+ Thiếu vitamin D: Thai kém phát triển, dễ bị liệt chân trước và sau khi đẻ.
+ Thiếu vitamin E: Lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không động dục hoặc chậm động dục.
Đặc biệt lợn nái mang thai nếu thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Do vậy dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn hợp lý, đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng, phát dục trước và sau khi đẻ, nuôi con,... là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất sinh sản, hiệu quả chăn nuôi.
- Nhu cầu về protein
Protein là thành phần quan trọng trong khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn, là thành phần không thể thay thế được cần thiết trước tiên cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể và tham gia cấu tạo nên các mô trong cơ thể. Tuy nhiên, việc cung cấp protein phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về các thành phần axit amin không thay thế: lyzine, methionine, histidin, cystein, tryptophan,... hay chính xác hơn nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về axit amin. Ngoài ra thức ăn phải có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
* Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa
- Dinh dưỡng lợn nái có chửa
Theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [28]: Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn nái có chửa để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của bào thai, nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ và tích lũy một phần cho sự tiết sữa nuôi con sau này. Riêng đối với lợn nái tơ còn cần thêm dinh dưỡng cho bản thân để tiếp tục lớn thêm.
+ Nhu cầu dinh dưỡng của lợn chửa: Đạm thô 13%, NLTĐ 2900 kcal/kg thức ăn.
+ Mức ăn cho lợn nái có chửa (kg thức ăn đã phối trộn/con/ngày). Giai đoạn chửa kì I: Cho ăn thức ăn 566SF
Giai đoạn chửa kì II: Từ 84 - 100 ngày cho ăn thức ăn 566SF, từ 100 - 114 ngày cho ăn thức ăn 567SF.
+ Mức ăn cho nái chửa còn tùy thuộc vào thể trạng của nái: Nái quá gầy phải cho ăn thêm thức ăn tinh, nái quá béo phải giảm thức ăn tinh.
+ Vào mùa đông những ngày nhiệt độ dưới 15oC, lợn nái cần cho ăn thêm 0,2 - 0,3 kg/con/ngày để bù phần năng lượng mất đi do chống rét.
+ Không được cho lợn nái chửa ăn thức ăn ẩm mốc, khô dầu bông, lá đu đủ do dễ gây sảy thai.
+ Cho lợn uống nước tự do.
Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566SF, 567SF với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như trong bảng sau:
Bảng 2.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng bầu
Loại lợn | Loại cám | Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp (Kg/con/ngày) | |||
Đực hậu bị | 567SF | 2,5 | |||
Đực khai thác | 567SF | 3,0 | |||
Nái hậu bị chờ phối | 567SF | 3,0 | |||
Nái cai sữa | 567SF | 3,0 | |||
Nái mang thai | Từ 1-4 tuần | Từ 5-12 tuần | Từ 13 tuần | Từ 15 tuần | |
Nái hậu bị mang thai | 566SF | 2,0 | 1,8 | 2,0 | 2,5 - 567SF |
Nái dạ mang thai | 566SF | 2,5 | 1,8 | 3,0 | 3,5 - 567SF |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Hoàng Văn Châu, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 1
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại hoàng văn châu, tp. hạ long, tỉnh quảng ninh - 3
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại hoàng văn châu, tp. hạ long, tỉnh quảng ninh - 4
Xem toàn bộ 38 trang tài liệu này.
- Chăm sóc lợn nái chửa
+ Cho lợn yên tĩnh tuần đầu tiên sau khi phối giống.
+ Kiểm tra theo dõi lợn có chửa vào ngày thứ 21 và ngày thứ 42 sau khi phối xem có động dục trở lại không.
+ Tắm: 1 lần/ngày vào những ngày nắng nóng.
+ Vệ sinh xoa bóp bầu vú trước dự kiến đẻ 10 - 15 ngày để kích thích sữa ra nhiều khi lợn sinh con. Nếu vú bị xây xước hoặc nứt nẻ cần bôi vazolin và kháng sinh chống nhiễm trùng.
+ Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, giữ cho lợn sạch sẽ, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè. Phun thuốc tiêu độc khử trùng 1 lần 1 tuần.
+ Không nên tiêm phòng, tẩy giun sán, tắm ghẻ vào tháng chửa đầu và trước đẻ 15 ngày vì do tác động cơ hoành rất dễ sảy thai và đẻ non.
