của cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế về việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế và tinh giản biên chế hàng năm là nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Từ đó tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.
3.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tăng cường vai trò lãnh đạo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch đã ban hành về tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy hoạt động có hiệu lực hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.
Đánh giá thực trạng việc sử dụng biên chế hiện nay của các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện (biên chế đã giao, biên chế đã sử dụng); đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (trình độ chuyên môn, khả năng đáp ứng công việc được giao, kết quả đánh giá hàng năm...); rà soát số lượng sẽ nghỉ hưu, nghỉ tinh giản biên chế để lên phương án sử dụng biên chế hợp lý trong giai đoạn tiếp theo. Xây dựng nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức; rà soát, đánh giá việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp, nhu cầu biên chế viên chức, số lượng người làm việc; có phương án kiên quyết đưa những người năng lực yếu, không đáp ứng được yêu cầu công việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ra khỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức... nhằm sử dụng hiệu quả số biên chế được giao.
Rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại và tinh giản biên chế đối với các vị trí có trình độ chưa đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tuyến huyện.Thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại viên chức hằng năm theo quy định hiện hành để có phương án sử dụng và quản lý viên chức hiệu quả, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các đơn vị.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành y tế trong giai đoạn từ 2020-2025, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và chức năng nhiệm vụ của đơn vị nhằm sử dụng hiệu quả tối đa nguồn nhân lực hiện có.
Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị Trung tâm y tế tuyến huyện đa chức năng bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ y tế, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Xây dựng phương án thi tuyển và thực hiện thuê các chức danh lãnh đạo điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị trong thời gian tới.
Thực hiện chế độ hợp đồng chuyên môn theo Nghị quyết 102-NQ/CP ngày 03/7/2020 về giải pháp biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực và thu hút nhân lực chất lượng cao về công tác tại các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện.
3.1.3. Giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Tuyến Huyện Trên Địa Bàn Tỉnh Cao Bằng
- So Sánh Mô Hình Tổ Chức Các Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Trước Và Sau Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy
- Khó Khăn, Vướng Mắc Trong Quá Trình Thực Hiện Chính Sách Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Tuyến Huyện Trên Địa Bàn Tỉnh Cao Bằng
- Thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 11
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện gặp khó khăn lớn nhất là việc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế đa chức năng sau khi thực hiện cải cách tổ chức bộ máy, mặt khác Thông tư liên tịch số 08/TTLT-BYT- BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội Vụ về hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ sở y tế nhà nước, đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021 đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thay thế. Chính vì vậy Bộ Y tế cần sớm xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể làm cơ sở thực hiện đồng bộ tại các địa phương trong cả nước.
Bên cạnh đó, để Trung tâm y tế đa chức năng tuyến huyện thực hiện hiệu quả công tác điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân thì Bộ Y tế cần phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn quy định đánh giá, xếp hạng Trung tâm y tế đa chức năng được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm y tế,
Bệnh viện đa khoa, Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện làm cơ sở phân bổ định mức nhân lực, chỉ tiêu kế hoạch công tác và thực hiện ký hợp đồng khám chữa bệnh đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Xây dựng Đề án vị trí việc làm đối với Trung tâm y tế đa chức năng tuyến huyện mới được thành lập theo quy định tại Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/05/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.
3.1.4. Giải pháp tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ viên chức.
Lãnh đạo các Trung tâm y tế đa chức năng tăng cường tham gia các khoá đào tạo nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị; ban hành quy chế quản lý tài chính, tài sản công, xác định rò thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu; hoàn thiện chế độ kế toán, thực hiện chế độ kiểm toán, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động tài chính của đơn vị.
Thực hiện đào tạo lại hoặc giải quyết chế độ, chính sách đối với viên chức và người lao động dôi dư do sáp nhập, giải thể.
3.1.5. Bảo đảm các nguồn lực thực hiện
Trong thời gian tổ chức, thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đòi hỏi cần có nguồn kinh phí tổ chức thực hiện và duy trì thực hiện chính sách, mặt khác trong quá trình thực hiện cải cách tổ chức bộ máy sẽ tác động không nhỏ đến nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị (từ việc chuyển đổi cơ chế tài chính, thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh với cơ quan Bảo hiểm y tế đến việc chưa có hướng dẫn xếp hạng đơn vị sự nghiệp do đó không có cơ sở thanh toán hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...). Do đó, đòi hỏi cơ quan thực thi chính sách (Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội tỉnh, các đơn vị
sự nghiệp y tế tuyến huyện...) cần nghiên cứu xây dựng dự toán ngân sách và phương án huy động các nguồn lực khác (từ ngân sách Trung ương và kinh phí hỗ trợ của địa phương) bảo đảm đáp ứng nhu cầu về vốn, kinh phí hoạt động phục vụ thực hiện và duy trì thực hiện chính sách; quản lý sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn, kinh phí, trang thiết bị được giao.
Mặt khác, cần đưa ra những cơ chế thu hút đầu tư, tăng cường xã hội hóa các nguồn lực cung ứng dịch vụ y tế tại các đơn vị sự nghiệp tuyến huyện.
Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ y tế theo cơ chế thị trường, thúc đấy xã hội hóa dịch vụ y tế. Thực hiện chuyển đổi và có lộ trình chuyển đổi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kiên quyết chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp y tế công lập cung cấp các dịch vụ y tế có khả năng xã hội hóa cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn. Các đơn vị đã bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên được quyền quyết định số lượng người làm việc, tiền lương theo kết quả hoạt động, được Nhà nước hỗ trợ về thuế, phí để tăng cường năng lực tài chính và khả năng tự cân đối.
Bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người lao động sau khi sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy. Dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên được giao hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để chi trả chế độ đối với đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ.
3.1.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ của các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện.
Tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức, đoàn thể theo Quyết định số 217-QĐ-TW ngày 12/12/2013 của Ban chấp hành Trung ương về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Phát huy vai trò giám sát, phối hợp của tổ chức Công đoàn, các tổ chức đoàn thể khác trong đơn vị, công chức, viên chức và người lao động trong triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy ngành y tế.
Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, không đạt mục tiêu tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
3.2. Khuyến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện
3.2.1 Đối với Bộ Y tế
Hiện nay, việc thực hiện cải cách tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên cả nước chưa đồng bộ và chưa có hướng dẫn cụ thể về mô hình đơn vị sự nghiệp y tế khi thực hiện cải cách tổ chức bộ máy. Có địa phương chỉ thực hiện sắp xếp Bệnh viện đa khoa huyện và Trung tâm y tế huyện thành Trung tâm y tế 2 chức năng (khám chữa bệnh và dự phòng) như: Bắc Kạn, Lai Châu... có địa phương thực hiện tổ chức y tế tuyến huyện gồm Bệnh viện đa khoa huyện và Trung tâm y tế 2 chức năng (dự phòng và dân số phát triển) trên cơ sở sáp nhập Trung tâm y tế huyện và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình như Lâm Đồng... Do vậy, Bộ Y tế cần sớm có đánh giá việc thực hiện thí điểm các mô hình Trung tâm y tế đa chức năng được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện để có chỉ đạo thống nhất thực hiện chung trong toàn quốc.
Bên cạnh đó, hiện nay chưa có Thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế đa chức năng được thành lập sau khi thực hiện cải cách tổ chức bộ máy, nhất là quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cơ
cấu tổ chức của Trung tâm y tế đa chức năng tuyến huyện theo đặc thù từng vùng, miền trên cả nước. Do vậy Bộ Y tế cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể để làm cơ sở triển khai thực hiện.
3.2.2. Hội đồng nhân dân tỉnh
Việc thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện cần có nguồn kinh phí để đảm bảo duy trì thực hiện chính sách cũng như giải quyết chế độ chính sách đối với các đối tượng bị tác động trực tiếp trong quá trình thực hiện chính sách. Do vậy, đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục cân đối, bổ sung kinh phí cho ngành y tế, đặc biệt là y tế tuyến huyện và y tế xã để tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách cải cách tổ chức bộ máy đạt được mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, khuyến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét ban hành nghị quyết số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp y tế khi thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo đáp ứng định mức nhân lực theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3.2.3 Uỷ ban nhân dân tỉnh
Sau khi thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy, trụ sở của các đơn vị đã được bàn giao về chủ thể mới quản lý sử dụng, tuy nhiên trụ sở một số đơn vị không tập trung, trụ sở cũ không đảm bảo diện tích để bố trí đầy đủ, đồng bộ các khoa, phòng. Do vậy, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục bổ sung kinh phí cải tạo, sửa chữa trụ sở cho các đơn vị trực thuộc Sở Y tế nhằm sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa công năng của cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại của Trung tâm y tế đa chức năng sau khi đã hoàn thành chính sách cải cách tổ chức bộ máy.
Giao Sở Tài chính làm đầu mối phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện tiếp nhận các trụ sở của các đơn vị y tế trên địa bàn huyện, thành phố do các đơn vị này chuyển nơi làm việc để thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo kế hoạch của tỉnh.
Chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện thực hiện cơ chế tự chủ tại đơn vị theo
hướng dẫn cấp trên phù hợp với mô hình tổ chức trung tâm y tế đa chức năng mới thành lập tại các huyện, thành phố.
3.2.4 UBND các huyện, thành phố
Phối hợp Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiếp nhận trụ sở, đất, tài sản của các đơn vị y tế không còn nhu cầu sử dụng do sắp xếp tổ chức hoặc giải thể phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn.
Bố trí kinh phí cho các cơ sở y tế thực hiện cải tạo sửa chữa trụ sở, để đáp ứng nhu cầu sử dụng đối với trung tâm y tế đa chức năng vừa thành lập.
Bổ sung quỹ đất để xây dựng trụ sở trạm y tế xã đảm bảo các tiêu chuẩn, định mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Y tế và đáp ứng tiêu chí kịp thời, gần dân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở.
Tiểu kết chương
Trên cơ sở phân tích kết quả thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp chính nhằm đẩy mạnh thực hiện chính sách trong thời gian tiếp theo gồm:
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và quần chúng nhân dân về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của BCH Trung ương khoá XII và chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện.
Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gồm các nhiệm vụ như: quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị của Trung tâm y tế đa chức năng, đẩy mạnh cung ứng dịch vụ y tế theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ y tế...
Ba là, hoàn thiện thể chế chính sách, ban hành các văn bản quy định định mức, hướng dẫn về tổ chức, biên chế và cơ cấu tổ chức để làm cơ sở thực hiện trong thời gian tiếp theo.
Bốn là, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực, trình độ, bố trí, sử dụng hiệu quả, hợp lý đội ngũ viên chức
Năm là, bảo đảm các nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Sáu là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Việc thực hiện 6 nhóm giải pháp trên là cơ sở để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tiếp theo.