Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại hoàng văn châu, tp. hạ long, tỉnh quảng ninh - 3

* Nguyên nhân:

Lợn mẹ sót nhau, nhau còn tồn tại trong tử cung từ đó luôn tiết ra folliculin ngăn trở sự phân tiết prolactin làm cho tuyến vú không sinh sữa.

Chứng mất sữa thường đi kèm trong các bệnh gây sốt cao như: Viêm tử cung có mủ, các trường hợp sốt do nguyên nhân bệnh khác như bệnh truyền nhiễm, viêm phổi, viêm vú… cũng gây mất sữa hoàn toàn.

Do lợn mẹ bị sụt canxi huyết.

Do đẻ khó làm quá trình đẻ kéo dài tiêu hao nhiều năng lượng mà năng lượng ấy lại được lấy từ chất bột đường, chất bột đường không được chuyển hóa thành đạm, từ đạm thành sữa, do khẩu phần ăn thiếu nhiều chất bột đường nên khi chất bột đường bị cạn thì tuyến vú căng nhưng không có sữa.

Thiếu vitamin C để đồng hóa chất bột đường thành đạm, gây viêm vú và mất sữa.

Thời tiết quá nóng, lượng nước quá thiếu, cũng là nguyên nhân dẫn đến kém sữa.

Trong bệnh viêm tử cung nhẹ, viêm vài bầu vú, sự mệt nhọc sau khi sinh chỉ làm kém sữa trong thời gian ngắn (2 - 3 ngày). Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến mất sữa như:

Bệnh sốt sữa, bại liệt sau khi sinh.

Nái béo do ăn quá nhiều trong giai đoạn hậu bị, mỡ tích nhiều trong tuyến vú, chèn ép làm tuyến vú phát triển yếu, cho ăn nhiều trong giai đoạn mang thai dẫn đến sự chán ăn (bỏ ăn) sau khi sinh.

* Điều trị:

Các trường hợp mất sữa thường rất khó điều trị, biện pháp tốt nhất là cai sữa đàn con sớm hoặc ghép bầy tách lợn nái. Chỉ trong trường hợp kém sữa, các biện pháp kích thích lợn nái ăn, cung cấp đủ nước uống, truyền nước, tiêm oxytocin,...mới được áp dụng.

2.2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ

a. Bệnh lợn con phân trắng

* Nguyên nhân

- Do nhiễm khuẩn đường tiêu hoá từ môi trường chăn nuôi (có thể là do

E. coli).

- Do điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột (nhiệt độ cao quá hoặc giảm đột ngột khiến lợn bị nhiễm lạnh), các chất thải của chăn nuôi khiến môi trường và nền chuồng ẩm ướt, có mùi hôi nồng (khí NH3, H2S).

- Do thức ăn, nước uống cho lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt quá trình bảo quản thức ăn không tốt làm cho thức ăn bị nấm mốc sinh độc tố aflatoxin hoặc đôi khi do thay đổi đột ngột loại thức ăn của lợn mẹ.

Bệnh mắc ở lợn con từ 2 - 3 giờ sau khi sinh ra đến 21 ngày tuổi.

* Triệu chứng

Lợn kém bú, rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân. Niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh. Lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Màu phân lúc đầu trắng sữa sau đó chuyển sang trắng đục, có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính nhiều vào đít, vào khoeo.

* Bệnh tích

- Dạ dày giãn rộng, đường bề cong lớn bị chảy máu (xuất huyết).

- Dạ dày chứa đầy sữa đông vón không tiêu.

- Ruột non chứa đầy hơi, xuất huyết từng đoạn

* Phòng, điều trị bệnh

- Phòng bệnh bằng vệ sinh dinh dưỡng: chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt. Cần chú ý khâu thức ăn cho mẹ phải tốt cả về số lượng và chất lượng, không nên thay đổi thức ăn của lợn mẹ trong quá trình đang cho lợn con bú sữa. Thực hiện tốt 3 khâu: chống lạnh, chống ẩm và chống bẩn; chuồng trại

thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông,… Tập cho lợn con ăn sớm với thức ăn có chất lượng cao, tiêm sắt cho lợn con. Ngoài ra có thể bổ sung chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” vào khẩu phần ăn cho lợn từ 18 ngày tuổi trở lên, cứ 2 ngày cho ăn một lần theo hướng dẫn ghi trên bao bì của sản phẩm. Cho ăn liên tục sẽ giúp lợn tăng cường khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng…

- Phòng bằng vắc xin cho cả mẹ và con: Tiêm cho mẹ 1 - 2 tuần trước khi đẻ. Tiêm cho lợn con vào ngày tuổi thứ 14.

- Điều trị bệnh: dùng các thuốc như: colistin, flumyquil, neomycin, antidia… đặc trị tiêu chảy, kết hợp với đường, điện giải, sorbitol… chống mất nước, tăng cường sức đề kháng cho lợn con.

b. Bệnh cầu trùng

* Triệu chứng

Đầu tiên lợn tiêu chảy phân sệt, sau đó trở nên lỏng (có thể lẫn bọt). Tiêu chảy kéo dài 5 - 6 ngày, phân có màu trắng đến vàng, vàng cam, nâu hoặc có máu, có mỡ hoặc mịn, phân dính đít, đau bụng, rặn nhiều. Lợn nhiễm bệnh nặng xù lông, gầy ốm. Tỉ lệ chết do bệnh cầu trùng thấp (khoảng 20% lợn mắc bệnh) nhưng làm tăng trưởng kém cho lợn con cả giai đoạn trước và sau cai sữa.

 Phòng bệnh

Các đàn lợn con mới sinh sử dụng Vicox toltra suspension, uống 1 liều duy nhất lúc 3 - 5 ngày tuổi, liều 0,5 ml/ con sẽ phòng được bệnh.

 Trị bệnh

Thuốc đặc trị: Vicox toltra suspension: 1ml/ 2,5 kg thể trọng, ngày một lần, 2 - 3 ngày.

- Thuốc kết hợp (dùng ngày/ lần, 2 - 3 ngày):

+ Atropin 1ml/ 5 kg thể trọng

+ Vime - canlamin: 1ml/ 5 kg thể trọng

+ Vitamin K 1ml/ 5 kg thể trọng

- Bù nước bằng cách cho uống: Vime - electrolyte: 1g pha 2 - 4 lít nước uống hoặc truyền sinh lý mặn NaCl 0,9% 2 - 5ml/kg thể trọng/ ngày.

2.2.3. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung của đề tài

2.2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005)

[12] tại Xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn - Hưng Yên thuộc Công ty giống lợn miền Bắc cho biết một số đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái lai (LY): tuổi động dục lần đầu là 226,68 ngày, khối lượng động dục lần đầu là 109,31 kg, tuổi phối giống lần đầu 247,79 ngày, khối lượng phối giống lần đầu 123,76 kg, tuổi đẻ lứa đầu 362,10 ngày, khoảng cách lứa đẻ 171,07 ngày.

Sau đẻ lợn mẹ bị mất sức nhiều do mất nước, mất máu và ăn kém. Trong những lứa đẻ đầu lợn nái thường bị rách âm đạo nên bị viêm nhẹ gây sốt, làm giảm sữa. Ở những lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng tay thì tỷ lệ viêm tử cung lên tới 100% (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [11].

Bệnh viêm vú do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Các loại vi khuẩn đều có thể gây viêm vú nhưng chủ yếu là liên cầu khuẩn: 86%, tụ cầu khuẩn: 5,4%, trực khuẩn sinh mủ: 2,7%, E. coli: 1,2%, các vi khuẩn khác: 4,7% (Nguyễn Như Pho, 2002) [8].

Theo tác giả Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], cho biết: Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).

Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cs (2002) [3], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau, nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày.

Theo Trần Tiến Dũng (2002) [3], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.

Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016) [6] kết luận: Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái rất cao. Các yếu tố can thiệp bằng tay và thời gian đẻ dài làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh. Hạn chế sử dụng biện pháp can thiệp bằng tay, giảm thời gian đẻ bằng các chế phẩm thuốc và vệ sinh, điều kiện thoải mái cho lợn nái sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ.

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Chăn nuôi lợn là một nghề chiếm tỷ lệ khá cao trong ngành chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Để khai thác hiệu quả hơn giá trị dinh dưỡng và sinh khối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống lợn và áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Trong lĩnh vực thú y đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bệnh sinh sản.

Trong vài thập niên trở lại đây nhiều nghiên cứu trên thế giới đã áp dụng thành công các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào lĩnh vực chăn nuôi lợn và đã đưa năng suất sinh sản của đàn lợn nái lên rất cao. Giống lợn L và Y, (LY), (YL) được nuôi phổ biến trên thế giới. Đó là nguyên liệu để sản xuất con lai và là nguồn cung cấp giống lợn thương phẩm cho tiêu dùng.

Theo Jan Gordon (1997) [18], lai giống trong chăn nuôi lợn đã có từ 50 năm trước, việc sử dụng lai 2, 3 hay 4 giống để sản xuất lợn thịt thương phẩm đã trở nên phổ biến.

Theo Bidwell C. và William S. (2005) [16] đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái sinh sản so virus, vi khuẩn… gây ra. Các tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc bệnh PRRS trên lợn nái sinh sản.

Theo Andrew Gresham (2003) [15], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh, thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố chăm sóc quản lý, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh suyễn lợn và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản của lợn ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Ngoài ra, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), Parvovirus Leptospires (đặc biệt là loài gây bệnh Leptospira interrogans).

Theo Madec F. (1995) [5], khi tiến hành nghiên cứu bệnh lý sinh đẻ vào năm 1991 trên đàn lợn xứ Brơ- ta nhơ (Pháp) cho thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung. Tác giả cho biết, bệnh viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt vài giờ khi đẻ, chảy dịch viêm vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vài hôm sau và thường kéo dài 48 đến 72 giờ. Tỷ lệ bệnh tích đường tiết niệu, đường sinh dục ở đàn nái loại thải tăng theo số lứa đẻ.

Theo Smith B. B. và cs (1995) [19]: Tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có biến đổi bệnh lý là viêm tử cung có mủ.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1. Đối tượng

- Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại lợn Hoàng Văn Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Thời gian: Từ 18/05/2018 đến 18/11/2018.

3.3. Nội dung tiến hành

- Điều tra cơ cấu đàn lợn của trại.

- Thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản.

- Chẩn đoán một số bệnh thường gặp ở lợn nái sau khi đẻ và lợn con theo mẹ.

- Điều trị bệnh cho đàn lợn.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Hoàng Văn Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong 3 năm (2016 - 11/2018).

- Thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con tại cơ sở

- Các bệnh thường gặp ở lợn nái.

- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại.

- Tiêm phòng vắc xin cho lợn nái và lợn con tại trại

3.4.2. Phương pháp theo dõi

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Hoàng Văn Châu,TP. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

- Để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại chúng tôi tiến hành điều tra thông tin từ chủ trang trại và tra cứu sổ sách ghi chép trại từ năm 2016 đến năm 2018

3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại

Việc chăm sóc đàn lợn hằng ngày cho thấy quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái chửa kỳ cuối, nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày, ta cần lưu ý các điểm sau:

+ Cách cho ăn: ăn đúng 3 bữa và ăn theo khẩu phần ăn trên bảng cám đã được điều chỉnh liên tục theo ngày.

+ Loại thức ăn theo từng giai đoạn: nái chửa kỳ đầu (tuần 1 - 13) sử dụng thức ăn 566SF, chửa kỳ cuối (tuần 14 - 16) sử dụng thức ăn 567SF.

+ Nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 0,5 - 1 kg/con/ngày tuỳ thuộc vào giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn….Thành phần thức ăn cho lợn cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của lợn nái

Thành phần dinh

dưỡng

Thức ăn hỗn hợp

567SF

Thức ăn hỗ hợp

566SF

Protein thô

17%

12%

Xơ thô

7%

10%

Ca( tối thiểu - tối đa)

0,6 - 1,2%

0,6 - 1,4%

NLTĐ ( tối thiểu)

3100 Kcal/kg

2900 Kcal/kg

P tổng số (tối thiểu)

0,5 - 1,0%

0,5 - 1,0%

Lysine tổng số

0,8%

0,6%

Chlotetracyline (tối

thiểu - tối đa)

300 - 400mg

300 - 400mg

Bacitracin Methylene Disalicylate (tối thiểu -

tối đa)

10 - 250mg

10 - 250mg

Flubendazole ( tối thiểu

- tối đa)

10 - 30mg

10 - 30mg

Amoxicilin(tối thiểu -

tối đa)

150 - 300mg

150 - 300mg

Tiamulin (tối thiểu - tối

đa)

100 - 200mg

100 - 200mg

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 38 trang tài liệu này.

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại hoàng văn châu, tp. hạ long, tỉnh quảng ninh - 3

+ Khi tắm lợn mẹ cần nhốt lợn con vào úm và đợi đến khi sàn khô rồi mới thả lợn con ra, vì khi tắm cho lợn mẹ sẽ làm ướt sàn lợn con dẫn đến bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ. Đảm bảo chuồng luôn khô ráo, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.

Ngoài ra, cách chăm sóc nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, cần chú ý các công việc sau: khi trộn thức ăn phải trộn thuốc vào nước theo đúng

tỷ lệ rồi trộn với cám, máng lợn con phải luôn có thức ăn, sàn phải khô ráo sạch sẽ và nhiệt độ phải thích hợp.

3.4.2.3. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái tại trại.

- Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Thực hiện phương châm ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’‚ nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vâṭ chủ.

Gồm các khâu dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn.

Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay đổi cho phù hợp.

Khử trùng: Chuồng trại có chế độ phun thuốc sát trùng định kỳ và không định kỳ bằng các thuốc sát trùng: Ommicide.

Nguồn nước uống: Hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về bể lớn rồi được xử lý bằng chlorine với nồng độ khoảng 3 - 5 ppm.

Tỷ lệ phun sát trùng chuồng trại tại cơ sở là 1/250 và tỷ lệ pha sát trùng vệ sinh là 1/3200. Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Rắc vôi trong chuồng được chúng tôi thực hiện hàng ngày. Khi rắc vôi không nên rắc quá nhiều, nên đi từ cuối hướng gió lên tránh lợn con bị sặc, người rắc vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Xả vôi xút gầm bằng cách cho vôi vào xô sau đó cho nước vào, khuấy đều cho tan vôi, sau đó xả xuống gầm. Mỗi tuần tại cơ sở thực hiện xả vôi xút gầm 1 lần.

Lịch khử trùng tại cơ sở được trình bày qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Lịch khử trùng tại cơ sở

Thứ

Trong chuồng

Ngoài chuồng

Ngoài khu vực

chăn nuôi

Chuồng nái

chửa

Chuồng nái

đẻ

Chuồng

cách ly

Chủ

nhật

Phun khử

trùng

Phun khử

trùng

Thứ 2

Rắc vôi đường đi

Phun khử trùng + rắc

vôi đường đi

Phun khử trùng

Phun khử trùng

Phun khử trùng

Thứ 3

Phun khử trùng

Phun khử trùng + rắc

vôi đường đi

Rắc vôi đường đi

Thứ 4

Xả vôi xút

gầm

Phun khử

trùng

Rắc vôi

đường đi

Rắc vôi

đường đi

Thứ 5

Phun ghẻ

Phun khử trùng + xả vôi

tôi gầm

Thứ 6

Phun khử trùng

Phun khử

trùng + rắc vôi đường đi

Phun khử trùng

Phun khử trùng

Phun khử trùng

Thứ 7

Vệ sinh tổng

chuồng

Vệ sinh tổng

chuồng

Vệ sinh tổng

chuồng

Vệ sinh

tổng chuồng

- Quy trình tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại

Công tác tiêm phòng luôn được cơ sở đặt lên hàng đầu. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật, là biện pháp tích cực và bắt buộc để tránh những rủi ro lớn gây thiệt hại về kinh tế và tránh lây lan dịch bệnh.

Tiêm vắc xin giúp cho gia súc tự tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch chủ động chống vi khuẩn xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tại cơ sở chăn nuôi công tác phòng bệnh luôn được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra dịch bệnh, vì dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy ở trại chăn nuôi công tác phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu

Bảng 3.3. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái

Loại lợn

Thời điểm phòng bệnh

Bệnh

được phòng

Loại vắc

xin, thuốc phòng

Đường

đưa thuốc

Liều

lượng (ml/con)

Lợn con

2 ngày tuổi

Thiếu sắt

Nova Fe +

B12

Tiêm bắp

2

3 ngày tuổi

Cầu trùng

Diacoxin 5%

Uống

1

14 ngày tuổi

Suyễn

Hyogen

Tiêm bắp

2

21 ngày tuổi

Hội chứng

còi cọc

Crico plex

Tiêm bắp

1

21 ngày tuổi

Dịch tả

Coglapest

Tiêm bắp

2

Lợn hậu bị

24 tuần tuổi

Tai xanh

PRRS

Tiêm bắp

2

25, 29 tuần tuổi

Khô thai

Pavo

Tiêm bắp

2

26 tuần tuổi

Dịch tả

Coglapest

Tiêm bắp

2

27, 30 tuần tuổi

Giả dại

Begonia

Tiêm bắp

2

28 tuần tuổi

LMLM

Aftopor

Tiêm bắp

2

Lợn nái sinh sản

10 tuần chửa

Dịch tả

Coglapest

Tiêm bắp

2

12 tuần chửa

LMLM

Aftopor

Tiêm bắp

2

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP)

Thực hiện tiêm phòng vắc xin cho lợn hậu bị và lợn nái sinh sản, sử dụng nhiều nhất chủ yếu là lợn hậu bị vì quá trình tuyển chọn lợn hậu bị lên làm giống rất là khắt khe. Để thay thế cho nái sinh sản đã lâu, già yếu, sức đề

kháng kém, khả năng sinh sản không còn đạt tiêu chuẩn đề ra thì tiêm phòng vắc xin là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất nhằm tạo miễn dịch cho đàn nái mới lên chống lại mầm bệnh, phòng bệnh cho đàn nái đang sinh sản tránh được các mầm bệnh lây nhiễm.

Trong thời gian thực tập tại trại, chúng tôi vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi và thiến lợn đực.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu thập được xử lý bằng máy tính cầm tay casio.

* Công thức tính toán:

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =

 số lợn mắc bệnh

x 100

 số lợn theo dõi

- Tỷ lệ khỏi:

 số con khỏi bệnh

Tỷ lệ khỏi (%) =

x 100

 số con điều trị

- Tỷ lệ chết:

Tỷ lệ lợn chết (%) =

 số lợn chết

x100

 số lợn mắc bệnh

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con

Trong quá trình thực tập chúng tôi được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng chuồng lợn nái đẻ và nuôi con, kết quả thực hiện công tác này như sau:

Bảng 4.1. Kết quả số lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng

Tháng

ĐVT

Nái đẻ, nuôi

con

Lợn con đẻ

ra

Lợn con sau

cai sữa

6

Con

56

727

701

7

Con

57

744

713

8

Con

56

730

702

9

Con

57

742

711

10

Con

57

746

710

11

Con

56

732

702

Tổng

Con

339

4421

4239

Số liệu bảng 4.1 cho ta thấy số lợn nái đẻ, nuôi con và số lợn con, chúng tôi trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập là 339 con nái đẻ, 4421 con lợn con sinh ra và 4239 con lợn con sau cai sữa. Công việc hàng ngày chúng tôi đã được thực hiện như sau: cho nái ăn khẩu phần ăn đúng quy định. Nếu nái nuôi con quá gầy, nuôi nhiều con cho ăn tăng lượng thức ăn lên, theo dõi nái ăn, nếu nái bỏ ăn kiểm tra nhiệt độ cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời. Chăm sóc lợn con để ý khẩu phần ăn đến ô úm, bóng úm, chú ý để lợn không bị đè. Nếu lợn con còi quá thì cho uống thêm sữa ngoài. Vệ sinh ô chuồng, lau bầu vú, lau mông cho nái bằng bằng nước sát trùng.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tôi đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt...

Bên cạnh đó chúng tôi cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm như: đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng số con đẻ ra trên lứa; chuồng trại phải sạch sẽ thoáng mát tuy nhiên cũng không nên tắm thường xuyên vào những ngày lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái dễ nhiễm bệnh, vào những ngày mùa đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm và thảm cho lợn con; đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con

4.2. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại cơ sở

Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại được thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.2. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái

Tháng

Số con nái

tham gia đỡ đẻ

Đẻ bình thường

Tỷ lệ (%)

Số con đẻ

khó phải can thiệp

Tỷ lệ (%)

6

56

54

96,43

2

3,57

7

57

55

96,49

2

3,51

8

56

53

94,64

3

5,36

9

57

53

92,98

4

7,02

10

57

54

94,74

3

5,26

11

56

52

92,86

4

7,14

Tổng

339

321

94,69

18

5,31

Xem tất cả 38 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí