Phương Pháp Tổng Hợp, Xử Lí Và Biểu Đạt Thông Tin


PHẦN III.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng là tiềm năng du lịch trải nghiệm ở Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu: Các loại hình du lịch trải nghiệm thuộc khu vực huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Nội dung của nghiên cứu

- Nội dung 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến phát triển du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Nội dung 2: Thực trạng về du lịch và du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

- Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên - 3

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Thu thập thông tin thứ cấp từ: UBND xã Điềm Mạc, UBND huyện Định Hóa , người dân và du khách... đây là nguồn tài quan trọng nhằm xác định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn hiện hữu, phục vụ cho quá trình tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch, xác định số lượng du khách đến tham quan, tạo cơ sở cho quá trình khảo sát tìm hiểu tình hình phát triển du lịch.

- Thu thập thông tin liên quan tới đề tài từ các sách báo, tạp chí khoa học, mạng internet...

3.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Là phương pháp tiếp cận trực tiếp, rò ràng và thực tế. Nội dung khảo sát bao gồm:

- Khảo sát các điều kiện tự nhiên của huyện Định Hóa


- Tham quan khảo sát các điểm du lịch

- Khảo sát lượng khách du lịch đến du lịch Định Hóa

- Khảo sát về đời sống của người dân trên huyện Định Hóa

- Quan sát và thu thập các hình ảnh.

Sử dụng hai mẫu phiếu điều tra dành cho khách du lịch(1) và cho người dân(2) tại khu du lịch.

- Đối với mẫu phiếu khảo sát khách du lịch (50 phiếu): khảo sát khách du lịch vào 4 ngày cuối tuần của tháng 2(tháng có nhiều lễ hội) và tháng 3 tại các điểm ATK Định Hóa, Đồi Khau Tý

- Đối với mẫu phiếu khảo sát người dân tại khu du lịch: khảo sát đối với 30 hộ dân kinh doanh sản phẩm du lịch như ẩm thực, lưu trú tại các điểm ATK Định Hóa, Làng văn hóa du lịch Bản Quyên và 20 hộ dân sinh sống tại các điểm du lịch nhưng không kinh doanh.

3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí và biểu đạt thông tin

- Thống kê các thông tin, tài liệu đã thu thập được về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, tổng lượng du khách tới huyện, những nhận định và đánh giá của người dân, chuyên gia và khách du lịch.

- Biểu đạt thông tin đạt bằng câu văn viết, bảng số liệu, hình ảnh, bản đồ, đồ thị ... thông qua các phần mềm Microsoft office word, Microsoft office excel.


PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến phát triển du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa

4.1.1 Vị trí địa lí

Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105o29” đến 105o43” kinh độ đông, 21o45’ đến 22o30’ vĩ độ bắc;

Phía tây - tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang,

Phía bắc - đông bắc giáp tỉnh Bắc Cạn,

Phía nam - đông nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc. [15]

4.1.2 Khí hậu

Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C.

Định Hoá có hai loại gió chính thổi theo mùa: gió mùa đông bắc, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa lạnh. Mỗi khi có những đợt gió mùa đông bắc tràn về nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối, rất có hại cho sức khoẻ con người và sự phát triển của cây trồng. Gió mùa đông nam, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa nóng, mưang theo hơi nước từ biển Đông vào gây ra mưa lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm của Định Hoá vào khoảng 1.655mm. Mùa mưa trùng với mùa nóng chiếm 85% đến 90% Lượng mưa cả năm. Mùa khô trùng với mùa lạnh, Lượng mưa ít, chỉ chiếm 10% đến 15% Lượng mưa cả năm. Những tháng đầu


mùa khô thời tiết thường hanh khô, có khi cả tháng không mưa gây nên tình trạng hạn hán. [15]

4.1.3 Địa hình, địa chất

Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùng núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện. Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến 400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo Hướng tây bắc - đông nam, từ phía bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt.

Vùng núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã ở phía nam. Đây là vùng núi đất, có độ cao từ 50 đến dưới 200m, độ thoải lớn; có nhiều rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu.

Định Hoá có 520.75km2 ha đất tự nhiên, trong đó: 99.29km2đất nông nghiệp, 221.7km2 ha đất lâm nghiệp, 8.46km2 đất chuyên dùng, 7.33km2 đất ở, 183.98km2 đất chưa sử dụng.

Thảm thực vật của Định Hoá rất phong phú, chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế, với các loại lâm sản quý như gỗ nghiến, lim, lát, sến và các loại tre, nứa, vầu, trám…Đặc biệt, vùng đất các xã phía nam có nhiều cây cọ, lá để lợp nhà, cuộng để làm mành, thân làm kèo, xà nhà rất bền.

Từ những năm giữa thế kỷ XX trở về trước động vật rừng Định Hoá rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, ngày nay rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, nguồn tài nguyên rừng bị kiệt quệ, các loại lâm sản quý còn không đáng kể, các động vật quý hiếm nhổ, báo, gấu hầu như không còn. [15]


4.1.4 Hệ sinh thái

Ẩm độ trung bình trong năm biến động từ 80 – 85 %, các tháng mưa có độ ẩm khá cao từ 83-87%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng và sinh vật. Nằm giữa trung tâm Việt Bắc, núi non liên hoàn hiểm trở, nên Định Hóa đặc trưng cho hệ sinh thái rừng vùng Đông Bắc với các kiểu chính đó là rừng nhiệt đới trên núi đá và núi đất. Độ che phủ 47% rừng có các loại lâm sản quý như gỗ, nghiến, lim, lát, sến và các loại tre nứa, vầu, trám, cọ… Đặc biệt rừng ở các xã phía nam có nhiều cây cọ, đây là một cây đặc trưng của huyện Định Hoá. Không những vậy rừng còn có nhiều cây thuốc quý phục vụ chữa bệnh cho nhân dân. Động thực vật trong rừng rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên ngày nay rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, hệ sinh thái rừng và động thực vật có nguy cơ bị hủy hoại, nhiều loại đã biến mất như báo, gấu… Do đặc điểm địa lí và tập quán tín ngưỡng của cư dân nơi đây nên cảnh quan đặc trưng của Định Hóa là sự phân chia thành các khu nhỏ, ứng với mỗi khu đó là bản làng lưng dựa vào đồi, phía trước là cánh đồng nhỏ hẹp nằm hai bên bờ suối. [15]

4.1.5 Thủy văn

Huyện Định Hoá có ba con sông chính.

Con sông lớn nhất là sông Chu, có lưu vực rộng 437 km 2 ; lưu lượng nước bình quân trong năm 3,06 m 3 /giây. Sông Chu được hợp lưu bởi nhiều khe suối nhỏ bắt nguồn từ sườn núi các xã phía Tây, phía Bắc huyện, với ba nhánh chính là suối Chao, suối Múc, suối Tao. Đoạn chảy qua xã Tân Dương là đoạn lớn nhất; sau đó dòng sông chảy qua xã Yên Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với sông Cầu ở khu vực Chợ Mới.

Sông Công trên địa bàn huyện (thượng nguồn) có lưu vực rộng 128 km 2; lưu lượng nước bình quân trong năm là 3,06 m 3 /giây. Dòng sông này có hai nhánh. Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ xã Thanh Định, chảy qua các xã Bình Yên, Sơn Phú. Nhánh thứ hai bắt nguồn từ dãy núi Khuôn Tát (xã Phú Đình),


hợp lưu với nhánh thứ nhất ở xã Bình Thành rồi chảy sang xã Minh Tiến (huyện Đại Từ).

Sông Đu có tổng diện tích lưu vực 70 km 2 ; lưu lượng nước bình quân trong năm là 1,68 m 3 /giây. Dòng sông này bắt nguồn từ xã Yên Trạch (huyện Phú Lương), chảy qua xã Phú Tiến dài khoảng 3,5 km, xuôi dọc phía tây huyện Phú Lương rồi hợp lưu với sông Cầu ở xã Sơn Cẩm.

Ngoài ba con sông chính, trên địa bàn huyện Định Hoá có nhiều khe suối nhỏ len lỏi qua các khu rừng, toả đi khắp các thôn bản. Sông, suối Định Hoá tuy không có giá trị giao thông đường thuỷ, nhưng nhờ phân bố tương đối đều khắp nên có vai trò quan trọng trong việc tưới, tiêu cho gần 7.200 ha đất canh tác. Đây còn là nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân các dân tộc trong huyện. [15]

4.1.6. Dân cư xã hội

- Dân số

Dân số toàn huyện hiện có 26.206 hộ với 89.288 nhân khẩu, trong đó, nam giới 44.929 người (chiếm 50,31%); nữ giới 44.359 người (chiếm 49,69%). Số hộ ở thành thị 1.908 hộ (chiếm 7,28%); số hộ ở nông thôn

24.298 (chiếm 92,7%). So sánh với kết quả Tổng điều tra năm 2009, sau 10 năm số hộ gia đình trên địa bàn huyện đã tăng 2.221 hộ, số nhân khẩu tăng

3.205 khẩu. Về cơ cấu dân tộc, toàn huyện có 17 dân tộc (tăng 3 dân tộc so với năm 2009), trong dó, dân tộc Tày chiếm đa số với 48.897 người, bằng 54,74%; tiếp đến là dân tộc Kinh với 23.589 người, chiếm 26,42%...

Người Tày có lịch sử cư trú lâu đời ở huyện Định Hóa, chiếm hơn 50% dân số toàn huyện và là dân tộc đông nhất ở đây. Một số xã của Định Hóa có 90% dân số là người dân tộc Tày như Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên. Đây chính là cơ sở quan trọng để cộng đồng nơi đây hình thành và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của mình. Người Tày Định Hóa có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Bản là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ người Tày,


lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những quy định riêng. Bản thường đặt tên theo người đến khai phá mở đất đầu tiên hoặc tên cầm thú có ở đó. Các bản đều có địa vực cư trú riêng bao gồm đất ở , đất canh tác, rừng rú, sông suối, bãi chăn thả gia súc. Ranh giới giữa các bản thường được xác định bằng đường phân thủy, eo núi, sông suối hoặc đường xá. Quy mô các bản vừa và nhỏ, mỗi bản thường chỉ có 30 đến 60 hộ gia đình, sống mật tập hay rải rác thành nhiều chòm xóm phân bố tương đối độc lập… [16]

- Kinh tế

Kinh tế truyền thống của người dân Định Hóa là sản xuất nông nghiệp, trong đó nổi lên vai trò của việc canh tác lúa đặc sản – Bao Thai – và hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống như: chuyên canh chè, dệt mành cọ, nuôi cá ruộng… Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào nhân dân trong huyện, Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng và triển khai các đề án toàn khóa trong lĩnh vực này như xây dựng vùng lúa cao sản, lúa bao thai, khôi phục và củng cố các công trình thủy lợi, mở rộng và phát triển vùng chè được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Công nghiệp - thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ có bước phát triển tích cực, nhất là từ khi củng cố mạng lưới đường giao thông liên xã và mạng lưới điện nông thôn. Huyện đã quy hoạch được 4 khu công nghiệp truyền thống của địa phương như: đan mành cọ, cót, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản và phát triển nghề mây tre đan... Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 nhà máy chè và 1 nhà máy giấy, gỗ đang hoạt động.

- Xã hội

Trong những năm gần đây do kinh tế của huyện có nhiều thay đổi theo hướng CNH - HĐH nên tỷ lệ dân số thành thị cũng có thay đổi song phần lớn dân tập trung chủ yếu ở nông thôn sống bằng nghề nông lâm nghiệp. Được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huyện Định Hóa trong những năm gần đây đã thực hiện các chương trình, dự án của chính phủ đầu tư cho kinh tế xã hội miền núi, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… góp phần nâng cao đời sống vật chất


và tinh thần của nhân dân. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, công tác văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình có nhiều hoạt động thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và từng bước đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân.

- Cơ sở hạ tầng

Được hỗ trợ của Nhà nước, các tuyến đường giao thông thường xuyên được tu bổ, sửa chữa và nâng cấp. Trên địa bàn huyện hiện có đường liên tỉnh 254 dài 37km là đường rải nhựa. Đường liên xóm, đường trong khu dân cư dài 655 km, cũng đã bê tông hóa ở một số thôn. Kết quả năm 2013, chỉ với nguồn lực từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ 29,515 tỷ đồng, cùng với xã hội hóa nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, các xã trong huyện đã xây dựng được 36,45 km đường bê-tông, trong đó có 32,13 km đường loại B, 4,32 km đường loại

C. Trong những năm qua huyện đã huy động xã hội hóa để làm giao thông nông thôn, do đó đến nay các tuyến đường liên xã, liên huyện, liên thôn được nâng cấp, sửa chữa, việc đi lại vận chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện được cải thiện, tạo điều kiện góp phần phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp và nông thôn. Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ dễ dàng tiếp cận, đi lại thuận tiện đến các điểm du lịch của Định Hóa.

4.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

4.2.1. Thực trạng các điểm du lịch và giá trị lịch sử tại huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên

* Các Di tích lịch sử

Nhắc đến Định Hóa chúng ta không thể không nói đến hệ thống di tích lịch sử cách mạng dày đặc, trải dài ở 23/24 xã và 1 thị trấn (Chợ Chu). Bởi đây chính là An toàn khu Trung tâm, là “thủ đô kháng chiến” của dân tộc. Lịch sử đã ghi dấu son chói lọi trên 128 di tích (126 di tích lịch sử cách mạng,

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí