguyên 1996- 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội.

22. Cục Thống kê Thái Nguyên (2006), Niên giám thống kê Thái Nguyên 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.

23. Cục thống kê Bắc Thái (2008), Niên giám thống kê Thái Nguyên 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội.

24. Ngô Thị Kim Doan (2004), Đình chùa nổi tiếng Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

25. Trần Bá Đệ (2002), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.


26. Trần Bá Đệ chủ biên (2002), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

27. Lê Thanh Đức (2001), Đình làng miền Bắc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

28. Phạm Mỹ Đức (2008), Tiềm năng, hiện trạng, định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên, Khoá luận tốt nghiệp khoa Địa lý, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm.

29. Echinard (1934), Lịch sử chính trị và quân sự tỉnh Thái Nguyên, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên.

30. Võ Nguyên Giáp (Hữu Mai thể hiện) (2001), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân.

31. Hội khoa học Lịch sử Việt Nam (2001), Tạp chí Xưa và nay, số 105 - tháng 12-2001.

32. Nguyễn Văn Huyên (1996), Địa lý hành chính vùng Kinh Bắc, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

33. Ngô Huy Huỳnh (1962), Lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

34. Nguyễn Hữu Khánh (1998), Đất và người Thái Nguyên, Nxb Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên

35. Hoàng Ngọc La (1995), Căn cứ địa Việt Bắc (1940-1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Hoàng Ngọc La (2002), Văn hoá dân gian Tày, Nxb Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên.

37. Trịnh Trúc Lâm (1998), Địa lý tỉnh Thái Nguyên, Nxb Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học Công nghệ Môi trường, tỉnh Thái Nguyên.

38. Lịch sử Việt Nam (1971), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

39. Nguyễn Xuân Minh, Nguyễn Xuân Hùng (1997), Lịch sử ATK Định Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


40. Đỗ Văn Ninh (2002), Từ điển văn hoá Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

41. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại nam nhất thống chí, tập IV, Nxb Thuận Hoá, Huế.

42. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường.

43. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên (1998), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010.

44. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2002), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2001, phương hướng, nhiệm vụ năm 2002 của ngành Du lịch Thái Nguyên.

45. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2003), Báo cáo tổng kết công tác Thương mại và Du lịch năm 2002, phương hướng, nhiệm vụ của ngành Thương Mại và Du lịch năm 2003.

46. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2003), Du lịch 6 tỉnh Việt Bắc với vùng du lịch Bắc Bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

47. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2004), Báo cáo đánh giá hoạt động Du lịch Thái Nguyên năm 2003, phương hướng nhiệm vụ năm 2004.

48. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên (2005), Báo cáo đánh giá hoạt động Du lịch Thái Nguyên năm 2004, mục tiêu kế hoạch năm 2005.

49. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2006), Báo cáo công tác Du lịch Thái Nguyên năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007.

50. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2006), Quy hoạch phát triển Du lịch Thái Nguyên điều chỉnh bổ xung đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020.

51. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên (2007), Tài nguyên du lịch Thái Nguyên.


52. Sở Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên (2009), Sổ tay du lịch Thái Nguyên.

53. Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên (2001), Núi Đuổm và Dương Tự Minh.

54. Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên (2003), Thái Nguyên Đất và người.

55. Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Cự (2002), Đình làng Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

56. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội.

57. Đồng Khắc Thọ (2003), Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Thái Nguyên, Nxb Sở Văn hoá Thông tin, Thái Nguyên.

58. Trần Mạnh Thường (1999), Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội

59. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009),

Địa chí Thái Nguyên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

60. Tổng cục du lịch (2000), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2000.

61. Tổng cục du lịch, Bộ tài nguyên và môi trường (2003) Quy chế bảo vệ môi trường.

62. Tổng cục du lịch (2006), Hội thảo cộng đồng dân cư với nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch bền vững. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên

63. Nguyễn Trãi (1960), Dư địa chí, Nxb Sử học, Hà Nội.

64. Trịnh Cao Tưởng (1989), Kiến trúc đình làng, Nxb Viện khảo cổ học, Hà Nội

65. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức năm du lịch Thái Nguyên 2007.

66. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Đề án chi tiết tổ chức tổ chức năm du lịch Thái Nguyên 2007


67. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Kế hoạch chi tiết tổ chức năm du lịch Thái Nguyên.

68. UBND tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng kết năm du lịch Quốc gia 2007 tại Thái Nguyên.

69. Viện khoa học xã hội và nhân văn - Viện sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

70. Viện nghiên cứu Hán Nôm (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

71. Trần Quốc Vượng (1976), Mùa xuân và phong tục Việt Nam, Nxb Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/11/2024