+ Cần ghi chép ngày phối giống để tính toán ngày đẻ và có kế hoạch trực lợn đẻ.
* Chăm sóc lợn nái đẻ
Mục đích chăn nuôi lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa nuôi con, nâng cao chất lượng đàn con.
- Quy trình dinh dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [9], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt. Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5 kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ cho uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho
lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái.
Bảng 2.3. Khẩu phần ăn của lợn mẹ trước và sau khi đẻ
Trước/sau ngày đẻ | Đối với nái cơ bản | Đối với nái hậu bị | ||||||
Khẩu phần | Khẩu phần | |||||||
Sáng | Chiều | Tối | Tổng | Sáng | Chiều | Tối | Tổng | |
Trước đẻ 4 ngày | 1,5 | 1,0 | 1,0 | 3,5 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 2,5 |
Trước đẻ 3 ngày | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 3 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 2,5 |
Trước đẻ 2 ngày | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 2,5 | 1,0 | 0,5 | 0,5 | 2,0 |
Trước đẻ 1 ngày | 1,0 | 0,5 | 0,5 | 2,0 | 0.5 | 0,5 | 0,5 | 1,5 |
Ngày đẻ | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1,5 | 0,5 | 0,3 | 0,2 | 1,0 |
Sau đẻ 1 ngày | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1,5 |
Sau đẻ 2 ngày | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 3,0 | 1,0 | 0,5 | 0,5 | 2,0 |
Sau đẻ 3 ngày | 1,5 | 1,0 | 1,5 | 4,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 3,0 |
Sau đẻ 4 ngày | 2 | 1,0 | 2,0 | 5,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 | 4,0 |
Sau đẻ 5 ngày | 2,5 | 1,0 | 3,0 | 6,5 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 5,0 |
(Nguồn: Kỹ thuật trại Hà Minh Châu cung cấp) Qua bảng 2.3 thì chúng ta đã biết được cách chăm sóc cũng như khẩu phần ăn cho lợn nái cơ bản và nái hậu bị, trước khi đẻ không nên cho nái chửa
ăn quá nhiều tránh hiện tượng khó đẻ hay lãng phí thức ăn.
- Quy trình chăm sóc
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [9], việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10
- 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng nái đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng nái đẻ để lợn quen dần với chuồng mới.
Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 3 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Kích thước ô úm: 1,2 m x 1,5 m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.
* Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con
Mục đích của chăn nuôi lợn nái nuôi con là áp dụng các biện pháp khoa học để tăng sản lượng sữa mẹ, đảm bảo cho lợn mẹ có sức khỏe tốt. Lợn con sinh trưởng phát triển nhanh, đạt số con sau cai sữa và khối lượng cai sữa cao. Lợn nái chóng được phối giống trở lại sau khi tách con.
- Quy trình nuôi dưỡng
Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn bổ sung đạm động vật, đạm thực vật, các loại khoáng, vitamin.
Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng.
Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng qui định như NLTĐ 3100 kcal/kg, protein 15%, canxi từ 0,9 - 1,0%, phốt pho 0,7%.
Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng cho lợn mẹ.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [9], trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau:
Đối với lợn nái ngoại
+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3: cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 2 - 3 kg tương ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4 kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức Lượng thức ăn/nái/ngày = 2 kg + (số con x 0,35 kg/con).
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều).
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày.
+ Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh).
+ Một ngày trước cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm 20 - 30%.
+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.
- Quy trình chăm sóc
Vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi đẻ được từ 3
- 7 ngày, trong điều kiện có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con bị nhốt trong các cũi đẻ, không được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin.
Ngoài ra yêu cầu đối với chuồng trại của lợn nái nuôi con là phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vì vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và máng tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 20oC, độ ẩm 70 - 75%.
* Đặc điểm về sinh trưởng, phát dục của lợn con giai đoạn theo mẹ
Đối với lợn con nói riêng và gia súc nói chung, thời kỳ gia súc mẹ mang thai được chăm sóc chu đáo, bào thai sẽ phát triển tốt sinh con khoẻ mạnh.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [9] so với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần.
Lợn con bú sữa sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm dần. Có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách cho ăn sớm. Do lợn con sinh trưởng nhanh nên quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng mạnh.
Lợn con sau 3 tuần tuổi mỗi ngày có thể tích lũy 9 - 14 gam protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn con trưởng thành chỉ tích lũy được 0,3 - 0,4 gam protein/1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng nghĩa là tiêu tốn năng lượng ít hơn lợn trưởng thành. Vì vậy, cơ thể của lợn con chủ yếu là nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để tạo ra 1kg mỡ.
*Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa
Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh.
- Lợn con 1 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm Fe - Dextran
- B12 10%, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.
- Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.
- Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
- Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550SF của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
- Lợn con được 10 - 21 ngày tuổi tiêm vắc xin Mycoplasma.
- Lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.
- Lợn con được 28 - 35 ngày tuổi tiêm phòng vắc xin dịch tả
* Phòng trừ bệnh tổng hợp: Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng. Phun khử trùng chuồng trại với chu kỳ phun 1 - 2 lần/tuần; kỹ thuật phun: phun sương, phun vào lúc ấm và khô nhất trong ngày (2 - 3 giờ chiều). Kiểm soát nội ngoại ký sinh trùng và thực hiện nghiêm ngặt chương trình phòng vắc xin cho lợn.
2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con theo mẹ
2.2.2.1 Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản
a. Bệnh viêm tử cung
Viêm là phản ứng toàn thân chống lại các tác nhân gây bệnh, thường biểu hiện ở cục bộ, quá trình viêm xảy ra nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có những biểu hiện khác nhau.
* Viêm cổ tử cung (Cervitis)
Trần Tiến Dũng và cs (2002) [3] cho biết cổ tử cung lợn dài 10 - 18 cm, tròn không có nếp gấp nên dễ thụ tinh nhân tạo hơn trâu bò.
Cổ tử cung luôn đóng chỉ hé mở khi động dục và mở hoàn toàn khi sinh đẻ.
Bệnh viêm cổ tử cung ở gia súc thường là hậu quả của những sai sót về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, do thao tác đỡ đẻ nhất là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ không đúng làm niêm mạc cổ tử cung bị xây sát. Ngoài ra, viêm cổ tử cung còn do kế phát từ viêm âm đạo, viêm tử cung (Trần Tiến Dũng và cs, 2002) [3].
Hậu quả của viêm cổ tử cung làm cổ tử cung bị tắc, khi gia súc động dục niêm dịch không thoát ra ngoài được. Khi ta dùng mỏ vịt và đèn soi khám qua âm đạo thấy cổ tử cung mở đường kính từ 1 - 2 cm thấy niêm mạc xung huyết hoặc phù rõ, cá biệt có vết loét dính mủ (Nguyễn Văn Thanh, 2003) [10].
* Viêm tử cung
Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [18] cho biết, hầu hết lợn nái can thiệp bằng tay sau khi đẻ đều mắc bệnh viêm tử cung (96,47%), trong khi đó lợn không có sự can thiệp bằng tay khi đẻ có tỷ lệ viêm tử cung là 69,06%.
Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ được đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản (Nguyễn Văn Thanh, 2003) [10].
Chính vì vậy, bệnh viêm tử cung đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [3] thì viêm tử cung chia làm 3 thể: Viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung và viêm tương mạc tử cung.
-Viêm nội mạc tử cung (Endomestritis)
Viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm khả năng sinh sản của gia súc cái. Viêm nội mạc tử cung phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể viêm tử cung.
Nguyên nhân: Khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị sây sát, tổn thương, vi khuẩn như: Streptococcus, Staphylococcus, E.coli, Salmonella, Brucella, trùng roi xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao… thường gây ra viêm nội mạc tử cung.
- Viêm cơ tử cung (Myometritis puerperalis)
Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm suất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tử cung làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương mạch
quản và lâm ba quản. Từ đó làm cho các lớp cơ và một ít lớp tương mạc tử cung bị hoại tử. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm mủ, có khi vì lớp cơ và lớp tương mạc tử cung bị phân giải, bị hoại tử mà tử cung bị thủng hay hoại tử từng đám (Nguyễn Văn Thanh, 2003) [10].
Ở thể viêm này, gia súc biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt lên cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn. Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ đó cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh, thối. Kiểm tra qua âm đạo bằng mỏ vịt thấy cổ tử cung mở, hỗn dịch càng chảy ra ngoài nhiều hơn, phản xạ đau của con vật càng rõ hơn. Khám qua trực tràng thì tử cung to hơn bình thường, hai sừng tử cung to nhỏ không đều nhau, thành tử cung dày và cứng. Khi kích thích lên tử cung, con vật rất mẫn cảm, đau nên càng rặn mạnh hơn, hỗn dịch bẩn trong tử cung càng thải ra nhiều.
Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần sau.
- Viêm tương mạc tử cung (Perimetritis puerperalis)
Viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ thể viêm cơ tử cung. Bệnh này thường ở thể cấp tính, cục bộ, toàn thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng.
Lúc đầu, lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển sang màu đỏ sẫm, mất tính trơn bóng. Sau đó các tế bào bị phân hủy và bong ra, dịch thẩm xuất rỉ ra làm cho lớp tương mạc bị xù xì. Trường hợp viêm nặng, nhất là thể viêm có mủ, lớp tương mạc ở một số vùng có thể dính với các tổ chức xung quanh dẫn đến viêm phúc mạc, thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh. Con vật ủ rũ, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Con vật luôn luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm
hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dầy cứng, hai sừng tử cung mất cân đối, khi kích thích con vật biểu hiện đau đớn càng rõ và càng rặn mạnh hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì có thể phát hiện được trạng thái thay đổi về vị trí và hình dáng của tử cung, có khi không tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng.
Thể viêm này thường dẫn đến kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ.
* Một số nguyên nhân gây viêm tử cung
Lợn nái sinh sản đều mang khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi cổ tử cung mở, chất tiết dịch tụ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Trong quá trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn, sảy thai truyền nhiễm và một số bệnh nhiễm khuẩn khác làm cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và viêm tử cung.
b. Bệnh viêm vú (Mastitis)
* Đặc điểm: Viêm vú là một bệnh thường xảy ra đối với lợn nái, với biểu hiện một hoặc nhiều bầu vú sưng, nóng, đau có khi thành u, cục làm lợn đau đớn, bệnh có thể gây chết lợn nái và làm chết lợn con do thiếu sữa.
* Nguyên nhân
Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn, Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú. Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú ở lợn nái là thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E.coli, Staphylococcus, Klebsiella spp. (Nguyễn Như Pho 2002) [8].
Theo Christensen R.V. và cs (2007) [17], khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô vú bị viêm cho thấy, vi khuẩn chính gây viêm vú là Staphylococcus spp. và Arcanobacterium pyogenes.
Theo Trương Lăng (2000) [4] cho biết: Lợn con mới đẻ có răng nanh mà không bấm khi bú làm sây sát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm nhiễm trên bầu vú. Lợn nái ăn thức ăn nhiều đạm sinh nhiều sữa, lợn con bú không hết sữa ứ đọng tạo thành môi trường cho vi trùng sinh sản nhiều. Lợn chỉ cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm. Hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh quá hoặc nóng quá, thức ăn khó tiêu hoặc cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng..
* Triệu chứng
Sau khi đẻ 1 - 2 ngày thấy vú sưng đỏ, lợn mẹ ăn ít hoặc bỏ ăn. Vú viêm không cho sữa, đầu vú sưng nóng, sờ lợn có phản ứng đau, không cho con bú, đàn con thiếu sữa gầy yếu nhanh chóng và kêu rít nhiều. Sốt cao 40 - 42 °C, sữa vú viêm chứa mủ màu xanh, lợn cợn, lắc thấy vẩn đục, để ra gió có mùi hôi. Nếu không điều trị kịp thời vú sẽ cứng gây viêm kinh niên không cho sữa. Khi viêm ban đầu chỉ một vú viêm, không chữa trị sẽ lây sang vú khác (Trương Lăng, 2000) [4].
Bình thường viêm vú xảy ra ngay sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Theo Ngô Nhật Thắng (2006) [14], viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng, ấn vào có cảm giác đau.
Viêm vú được chia thành các thể: viêm thanh dịch, viêm cata, viêm Fibrin, viêm cata có mủ, viêm áp xe, viêm thể plegemol, viêm có máu.
