Phí uỷ thác
Số tiền nhận đặt trước Số tiền thừa trả lại
Số tiền thiếu còn phải thu
Hoá đơn này do doanh nghiệp lập khi trả lại hàng cho bên giao uỷ thác.
Kế toán căn cứ vào hoá đơn này để lập phiếu thu, chi tiền mặt.
Ngoài ra, do doanh nghiệp là doanh nghiệp thương mại nên việc giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cũng thường xuyên phát sinh. Chính vì thế, các hoá đơn trên cũng được xếp vào hệ thống chứng từ bắt buộc để phản ánh mối quan hệ giữa các pháp nhân độc lập.
2. Để hạn chế những gian lận thuế có thể xảy ra, theo em về phía nhà nước cũng cần phải tiến hành một số biện pháp sau :
Để đảm bảo không xảy ra hiện tượng ghi giá trong hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế, Nhà nước nên qui định các doanh nghiệp thương mại bán hàng có giá trị lớn cần niêm yết bảng giá công khai với khách hàng, cuối kỳ, khi nộp thuế, cần nộp kèm bảng giá và ghi rò tong thời điểm biến động giá. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không thể ghi giá thấp rồi bán giá cao, điều này sẽ làm doanh nghiệp mất uy tín với khách hàng hoặc ghi giá cao rồi bán với giá thấp, gây ra sụt giảm doanh thu tạo điều kiện gian lận thuế GTGT đầu vào đối với người mua.
3. Cơ quan thuế cần tăng cường kiểm tra việc kê khai tính thuế hàng tháng, việc ghi chép sổ sách kế toán và việc sử dụng hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá. Các trường hợp vi phạm, không chấp hành đầy đủ các qui định trên thì kiên quyết xử lý theo luật định.
Có thể bạn quan tâm!
- Thuế giá trị gia tăng và việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng ở Công ty TNHH Thương Mại – Vận tải – Du Lịch - 1
- Thuế giá trị gia tăng và việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng ở Công ty TNHH Thương Mại – Vận tải – Du Lịch - 2
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Tnhh Thương Mại – Vận Tải – Du Lịch:
- Một Số Tồn Tại Trong Công Tác Quản Lý Thuế Của Công Ty:
- Thuế giá trị gia tăng và việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng ở Công ty TNHH Thương Mại – Vận tải – Du Lịch - 6
Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, thuế GTGT và công tác kế toán thuế GTGT đang là vấn đề rất được quan tâm ở nước ta. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, việc xây dựng một chế độ kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế là rất cần thiết.Thuế GTGT đã có những tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của các công ty nói riêng và nhiều mặt của đời sống xã hội nói chung. Việc đưa ra phương pháp tính thuế GTGT đúng đắn là vô cùng quan trọng, nó đảm bảo lợi ích cho các đối tượng nộp thuế và giúp các công ty thuận tiện trong việc theo dòi được việc thanh toán với Ngân sách Nhà nước cũng như các đối tượng quan tâm khác.
Từ khi thuế GTGT được ban hành đã giúp cho việc đăng ký kê khai và thanh toán thuế của các công ty có nhiều thuận lợi hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần sớm khắc phục.
Trong phạm vi của bài luận văn này, em đã nêu và phân tích những nội dung chủ yếu về tình hình thực hiện thuế GTGT tại công ty TNHH Thương Mại – Vận Tải – Du Lịch để trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp cho việc thực hiện luật thuế của công ty được tôt hơn.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài thêm phong phú và có cơ hội trau dồi kiến thức cho bản thân.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị tại công ty TNHH Thương mại – Vận tải – Du lịch và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của T.S Trần Trọng Khoái đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ VÀ THUẾ GTGT. 2
I.Khái quát chung về thuế 2
1. Khái quát về Thuế 2
2. Khái niệm về Thuế 2
3.Đặc điểm của Thuế 3
4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 3
5.Chức năng của thuế 4
6.Phân loại thuế 4
7. Các yếu tố cấu thành sắc thuế 5
II. Thuế GTGT và sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở nước ta :... 5
1. Sự ra đời và phát triển của thuế GTGT 5
2.Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam 6
III. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT 7
1.Khái niệm thuế GTGT 7
2.Đặc điểm của thuế GTGT 9
3.Đối tượng chịu thuế GTGT: 9
4.Đối tượng không chịu thuế GTGT 9
5.Đối tượng nộp thuế GTGT 10
6.Căn cứ tính thuế GTGT 10
6.1. Giá tính thuế GTGT 10
6.2Thuế suất 12
7.Phương pháp tính thuế 13
7.1 Phương pháp khấu trừ 13
7.2 Phương pháp trực tiếp 15
PHẦN 2 :TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - VẬN TẢI - DU LỊCH 17
I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại – Vận Tải – Du Lịch: 17
1.Đặc điểm của công ty 17
2. Lịch sử hình thành công ty 17
II.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán của công ty 18
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 18
2.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 19
3. Đặc điểm công tác kế toán của công ty TNHH Thương Mại – Vận Tải
– Du Lịch 21
III.Tình hình thực hiện luật thuế gtgt của Công ty TNHH Thương Mại
- Vận Tải - Du Lịch 21
1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 21
2. Tình hình kê khai và nộp thuế GTGT tại công ty TNHH Thương Mại – Vận Tải – Du Lịch 24
2.1 Doanh thu làm căn cứ tính thuế GTGT đầu ra của công ty 24
2.2 Thuế GTGT đầu ra phải nộp 27
2.3. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 28
2.4 Thuế GTGT phải nộp 29
PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÍNH THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - VẬN TẢI - DU LỊCH 30
1.Một số tồn tại trong công tác quản lý thuế của công ty: 30
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp tính thuế GTGT: 30
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí thuế Nhà nước
2.- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT - NXB Chính trị Quốc gia 2003.
3. Nghị định số 158/2003 của NĐ-CP : Quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT.
4. Thông tư số 120/2003/TT - BTC
5. Tổng cục thuế : Biện pháp xử lý các vướng mắc tồn tại phát sinh quan trọng thực hiện các Luật thuế mới.
6. Giáo trình Thuế của Trường Đại học QLKDHN.
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
GTGT : Giá trị gia tăng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NSNN : Ngân sách Nhà nước TSCĐ : Tài sản cố định
PHỤ LỤC 1
Đối tượng không chịu thuế GTGT
(Trích Nghị định số 158/2003 – NĐ - CP ngày 10 tháng 12 năm 2003)
1. Sản phẩm trồng trọt( bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới qua sơ chế tgông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, trực tiếp đánh bắt bán ra.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường qui định tại khoản này là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, ướp đông, làm sạch, bóc vỏ mà chưa được chế biến ở mức độ cao hơn hoặc chế biến thành các sản phẩm khác.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm : trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại.
3. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.
4. Hàng hoá nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo TSCĐ của doanh nghiệp.
Thiết bị,máy móc, vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được thuê của nước ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh.
Thiết bị, máy móc, phụ ting, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư cần thiết để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí.
Trường hợp cơ sở nhập khẩu dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ thuộc diện không chịu thuế GTGT nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả
loại thiết bị, máy móc trong nước sản xuất được thì không tính thuế GTGT cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ.
5. Nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang
thuê.
6. Chuyển quyền sử dụng đất.
7. Dịch vụ tín dụng và quỹ đầu tư, bao gồm : hoạt động cho vay vốn,
bảo lãnh cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, bán tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, cho thuê tài chính của các tổ chức tài chính, tín dụng tại Việt Nam, các hoạt động chuyển nhượng vốn và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
8. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi bảo hiểm cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh.
9. Dịch vụ khám bênh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, điều dưỡng sức khoẻ cho người và dịch vụ thú y.
10. Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao mang tính phong trào, quần chúng, tổ chức tập luyện, thi đấu không thu tiền hoặc có thu nhưng không nhằm mục đích kinh doanh.
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như : ca múa, nhạc, kịch, xiếc, biểu diễn nghệ thuật khác, dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim các loại.
Nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim video tài liệu, đối với phim nhựa không phân biệt chủ đề loại phim, đôí với phim ghi trên băng hình, đĩa hình chỉ là phim tài liệu, phóng sự, khoa học.
11. Dạy học, dạy nghề bao gồm dạy văn hoá, dạy ngoại ngữ, tin học và dạy các nghề khác.
12. Phát sang truyền hình, truyền thanh theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
13. Xuất bản, nhập khẩu và phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa(kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng,
ghi hình, dữ liệu điện tử), giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số, tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, in tiền.
14.Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ.
15.Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hoá, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo, kể cả trường hợp được nhà nước hỗ trợ một phần vốn không quá 30% tổng vốn thực chi cho công trình.
16. Vân chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong nội thành, nội thị, trong các khu công nghiệp hoặc giữa các thành thị với các khu công nghiệp lân cận theo giá vé thống nhất do cơ quan có them quyền qui định.
17. Điều tra cơ bản của Nhà nước do Ngân sách nhà nước cấp phát kinh phí để thực hiện : bao gồm điều tra, thăm dò địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc, lập bản đồ, khí tượng thuỷ văn, môi trường.
18. Tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nước sạch do tổ chức, cá nhân tự khai thác tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
19. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính cùng Bộ quốc phòng, Bộ Công an xác định cụ thể. Đối với vũ khí, khí tài được mua, sản xuất bằng nguồn vốn ngân sách, việc không tính thuế phảI được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách.
20. Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau : hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoà lại,quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, qùa biếu, quà tặng cho các nhân ở Việt Nam theo mức qui dịnh của Chính phủ, đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài