02 điểm danh lam thắng cảnh), trong đó có 13 điểm di tích được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia, 5 điểm xếp hạng di tích cấp tỉnh. Quần thể di tích này được chia làm các trung tâm: Chợ Chu – Quán Vuông, Phú Đình – Điềm Mặc, Định Biên – Bảo Linh, Thanh Định, Trung Lương, Bình Thành, Đồng Thịnh và các xã phía Nam – Đông Nam huyện
Định Hóa (Phượng Tiến, Quy Kỳ, Linh Thông…). Đây chính là nguồn tài nguyên quan trọng để Định Hóa đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là hình thức du lịch gắn liền với loại hình di tích lịch sử - cách mạng.
* Các Lễ hội
Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa – TT Định Hóa (năm 2010) thì hằng năm toàn huyện có tới gần 30 lễ hội, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội phát triển nên đã có nhiều lễ hội bị lãng quên. Trong bức tranh lễ hội truyền thống đa dạng và phong phú ấy, có thể kể đến những lễ hội đặc sắc và nổi bật như: Lễ hội Lồng Tồng (mùng 10 giáng Giêng AL, tại xã Phú Đình), Lễ hội Nàng Hai (mời nàng Trăng) được tổ chức vào tháng 3 âm lịch, Lễ hội chùa Hang (diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng tại tại xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu), Lễ hội rước Đất, rước Nước diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm.
Hình 4.1. Khai mạc lễ hội Lồng Tồng
* Các làn điệu dân ca
Ngoài tính chất phong phú về lễ hội truyền thống thì sự cộng cư lâu đời của 9 dân tộc anh em trên mảnh đất Định Hóa cũng đã góp phần làm nên sự đặc sắc, và đa dạng của các điệu múa, lời ca dân gian.
Bảng 4.1. Các loại hình dân ca, dân vũ tiêu biểu của Định Hóa
Tên gọi | Chủ thể sáng tạo | Mô tả khái quát | |
1 | Soọng Cô | Dân tộc Sán Dìu | Là phương tiện truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn trong cuộc sống thường ngày |
2 | Hát Sli (vả Sli) | Dân tộc Nùng | Dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày vào nhà mới. |
4 | Lượn | Dân tộc Tày | Phản ánh tập quán, tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt, tâm tư nguyện vọng con người, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của người Tày |
5 | Hát Then | Dân tộc Tày, Nùng | Là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. |
6 | Rối cạn | Dân tộc Tày | là loại hình rối que thể hiện khá sinh động cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân |
7 | Sình ca | Dân tộc Sán Chí | hát đối đáp nam – nữ giao duyên vào mùa xuân |
8 | Páo dung | Dân tộc Dao | Là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày. |
9 | Múa Tắc Xình | Dân tộc Cao Lan | Vũ điệu dân giã trong các dịp lễ hội, đặc biệt là trong lễ hội Cầu mùa. |
10 | Múa nàng Then | Dân tộc Tày | Là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Tày ở Việt Bắc, có âm nhạc hay, vũ đạo đẹp, biểu hiện sự đoàn kết thân thiện gắn bó cộng đồng có tính tập thể và dân chủ cao |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên - 1
- Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên - 2
- Phương Pháp Tổng Hợp, Xử Lí Và Biểu Đạt Thông Tin
- Danh Sách Các Homestay Xã Điềm Mặc Huyện Định Hóa
- Phân Kỳ Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Tham Quan Định Hóa.
- Vui Lòng Cho Biết Đây Là Lần Thứ Mấy Anh/chị Đến Huyện Định Hóa?
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
Những làn điệu dân ca mượt mà, tha thiết cùng với những hình thức nghệ thuật dân gian truyền thống khác của cộng đồng các dân tộc Định Hóa là di sản văn hóa tộc có giá trị lớn không chỉ đối với phát triển du lịch văn hóa.
Nhưng do nhiều tác động, hiện nay các loại hình nghệ thuật dân gian này đã ít nhiều bị mai một, hay không còn được sử dụng rộng khắp.
* Văn hóa ẩm thực và đặc sản địa phương
Bức tranh dân tộc đa sắc màu cũng mang lại cho Định Hóa nét văn hóa ẩm thực rất riêng biệt. Đó là những món ăn hết sức lạ và ngon miệng như Khẩu thuy của người Tày, món Khẩu nhục của người Nùng/Sán Dìu, bánh ngải của người Tày, bánh Cooc mò của người Tày, Nùng… Đặc biệt là đặc sản Cơm Lam Ngoài ra, nhờ những đặc điểm về khí hậu và chất đất riêng nên Định Hóa rất phù hợp với giống lúa “Bao Thai lùn”, sản phẩm gạo Bao Thai Định Hóa đã trở thành một loại đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất chiến khu xưa. Các sản phẩm được chế biến từ loại gạo này (như mì sợi, bánh đa, bánh phở, bánh cuốn…) cũng có những hương vị riêng rất đặc biệt.
Hình 4.2. Đặc sản cơm lam Định Hóa
* Làng nghề truyền thống
Bảng 4.2. Các làng nghề truyền thống của Định Hóa
Tên làng nghề truyền thống | Địa điểm | |
1 | Làng nghề dệt mành cọ | Xã Đồng Thịnh (Làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2) |
2 | Nghề Mộc | xã Lam Vỹ |
3 | Làng nghề chè | xóm Quỳnh Hội xã Trung Hội, thôn Phú Hội 1 và 2 xã Sơn Phú, làng chè Điềm Mặc… |
4 | Làng nghề nuôi cá ruộng | xã Bảo Cường, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Phượng Tiến, Đồng Thịnh... |
+Các làng nghề dệt mành cọ xã Đồng Thịnh (Làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2): Sản phẩm mành cọ của Đồng Thịnh khá đặc biệt với nan mành dệt kín, phẳng, đều và có độ xanh bóng hơn sản phẩm của các nơi khác bởi người làm cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu và có kỹ thuật dệt điêu luyện...
+Nghề Mộc (xã Lam Vỹ): Nghề làm mộc ở xã Lam Vỹ đã có từ lâu đời, hiện nay trên toàn huyện có 10 xưởng làm mộc, nhưng do không được quan tâm thích đáng của cơ quan chính quyền nên hiện nay 10 xưởng này tuy vẫn còn hoạt động nhưng không lớn, các mặt hàng sản phẩm chủ yếu là đóng đồ gia dụng phục vụ trên địa bàn xã.
Hình 4.3. Lễ vinh danh các làng nghề chè huyện Định Hóa.
4.2.1.1 Làng văn hóa du lịch Bản Quyên, Định Hóa
Ngày 19-5-2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1235/QĐ- UBND về việc công nhận điểm du lịch địa phương: Làng văn hóa du lịch Bản Quyên, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa. [10]
Hình 4.4. Du lịch Định Hóa
Theo đó, UBND huyện Định Hóa có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện việc quản lý điểm du lịch địa phương: Làng văn hóa du lịch Bản Quyên với những nội dung: Bảo vệ, giữ gìn và phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan; bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện vận chuyển khách tham quan, du lịch. Thẩm định phê duyệt phương án quản lý, khai thác, thuyết minh; tổ chức công bố tuyến, điểm du lịch bảo đảm quy định hiện hành. Ban hành quy chế, nội quy quản lý và khai thác điểm du lịch địa phương theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản có liên quan. Xây dựng nội dung thuyết minh, các ấn phẩm quảng bá, giới thiệu về điểm du lịch địa phương nhằm phát huy giá trị Di tích Lịch sử - Danh thắng Làng văn hóa dân tộc Tày Bản Quyên. [10]
Tại Bản Quyên – Làng văn hóa Tày tiêu biểu, người dân vẫn gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Tày: Nhà sàn, ngôn ngữ, văn hóa sinh hoạt cộng đồng, công cụ lao động... Bản Quyên có 158 nhân khẩu sinh sống trong 36 mái nhà trong đó có 20 ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống dân tộc Tày. Năm 2009, 15 nhà sàn ở Bản Quyên được Nhà nước hỗ trợ tiền sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn khi đón tiếp các đoàn khách du lịch trong nước, quốc tế đến thăm quan, ăn, uống, ngủ, nghỉ.
Tại Làng văn hóa du lịch Bản Quyên, cấp ủy, chính quyền xã và đồng bào tổ chức một số các hoạt động thường xuyên như trưng bày các sản phẩm hàng hóa đặc trưng có thế mạnh của địa phương, trình diễn nghệ thuật pha trà, mời trà, biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các câu lạc bộ hát Then. Không gian của bản luôn được vệ sinh sạch sẽ từ nhà ra ngò và các trục liên thôn liên xóm, khuôn viên vườn, nhà từng hộ dân đảm bảo tiêu chí "3 sạch" (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngò). Cùng với đó, xã Điềm Mặc còn phối hợp với Trạm Khuyến
nông của huyện trồng và chăm sóc 2ha chè có chất lượng cao; phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng chuẩn bị các sản phẩm gồm chè, các loại bánh truyền thống, mành cọ, nón Tày, gạo Bao Thai, rượu nếp, mật ong rừng, thịt trâu khô... và một số đặc sản khác của quê hương vùng ATK trưng bày tại gian hàng ở Bản Quyên phục vụ khách tham quan.
Bản Quyên không chỉ đặc trưng bởi nếp nhà sàn của người Tày mà còn là hương vị của món ăn truyền thống, là những nét đẹp của văn hóa dân gian như tung còn, đánh vật, thi giã bánh dày… Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay Bản Quyên chưa được nhiều khách du lịch biết đến. Đối với những đoàn khách ghé đến bản, họ tham quan một số ngôi nhà sàn; nghe đàn tính, hát sli, lượn; thưởng thức văn hóa ẩm thực với xôi ngũ sắc, nộm hoa chuối, gà đồi, khẩu nhục, rau bồ khai, ngót rừng và chụp ảnh với các “diễn viên” mang trang phục của người Tày… nhưng du khách ít có nhu cầu lưu trú lại bản. Và thực tế số khách hằng năm đến thăm bản cũng rất hạn chế, theo khảo sát sơ bộ thì một trong những lý do là đường vào bản quá chật hẹp, chỉ vừa đủ 1 làn xe, nên không ít đoàn khách khi dừng chân đầu bản, đã vội lên xe đi ngay vì ngại phải đi bộ. Bên cạnh đó du lịch Bản Quyên mới có dịch vụ “đàn, hát” được phục vụ bất cứ thời điểm nào trong ngày; còn ẩm thực, nếu du khách không đặt từ ngày hôm trước, cũng đành chịu đói ra thị trấn huyện, hoặc về thành phố tìm quán ăn… Theo như các hộ dân ở đây thì cũng vì không có du khách đến thường xuyên, nên đồng bào không thể mua thực phẩm, chế biến sẵn món ăn để chờ đợi. Vì những đặc sản như xôi ngũ sắc chí ít phải lấy lá dã, ngâm rất lâu để chế biến; gà chạy đồi cũng phải nhốt lại từ đêm trước... vì vậy, người Bản Quyên đang sống nhờ trồng lúa, trồng ngô nuôi du lịch.
Hình 4.5. Làng du lịch homestay tại huyện Định Hóa
Danh sách Homestay tại Bản Quyên: Hiện nay có 3 hộ gia đình kinh doanh mô hình dịch vụ homestay tại Bản Quyên đó là:
Tuy nhiên hiện nay do các địa điểm du lịch vẫn còn chưa liên kết được với nhau chặt chẽ, cũng như người dân vẫn chưa thực sự chú trọng vào việc du lịch. Họ vẫn chưa đem đến được cho du khách những trải nhiệm gần gũi nhất với dân bản địa.
Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý cũng là một vấn đề nan giải. Do khoảng cách giữa các địa điểm tham quan là khá lớn, cộng them việc thiếu phương tiện di chuyển cũng là một bất lợi vô cùng lớn cho du lich homestay. Bởi hầu