* Hậu quả
Hậu quả của bệnh viêm vú cũng rất nặng nề. Nếu viêm vú ở thể nhẹ, điều trị kịp thời thì nái nuôi con vẫn bị giảm lượng sữa, còn nếu nặng ở dạng
vú hoại tử thì phần lớn các tổ chức ở tuyến vú bị hoại tử do các vi khuẩn gây hoại tử xâm nhập qua vết thương, nếu bị huyết nhiễm trùng hay huyết nhiễm mủ thì bệnh khó chữa, con vật có thể chết.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1] thì lợn nái mất sữa sau khi đẻ kế phát từ viêm vú, viêm tử cung. Do khi viêm cơ thể mẹ thường hay bị sốt 2 - 3 ngày liên tục, mất nước, nước trong tế bào và mô bào bị giảm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhất là sự hấp thu dinh dưỡng ở đường tiêu hóa bị giảm, dần dẫn đến mất sữa. Khả năng phục hồi chức năng tiết sữa bị hạn chế ảnh hưởng đến các lứa đẻ tiếp theo.
Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2002) [7] thì khi con vật bị viêm vú sẽ dẫn đến các biến chứng sau:
- Teo đầu vú: Phần lớn tế bào tuyến vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa không thể hồi phục được. Thể tích thùy vú bị bệnh nhỏ hơn vú bình thường. Tuy các tuyến vú không nhất thiết phải có hiện tượng xơ cứng rõ rệt, nhưng khả năng tiết sữa của chúng đã giảm, thậm chí là mất hẳn. Hiện tượng này chính là hiện tượng teo đầu vú. Sau khi bị teo, các thùy vú lành phải tiết sữa bù cho thùy vú bệnh nên chúng phát triển nhiều hơn.
- Bầu vú bị xơ cứng: Tổ chức liên kết tăng sinh và trở thành rắn, còn tổ chức của bản thân tuyến vú lại teo đi.
- Bầu vú bị hoại tử: Các tổ chức của bầu vú bị thối loét và phân giải.
* Chẩn đoán bệnh viêm vú
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Bằng mắt thường quan sát thấy bầu vú sưng đỏ, khi xoa bầu vú thấy có cảm giác nóng và hơi cứng, khi vắt thấy không có sữa, lợn nái có cảm giác đau và chỉ thấy nhiều dịch trong hay sữa đặc như bã đậu. Một số trường hợp bầu vú chuyển sang thâm đen rất nguy hiểm cho con vật, đó là viêm thối rữa rất khó điều trị. Lợn nái thường nằm úp và cho con bú ít, lợn con bú ít sẽ kêu la, gầy yếu, ỉa chảy…
* Phòng và điều trị bệnh viêm vú
- Phòng bệnh: Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ, đảm bảo đủ diện tích và nền chuồng khô ráo, bằng phẳng, mài răng nanh cho lợn con trong vòng 24 giờ sau đẻ; cung cấp nước uống sạch. Có thể trộn một số loại kháng sinh khác nhau vào trong thức ăn để phòng bệnh.
Ngoài ra, những biện pháp phòng bệnh viêm tử cung cũng có thể áp dụng cho phòng bệnh viêm vú. Trong thực tế người ta thường làm công tác phòng bệnh cho cả hai bệnh trên khi có lợn nái sắp đẻ.
- Trị bệnh: Trong nhiều trường hợp viêm vú do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc điều trị cần phải tiến hành kết hợp giữa kháng sinh và phong bế giảm đau.
Theo Trương Lăng (2000) [4], điều trị viêm vú bằng cách: Rửa và chườm đá vào đầu vú viêm để giảm sưng, giảm sốt. Ngày hai lần xoa bóp nhẹ cho vú mềm dần, mỗi ngày vắt cạn sữa viêm 4 - 5 lần để tránh lây lan sang vú khác. Cho lợn uống Sulphat Magie với liều nhẹ 20 - 30 g/con. Vú bị viêm chưa có mủ chỉ điều trị 2 - 3 ngày sẽ mềm trở lại, lợn khỏi bệnh và cho sữa bình thường. Nếu 2 - 3 ngày không khỏi phải dùng:
Penicillin: 10.000 UI/kg KL Streptomycin: 10 mg/kg KL
Mỗi ngày tiêm một lần, tiêm quanh vú bị viêm cho đến khi hết. Tiêm dung dịch tetramycin vào vú viêm theo lỗ sữa sau khi đã vắt cạn sữa.
c. Mất sữa (Agalactiae)
* Đặc điểm:
Chứng mất sữa thường gặp ở lợn nái sau khi đẻ với những biểu hiện đặc trưng là núm vú bị teo dần và cứng lại, lợn con bị đói sữa kêu rít, liên tục đòi bú, thể trạng gầy sút, da khô, lợn mẹ không có sữa nằm sấp xuống để giấu bầu vú không cho con bú.