Danh Sách Các Homestay Xã Điềm Mặc Huyện Định Hóa


hết những khách du lịch có phương tiện di chuyển là người trẻ, tuy nhiên họ lại không lựa chọn homestay là địa điểm lưu trú.

Hình 4 6 Homestay hộ gia đình ông Hoàng Thanh Sáu Bảng 4 3 Danh sách các Homestay 1

Hình 4.6. Homestay hộ gia đình ông Hoàng Thanh Sáu

Bảng 4.3. Danh sách các Homestay xã Điềm Mặc huyện Định Hóa


TT

Tên homestay

Địa chỉ

Số điện thoại

1

Homestay

Hoàng Thanh Sáu

Bản Quyên, Điềm Mặc, Định

Hóa, Thái Nguyên

0383431384

2

Homestay

Ma Đình Thành

Bản Quyên, Điềm Mạc, Định

Hóa, Thái Nguyên

0963936678

3

Homestay

Nông Đình Dược

Bản Quyên, Điềm Mạc, Định

Hóa, Thái Nguyên

0388178374

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

(Nguồn: Số liệu nhóm tác giả điều tra) Ba homestay trên vẫn chưa thực sự phát triển tốt bởi lẽ Bản Quyên vẫn chưa thực sự là một địa điểm hấp dẫn được du khách, không có được sự đầu

tư cũng như định hướng phát triển tốt.


Bảng 4.4. Lượng du khách tới homestay tại huyện Định Hóa từ năm 2016-2018

TT

Homestay

Tháng

1-2-3

Tháng

4-5-6

Tháng

7-8-9

Tháng

10-11-12

1

Hoàng Thanh

Sáu

57

32

34

23

2

Ma Đình Thành

37

25

48

32

3

Nông Đình Dược

43

23

47

37

(Nguồn: Số liệu nhóm tác giả điều tra)

Nhận xét: Lượng khách đến nhiều nhất vào khoảng tháng 1,2,3 Do thời gian này chủ yếu diễn ra các lễ hội chính trong năm.

4.2.1.2. ATK Định Hóa


Hình 4 7 ATK Định Hóa ATK có diện tích trên 5 200km 2 giáp ranh các tỉnh Tuyên 2

Hình 4.7. ATK Định Hóa

ATK có diện tích trên 5.200km2, giáp ranh các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây Bác Hồ và Trung


ương Đảng đã chọn đặt căn cứ chỉ huy cuộc kháng chiến từ năm 1946 đến 1954. ATK Định Hóa hôm nay trở thành điểm đến hấp dẫn ở tỉnh Thái Nguyên, hằng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan và tưởng niệm một thời hào hùng của dân tộc.

Huyện miền núi Định Hóa cách TP Thái Nguyên 50km về phía Tây Bắc. Định Hóa có địa hình lý tưởng “Tiến có thể đánh, lui có thể giữ”. Và là vùng đất khá thuận lợi trong việc tự cung cấp lương thực, thực phẩm cũng như giao thương với các địa phương khác. Không những thế Định Hóa còn là nơi có phong trào quần chúng vững mạnh, cán bộ, nhân dân ở đây trung kiên với Đảng, đầm ấm, mặn mà và tình nghĩa. Định Hóa là địa phận tỉnh Thái Nguyên, cầu nối giữa vùng Trung du miền núi với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Hà Nội…Do địa hình thuận lợi, các điều kiện kinh tế, xã hội đặc thù, có thể giúp cho cách mạng Việt Nam phát triển tốt trong thời kỳ kháng chiến… Nhìn thấy những ưu thế đó Bác Hồ đã chọn tỉnh Thái Nguyên với An Toàn khu Định Hóa (ATK) làm địa bàn đứng chân của Chính phủ non trẻ lúc bấy giờ. Và từ đây ta mở rộng căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái, trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp từ cuối năm 1946 đến năm 1954.

Từ mùa Xuân năm 1947 ở khu vực Việt Bắc đã hình thành ATK của các cơ quan Trung ương, chủ yếu nằm trên địa bàn 4 huyện: Định Hóa - Thái Nguyên, Chợ Đồn - Bắc Cạn, Sơn Dương và Yên Sơn - Tuyên Quang, là đại bản doanh của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ, quân đội và mặt trận Liên Việt (nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) như đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Vò Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, Tôn Đức Thắng, Văn Tiến Dũng… ở và làm việc từ năm 1946 đến 1954. Nơi đây còn là nơi ở và làm việc của Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Chính trị, Cục Quân khí, Cục Quân pháp, Cục


Thông tin – Bộ Quốc phòng, Cục Điện ảnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông vận Trung ương, Ủy ban hữu nghị hòa bình thế giới, Cục Bưu chính thông tin, nơi sản xuất vũ khí, đạn dược để phục vụ cho cuộc kháng chiến, do vậy ATK được ví như Thủ đô kháng chiến của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa những ngày đầu trứng nước. Cũng từ đây nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng, quyết định vận mệnh của dân tộc đã được ban hành dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Nơi phong quân hàm đợt đầu tiên cho tướng lĩnh Việt Nam (1948), đồng chí Vò Nguyên Giáp được phong hàm Đại tướng tại đây…

Năm 1981, ATK Định Hóa được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Ngày 10/5/2012 Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng ATK Định Hóa là Di tích quốc gia đặc biệt. ATK Định Hóa có có 13 di tích thành phần gồm:

1. Nhà tù Chợ Chu (thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa)

2. Địa điểm thành lập Việt Nam Giải phóng quân (xã Định Biên, huyện Định Hóa)

3. Địa điểm Bác ở và làm việc tại đồi Khau Tý năm 1947 (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

4. Địa điểm Bác ở và làm việc tại đồi Tỉn Keo (1948 - 1954), xã Phú Đình, huyện Định Hóa

5. Cụm di tích Bác ở Khuôn Tát: Cây đa, Đoạn suối Khuôn Tát, nơi Bác tắm, giặt và câu cá, Nhà sàn và hầm Bác ở đồi Nà Đình (xã Phú Đình, huyện Định Hóa)

6. Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng làm việc tại Phụng Hiển (1947 - 1949), xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa

7. Địa điểm Cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949 - 1954) tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa

8. Thắng cảnh thác Khuôn Tát (xã Phú Bình, huyện Định Hóa)


9. Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

10. Địa điểm thành lập Ủy ban hòa bình Việt Nam (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

11. Địa điểm thành lập Ủy ban Kiểm tra Trung ương (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

12. Địa điểm Báo Quân đội nhân dân ra số đầu (20/10/1950) xã Định Biên, huyện Định Hóa

13. Địa điểm đồi Pụ Đồn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì lễ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Vò Nguyên Giáp (1948) (xã Phú Đình, huyện Định Hóa).

Hình 4 8 Bản đồ Khu du lịch huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên 4 4 2 1 3 3

Hình 4.8. Bản đồ Khu du lịch huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên. [4]

4.2.1.3. Thác Khuôn Tát

Thác Khuôn Tát là một thắng cảnh của tỉnh Thái Nguyên. Thác nằm trên địa phận xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa và cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 70km. Thác Khuôn Tát thuộc khu vực di tích lịch sử ATK Định Hóa, là trung tâm căn cứ địa Việt Bắc và đại bản doanh lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo trong chiến


tranh Đông Dương (1946 – 1954). Thác Khuôn Tát được xếp hạng danh thắng cấp quốc gia vào năm 2002.

Thác Khuôn Tát nằm giữa núi rừng hoang vu và khá yên tĩnh, xung quanh thác có nhiều cây cổ thụ. Thác bao gồm 7 tầng, nước từ trên cao đổ xuống tung bọt trắng xoá, phía dưới tạo thành dòng suối. Theo truyền thuyết của cư dân bản địa, xưa kia, các loài động vật hoang dã trong vùng thường đến đây uống nước, vào những hôm trời xanh, nước trong, mây trắng vờn trên đỉnh núi có bầy Tiên nữ từ trên trời xuống thác tắm.

Từ trên đỉnh Đèo De, có thể nhìn xuống Thác Khuôn Tát với bảy tầng trông giống những bậc thang nhà sàn của cư dân miền núi. Độ cao tính từ đỉnh thác xuống chân thác là trên 20m. Tầng dưới cùng đẹp nhất và cao khoảng 12m, rộng 15m, các tầng còn lại phía trên cao chênh lệch nhau trên dưới 2 đến 3m và chiều rộng thu nhỏ dần lên đỉnh thác. Người ta có thể leo lên các tầng thác, mỗi tầng đều có bóng cây tỏa mát, phía dưới từng tầng, nước đổ xuống tạo thành bồn tắm. Thác Khuôn Tát có nguồn nước trong với nhiều tảng đá bằng phẳng.

Ở chân thác Khuôn Tát, nước dội xuống thành bồn tắm tự nhiên, chỗ nước sâu nhất chừng 2 đến 3m, nông dần ra phía ngoài tạo thành con suối. Suối Khuôn Tát chảy ngoài thác độ 100m là bãi cát, sỏi nhỏ và đá tự nhiên nằm giữa dòng chảy như: hình cá voi, hình con rùa, con trâu đầm… Hai bên suối là bãi cỏ bằng phẳng xanh tươi rất thuận lợi cho việc cắm trại, dựng lều lán nghỉ ngơi, vui chơi cho các đoàn khách du lịch đông người.

4.2.1.4 Nhà tù Chợ Chu

Di Tích Chợ Chu được nhiều người biết đến, nơi đây lịch sử hình thành từ năm 1916, thực dân Pháp đã xây nhà tù chợ Chu ở xóm vườn rau, thị trấn Chợ Chu, huyện Đinh Hoá, tỉnh Thái Nguyên để giam giữ những người Việt Nam yêu nước và các chiến sỹ cách mạng mà chúng bắt được bằng các cuộc săn lùng ráo riết.


Đến năm 1933, một số tù nhân từ nhà tù Sơn La và một số nhà tù ở các nơi khác được chuyển về tập trung tịa nhà tù Chợ Chu. Vào năm 1940, sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bị thất bại, giặc Pháp còn đưa về giam giữ ở đây các chiến sỹ tham gia khởi nghĩa và gia đình của họ.

Đến năm 1943, gần 100 tù chính trị từ nhà tù Hoả Lò Hà Nội, ở Hoà Bình, Sơn La, Thái Nguyên,… cũng được chuyển về giam ở nhà tù Chợ Chu.

Tuy dưới chế độ giam giữ, kiểm tra khắc nghiệt của thực dân Pháp, nhà tù Chợ Chu vẫn có chi bộ Đảng hoạt động bí mật và ngày mồng 2 tháng 10 năm 1944 đã có 12 đảng viên cộng sản vượt ngục thành công, trong đó có các đảng viên: Song Hào, Nhị Quý, Lê Hiến Mai, Tạ Xuân Thu, Vũ phong, Phạm Ngọc Bảy, Chu Nhữ, Lê Cung Đình, Nguyễn Cao, Hoàng bá Sơn, Trần Tùng, Trần Thị Môn.

Nhiều đồng chí đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần học tập, yêu nước, chiến đấu dũng cảm kiên cường và đã có công lao to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Hình 4 9 Dấu tích nhà tù chợ Chu Di Tích Chợ Chu đã được bộ văn hoá thông 4

Hình 4.9: Dấu tích nhà tù chợ Chu


Di Tích Chợ Chu đã được bộ văn hoá thông tin, xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào ngày 25/2/1998. [6]

4.2.1.5. Di tích Nà Mòn

Từ đầu năm 1947, sau khi rời khỏi thủ đô Hà Nội, hầu hết các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ đều lần lượt chuyển lên ATK Việt Bắc, trong đó có ATK Định Hoá và một số địa phương khác của Thái Nguyên. Cơ quan trung ương Đảng và Tổng bí thư Trường Chinh chuyển đến ở và làm việc tại Nà Mòn- xã Phú Đình - huyện Định Hoá (Thái Nguyên). Đồng chí Trường Chinh đã ở và làm việc ở đây trong những năm 1949, 1952-1953. Để giữ gìn an toàn tuyệt đối cho ATK, tất cả các cơ quan Đảng, nhà nước, các đoàn thể…không bao giờ ở một địa điểm cố định và lâu dài mà phải thường xuyên di chuyển và mỗi lần di chuyển không được phép để lại dấu ấn theo tinh thần “Lai vô ảnh, khứ vô hình”. Và do vậy cùng với năm tháng chiến tranh, nhu cầu sống cộng với sự khắc nghiệt của khí hậu nên toàn bộ các di tích về ATK chỉ còn là những địa danh, chỉ còn trong kí ức của các nhân chứng lịch sử.

Hình 4 10 Lán Nà Mòn 5

Hình 4.10. Lán Nà Mòn

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí