- Đòi hỏi một ngân sách marketing khổng lồ. Nếu không đáp ừng đủ, sẽ không đạt hiệu quả và có thể thương hiệu ấy sẽ chết yểu.
- Đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, chặc chẽ trong việc triển khai kế hoạch marketing. Các kế hoạch liên quan như kế hoạch bán hàng, kế hoạch cung ứng và kho vận, kế hoạch phát triển kênh phân phối, kế hoạch khuyến mãi ... phải được tổ chức và phối hợp một cách nhịp nhàng nhằm để nắm bắt kịp thời những hiệu ứng do truyền thông ATL tạo ra và những thành quả mà thương hiệu đạt được.
- Hầu như không có cơ hội làm lại nếu thất bại.
Chiến lược này thường phát huy tác dụng tốt hơn đối với thị trường B2C (thị trường hàng tiêu dùng) nơi mà khách hàng mua sản phẩm vì họ tin vào những giá trị vô hình (quan hệ tình cảm cá nhân đối với một thương hiệu, cá tính, đặc điểm của một thương hiệu ...).
1.2.3.2 Chiến lược thương hiệu phụ thuộc vào chiến lược sản phẩm
Với chiến lược này, thương hiệu được xây dựng dựa trên khả năng của doanh nghiệp về công nghệ sản phẩm. Nói một cách khác, người ta xây dựng nên một sản phẩm dựa trên khả năng công nghệ sáng tạo, tạo ra những điểm khác biệt nổi bật cho sản phẩm, rồi xây dựng chiến lược truyền thông để đưa sản phẩm vào thị trường thông qua một định vị thích hợp với tính năng, đặc điểm, lợi ích của sản phẩm so với sản phẩm cạnh tranh.
*Điểm mạnh
- Được xem là "chậm mà chắc", ít rủi ro vì thương hiệu được dựa trên nền tảng "một sản phẩm tốt" được hỗ trợ bởi một nền tảng nghiên cứu và phát triển mạnh.
- Không đòi hỏi một ngân sách marketing khổng lồ, nhiều thương hiệu được xây dựng thậm chí không cần đến truyền thông ATL.
*Điểm yếu
- Tốc độ phát triển và thâm nhập thị trường chậm hơn so với chiến lược thương hiệu dẫn dắt chiến lược sản phẩm. Có thể để vụt mất cơ hội, nếu đối thủ cạnh tranh nhanh chân hơn.
- Khó đạt được định vị cao cấp trong một thời gian ngắn.
- Nguy cơ khi thế mạnh của sản phẩm bị yếu đi.
- Đòi hỏi duy trì ngân sách nghiên cứu và phát triển liên tục để không ngừng cải tiến sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới.
Chiến lược thương hiệu này phù hợp với những doanh nghiệp tập trung chú trọng vào chất lượng sản phẩm và công nghệ chuyên sâu, rất phổ biến đối với các nhóm nghành nghề thuộc thị trường B2B nơi mà người mua chọn sản phẩm vì các giá trị hữu hình (chất lượng, tính năng, lợi ích, công nghệ...) của sản phẩm nhiều hơn là giá trị vô hình (quan hệ tình cảm cá nhân đối với một thương hiệu, cá tính, đặc điểm của thương hiệu...).
1.2.3.3 Chiến lược Hybrid
Trên thực tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp khởi đầu bằng chiến lược thương hiệu dẫn dắt chiến lược sản phẩm, sau đó do sức ép cạnh tranh, họ buộc phải điều chỉnh chiến lược thương hiệu và áp dụng cả chiến lược thương hiệu phụ thuộc vào chiến lược sản phẩm để duy trì vị trí thị trường.
Đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp xuất phát điểm xây dựng thương hiệu dựa trên nền tảng công nghệ sản phẩm, sau đó điều chỉnh chiến lược bằng cách áp dụng thêm chiến lược thương hiệu dẫn dắt chiến lược sản phẩm để tạo ra giá trị gia tăng cho thương hiệu.
Cùng một đích đến là xây dựng một thương hiệu mạnh nhưng có nhiều hướng đi. Một chiến lược đã mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp A không có nghĩa là nó cũng sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp B. Doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với đặc điểm thị trường, tình hình cạnh tranh và khả năng của doanh nghiệp mình.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ THƯƠNG HIỆU KHÁCH SẠN NICE SWAN NHA TRANG
2.1 Giới thiệu tổng quan về khách sạn Nice Swan Nha Trang
ECH
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn
HU
T
Hình 2.1 Khách sạn Nice Swan
*Địa chỉ: 44 Hùng Vương, Nha Trang, Việt Nam.
*Tel : +84 058 3525 680 - 3522 678.
*Fax : +84 058 3525 545.
*Email : info@niceswanhotel.vn.
*Website : www.niceswanhotel.vn.
Nice Swan là một khách sạn đẹp và hiện đại của thành phố biển Nha Trang, được tọa lạc ở khu trung tâm thành phố, cách bãi biển Nha Trang vài bước đi bộ. Khách sạn đạt cấp 3 sao, có 77 phòng rộng rãi thoáng mát, đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp.
Vào ngày 15/11/2010, khách sạn Nice Swan bắt đầu được xây dựng nền móng đầu tiên. Trải qua 14 tháng xây dựng, ngày 17/1/2012 khách sạn bắt đầu khai trương và đi vào hoạt động cho đến nay. Khách sạn Nice Swan thuộc công ty TNHH Tân Kỳ. Công ty TNHH Tân Kỳ là công ty tư nhân, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thuế số: 4200194046 do UBND thành phố cấp. Công ty TNHH Tân Kỳ do ông Nguyễn Quang Vinh làm chủ có số chứng nhận đăng ký mẫu dấu 2507/ĐKMD.
2.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn
2.2.2.1 Số lượng phòng
Khách sạn Nice Swan có tất cả 77 phòng rộng rãi, thoáng mát, có hệ thống hồ bơi nằm ở tầng 9 và có nhà hàng nằm ở tầng trệt. Trong tất cả các phòng đều trang bị nhiều tiện nghi như: tủ lạnh, điện thoại, thẻ khóa từ, máy điều hòa, bàn trang điểm, TV LCD 32 inch, máy nước nóng,v.v…..có hệ thống wifi internet phủ khắp các phòng tại khách sạn với password wifi “Niceswan44” (Nice swan là tên khách sạn,44 là địa chỉ của khách sạn).
2.2.2.2 Phân loại phòng
Khách sạn có tất cả 5 loại phòng:
+Executive: - Diện tích phòng 50-60 m2.
- Loại phòng 1 hoặc 2 giường.
- Loại giường 1m8.
- Phòng hướng biển, có ban công riêng.
- Phòng có bồn tắm nằm.
+Suite : - Diện tích phòng 40-45 m2.
- Loại phòng 2 hoặc 3 giường.
- Loại giường 1m4 hoặc 1m6.
- Phòng hướng biển, hướng thành phố.
- Phòng có bồn tắm nằm hoặc đứng.
+Duluxe : - Diện tích phòng 30-34 m2.
- Loại phòng 1 hoặc 2 giường.
- Loại giường 1m4 hoặc 1m6.
- Phòng hướng biển, hướng thành phố.
+Superior : - Diện tích phòng 25-28 m2.
- Loại phòng 1 hoặc 2 giường.
- Loại giường 1m4 hoặc 1m6.
- Phòng hướng biển,hướng thành phố.
+Standard : - Diện tích phòng 22-24 m2.
- Loại phòng 1 hoặc 2 giường.
- Loại giường 1m4 hoặc 1m6.
- Phòng hướng biển,hướng thành phố.
Tất cả các loại phòng trên đều nhận phòng sau 12:00 và trả phòng trước 12:00
2.2.2.3 Bảng giá các loại phòng
Bảng 2.2 Bảng giá các loại phòng
Giá phòng | |
Executive | 40-50 USD |
Suite | 30-40 USD |
Duluxe | 25-30 USD |
Superior | 20-30 USD |
Standard | 20-25 USD |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và giải pháp xây dựng thương hiệu của khách sạn Nice Swan Nha Trang - 2
- Chức Năng Tạo Nên Sự Khác Biệt Trong Quá Trình Phát Triển Của Sản Phẩm
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu
- Thực Trạng Về Xây Dựng Thương Hiệu Khách Sạn Nice Swan Nha Trang
- Hoạch Định Chiến Lược Phát Triển Thương Hiệu
- Thực trạng và giải pháp xây dựng thương hiệu của khách sạn Nice Swan Nha Trang - 8
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
Giá phòng trên đã bao gồm VAT, giá phòng thay đổi vào mùa hè, ngày lễ, Tết.
2.2.3 Lĩnh vực hoạt động của khách sạn
2.2.3.1 Về lưu trú
Khách sạn có 77 phòng rộng rãi thoáng mát, có các tiện nghi trong phòng hiện đại nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng như: máy lạnh, internet không dây trong tất cả các phòng, tivi Toshiba 32 inch với nhiều kênh truyền hình vệ tinh, thẻ
khóa từ, két an toàn, điện thoại đường dài trực tiếp quốc tế, thang máy hiện đại, hồ bơi…..Nhằm tạo cho khách hàng một không khí vui vẻ, hạnh phúc khi lưu trú tại khách sạn, khách sạn có cung cấp nhiều dịch vụ nhằm thỏa mãn nhiều nhu cầu cho khách hàng như: dịch vụ đón tiễn khách tại sân bay, dịch vụ hấp ủi quần áo trong ngày, phòng trà lịch sự, dịch vụ tour du lịch, dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp.
2.2.3.2 Về ăn uống
Khách sạn có nhà hàng nằm ở tầng trệt của khách sạn chuyên phục vụ các món ăn sáng cho khách như: bánh mì sanwich bơ mứt, bánh mì ốt la với cà chua, ớt chuông, bánh xèo chuối, bánh xèo chanh mật, bruschesta…..và các thức uống như: sinh tố xoài, sinh tố chuối, nước ép dưa hấu…và các loại nước đóng chai, hộp, lon khác như: trà xanh, nước suối, nước yến, bia heniken, bia 333…….Nhằm tạo cho khách hàng cảm giác được phục vụ tận tình, khi gọi vào đầu số 400 (số điện thoại của nhà hàng) khách hàng sẽ được nhân viên nhà hàng mang thức ăn lên phòng.
2.2.4 Cơ cấu tổ chức của khách sạn
2.2.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn
Giám đốc điều hành
Bộ | Bộ | Bộ | Bộ | Bộ | ||||
phận | phận | phận | phận | phận | ||||
lễ | buồng | nhà | kỹ | an | ||||
tân | hàng | thuật | ninh |
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức khách sạn Nice Swan
2.2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Vì đây là khách sạn của tư nhân nên cơ cấu tổ chức theo mô hình chủ sở hữu, tất cả mọi bộ phận đều có quyền hạn ngang bằng nhau và chịu sự quản lý và điều hành của giám đốc (chủ sở hữu). Dưới đây là chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:
+ Giám đốc điều hành: Quản lý mọi hoạt động của khách sạn, nắm bắt tình hình kinh doanh, cũng như các vấn đề nảy sinh và tìm phương án giải quyết, nghiêm túc chấp hành các phương châm chính sách, luật pháp của nhà nước, đề ra các chiến lược, mục tiêu và lựa chọn phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của khách sạn.
+ Bộ phận lễ tân: Nắm vững thực trạng phòng của khách sạn để giới thiệu cho khách, bố trí phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách. Chào đón và hướng dẫn khách làm thủ tục check-in và check-out theo đúng quy định của khách sạn. Nhận những yêu cầu cũng như là những phàn nàn của khách về dịch vụ kinh doanh. Từ đó thông báo đến các bộ phận khác để các bộ phận này kịp thời điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách. Quản lý sự ra vào khách sạn, lên bảng kê khai sự tiêu dùng khách. Giới thiệu cho khách các dịch vụ hiện có của khách sạn để thỏa mãn nhu cầu của khách và tăng doanh thu cho khách sạn.
+ Bộ phận buồng: Là cơ sở kinh doanh chính của khách sạn, giữ chức năng tổ chức việc đón và phục vụ nơi nghỉ ngơi của khách. Chăm lo sự nghỉ ngơi của khách và phục vụ đầy đủ dịch vụ mà khách yêu cầu thuộc phạm vi bộ phận buồng. Làm vệ sinh thường xuyên, định kỳ phòng ngủ, nhà hàng và toàn bộ khu vực bên ngoài khách sạn. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ tài sản trong phòng nghỉ. Phản ánh các ý kiến khen, chê của khách tới các bộ phận liên quan, đoàn kết giúp đỡ nhau, học hỏi những chuyên môn ngoại ngữ, cải tiến phương pháp làm việc. Cung cấp khăn mặt, khăn tấm, dép, nước uống, máy xoáy tóc….khi khách có yêu cầu.
+ Bộ phận nhà hàng: Phục vụ nhu cầu ăn uống của khách trong khách sạn. Tạo ra những món ăn ngon và làm hài lòng khách về chất lượng cũng như sự phục vụ. Thường xuyên thăm hỏi ý kiến của khách về chất lượng của món ăn, cũng như những ý kiến đóng góp của khách hàng để góp phần nâng cao chất lượng món ăn,
tăng doanh thu về kinh doanh ăn uống trong khách sạn.
+ Bộ phận kỹ thuật: Có chức năng và nhiệm vụ là sửa chữa và bảo dưỡng các đồ
dùng vật dụng trong khách sạn khi có sự hư hỏng.
+ Bộ phận an ninh: Có nhiệm vụ hướng dẫn khách chỗ đỗ xe, trông giữ xe và bảo vệ các tài sản trong khách sạn, bảo vệ an ninh, an toàn trong khách sạn và trước tiền sảnh của khách sạn.
2.2.5 Kết quả hoạt động của khách sạn sau 6 tháng
Bảng 2.4 Doanh thu 6 tháng của khách sạn Nice Swan
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | |
Buồng | 625.954. | 910.911. | 887.964. | 751.905. | 723.828. | 1.697.850 |
phòng | 000 | 750 | 000 | 000 | 403 | .000 |
Nhà | 25.200.0 | 49.300.0 | 49.600.0 | 45.000.0 | 39.382.0 | 76.549.00 |
hàng | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 0 |
Các dịch vụ khác | 284.382. 000 | 326.394. 000 | 312.493. 000 | 269.839. 000 | 247.927. 000 | 523.642.0 00 |
Tổng doanh thu | 935.536. 000 | 1.286.60 5.750 | 1.250.05 7.000 | 1.066.74 4.000 | 1.011.08 3.403 | 2.298.041 .000 |
Nguồn: Khách sạn Nice Swan
Nhận xét:
Qua bảng doanh thu về các bộ phận trên như: bộ phận buồng, bộ phận nhà hàng. Ta thấy doanh thu của bộ phận buồng chiếm tỉ lệ cao qua 6 tháng, vì bộ phận buồng là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính nên khách sạn tập trung đầu tư vào đó để thu hút khách. Vì khách sạn đi vào khai trương và hoạt động ngày 17/1/2012 (nhằm ngày 25 tết âm lịch) nên doanh thu của khách sạn vào nữa cuối tháng 1 là 935.536.000 VNĐ, trong khi đó vào tháng 2 doanh thu là 1.286.605.750 VNĐ chỉ tăng hơn 351.069.750 VNĐ so với tháng 1. Vì vào tháng 1 và 2 là thời điểm trong và ngoài Tết Nguyên Đán nên rất nhiều khách đi du lịch và nghỉ ngơi nên doanh thu của khách sạn ở tháng 1 và tháng 2 cao hơn hai tháng còn lại. Vào tháng 4, doanh thu của khách sạn thấp hơn hai tháng 2 và tháng 3, chỉ đạt 1.066.744.000 VNĐ, lý