Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội - 13

các trung tâm tư vấn quy hoạch đất đai . Đây đươc

coi là mấu chốt của vi ệc

tăng cường cơ chế liên quan đến công tác quy hoac̣ h đất đai . Hiên

nay các

trung tâm này chưa nhiều , còn nhiều hạn chế . Do đó trong thời gian tới cần

đẩy maṇ h thành lâp̣ , tạo cơ chế thuận lơi

cho viêc

ra đời các trung tâm này.

Trước mắt, cần phải bố trí cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn ở những nơi chưa bố trí; kịp thời thay thế những cán bộ địa chính năng lực yếu hoặc có vấn đề về phẩm chất, đạo đức. Đối với những quận huyện thành phố, thị xã thuộc tỉnh có số lượng lớn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng lực lượng cán bộ, công chức tại chỗ không đủ sức đảm bảo mục tiêu hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cần phân công cán bộ, công chức đang công tác tại sở hoặc các đơn vị trực thuộc sở tài nguyên và môi trường trực tiếp về giúp cấp huyện trong một thời gian.

Cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ về quy hoac̣ h , kế hoac̣ h sử dun cho các cán bộ phụ trách công tác này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

g đất

* Đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng hệ thống thông tin về đất đai

Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội - 13

Hệ thống bản đồ địa chính chính xác, rõ ràng là cơ sở để Nhà nước tiến

hành quy hoac̣ h và kế hoac̣ h sử dun

g đất thuân

lơi

nhất. Tuy nhiên, bản đồ địa

chính ở nhiều nơi không phản ánh đúng hiện trạng quản lý, sử dụng đất do các tài liệu này trong trong thời gian nhanh nhất, Việc hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính chính quy, tin học hay hệ thống quản lý đất đai cần được xúc tiến nhanh hơn theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại.

Tại các địa phương chưa triển khai dự án thành lập bản đồ nền địa chính cần chuẩn bị lực lượng để triển khai kịp thời tiến độ theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi Trường.

Việc xây dựng hệ thống thông tin về đất đai đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều cơ quan của các ngành khác nhau có liên quan đến thông tin

về đất đai, phải có một hệ thống thông tin phục vụ như: hệ thống đăng kí đất đai, hệ thống đăng kí bản đồ, hệ thống đăng kí tài sản… Thông tin này giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý những biến động trong quá trình sử dụng đất và hoạt động giấy chứng nhận. Khi chưa phải xây dựng hệ thống thông tin hoàn thiện thì chúng ta cần hoàn thành từ nhóm thông tin nhỏ như: Phân hạng đất, đăng kí đất…. Từ đó việc tổng hợp, kết nối thông tin sẽ kịp thời và hiệu quả hơn nhiều.

* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho người sử dụng đất

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai bằng nhiều hình thức như: qua báo, thông tin văn hoá phường xã , qua đài , qua truyền hình… làm sao cho pháp luật đất đai thực sự đi vào đời sống của

người dân . Có như vậy , dân mới hiểu và tự giác chấp hành các quy định chung của pháp luật đất đai và đặc biệt là các quy định riêng về quy hoac̣ h và kế hoạch sử dụng đất .

Để tạo lòng tin cho nhân dân về sự nghiêm minh của pháp luật, toà án và các cơ quan thi hành án cần có biện pháp xử và thi hành án các vụ kiện có liên quan đến tranh chấp đất đai dứt điểm, tránh tình trạng kéo dài lê thê, người thắng kiện hoặc thua kiện đều bị thiệt hại làm cho dân mất lòng tin.

TIỂ U KẾ T CHƯƠNG 3


Tại chương 3 của luận văn, tác giả phân tích những đề xuất nhằm tăng

cường thưc

thi pháp luâṭ về quy hoac̣ h kế hoac̣ h sử dun

g đất trên đia

bàn thi

xã Sơn Tây nói riêng và toàn quốc nói chung . Trên cơ sở nghiên cứ u những

vấn đề lý luân

và thưc

tiên

về quy điṇ h của pháp luâṭ về quy hoac̣ h , kế hoac̣ h

̉ dun

g đất cũng như những vấn đề thưc

thi taị thi ̣xã Sơn Tây, tác giả đề xuất

các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả này . Các giải pháp tập trung vào việc

hoàn thiện pháp luật về quy hoạch , kế hoac̣ h sử dung đất cũng như giải pháp

nhằm tăng cường chất lương công tác quy hoac̣ h, kế hoac̣ h sử dụng đất.

́ T LUÂN


Hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, nó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên hoạt động này hiện nay của cả nước và các địa phương đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần xem xét, nghiên cứu. Đặc biệt với phạm vi nghiên cứu trên địa bàn một địa phương cụ thể là thị xã Sơn Tây

thành phố Hà Nội . Luân

văn cố gắng đưa ra phân tích môt

cách có hê ̣thống

về các quy điṇ h của pháp luâṭ về quy hoac̣ h , kế hoac̣ h sử dung đất và thưc

tiên

thưc

thi trên đia

bàn thi ̣xã Sơn Tây thành phố Hà Nôi

. Đề tài đã đạt

được một số kết quả cụ thể như sau:

Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như khái niệm, đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ở phần này, sau khi nêu ra một số quan niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tôi đã đưa ra định nghĩa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dưới góc độ pháp lý và phân tích các đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ hai, phân tích ý nghĩa, mục tiêu, nguyên tắc của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ ba, trình bày quan niệm về pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bằng phương pháp nhấn mạnh vai trò của pháp luật đất đai, phân tích yêu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, từ đó xây dựng khái niệm về pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ tư, khái quát về sự hình thành và phát triển của pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam qua các thời kỳ (trước năm 1980, từ năm 1980 đến năm 1986, từ năm 1986 đến 1993, từ sau năm 1993 đến

2003, từ 2003 đến 2013 và từ 2013 đến hiện nay).

Thứ năm, nêu và phân tích các quy định chung của pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như: nguyên tắc, căn cứ, nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nêu và phân tích các quy định của pháp luật về trình tự, thẩm quyền xây dựng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ sáu, phân tích thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội dưới góc độ ghi nhận những kết quả đạt được (mặt tích cực) và những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ việc đưa ra những số liệu và những ví dụ chứng minh cụ thể từ đó đối chiếu với các quy định của pháp luật để nêu khái quát tình hình thực hiện pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ bảy, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và bình luận những vấn đề đặt ra.

Thứ tám, đưa ra những yêu cầu của việc đổi mới pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mạnh dạn đề xuất những giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang là vấn đề nóng, được xã hội quan tâm dưới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của một đề tài nghiên cứu giả đã cố gắng giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXb Xây dựng, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Báo cáo số 268/BC ngày 09 tháng 02 năm 2006 về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp theo Luật đất đai, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016), Báo cáo số 268/BC ngày 09 tháng 02 năm 2016 về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp theo Luật Đất đai, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất,thuê mặt nước, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, Hà Nội.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính, Hà Nội.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội.

10. Chính phủ (2006), Báo cáo về tình hình quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 của cả nước, Hà Nội.

11. Chính phủ (2013), Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất,kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Hà Nội.

12. Chính phủ (2014), Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định về khung giá đất, Hà Nội.

13. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, Hà Nội.

14. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất, Hà Nội.

15. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

16. Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Hà Nội.

17. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

18. Chính phủ (2015), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, Hà Nội.

19. Phạm Kim Giao (2004), Quy hoạch vùng, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

20. HĐND thành phố Hà Nội (2016), Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 về phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

21. Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

22. Kiều Minh (2006), Làm gì khi quy hoạch sử dụng đất còn nhiều “khuyến tật”, Vietnamnet số ra (ngày 15/5/2006).

23. Phạm Hữu Nghị (2001), “Luật Đất đai năm 1993 qua hai lần sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10).

24. Phạm Hữu Nghị (2002), “Về thực trạng chính sách đất đai tại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (8).

25. Hạnh Nguyên (2007), Quản lý và quy hoạch đất đai: Nóng bỏng và bất cập, (ngày 18/2/2007), http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id= BT2820741289.

26. Doãn Hồng Nhung (2012), Pháp luật về quy hoạch không gian xây dựng đô thi,̣ Nxb xây dựng, Hà Nội.

27. Lê Thị Phúc (2008), Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Lê Thị Phúc (2014), Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ Luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Quốc hội (1987, 1993), Luật đất đai, (sửa đổi, bổ sung năm 1998, năm 2001), Hà Nội.

30. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.

31. Quốc hội (2012), Luật Thủ đô, Hà Nội.

32. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.

33. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

34. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.

35. Quốc hội (2014), Luật Kinh doanh bất động sản, Hà Nội.

36. Quốc hội (2014), Luật Nhà ở, Hà Nội.

37. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng, Hà Nội.

38. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.

39. Nguyễn Đăng Sơn (2005), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị, Nxb xây dựng, Hà Nội.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí