4.4.2. Trình tự kiểm tra
4.4.3. Trình tự kiểm tra
- Tháo cáp điều khiển khóa cửa sau từ xa và cáp khóa bên trong cửa sau.
- Tháo gioăng dây điện khóa cửa.
Chú ý :
Phải tháo ống của dây cáp ra khỏi các vị trí cố định cáp được lắp ở trên cánh cửa xe sau đó rồi uốn dây cáp về phía rãnh tháo-lắp của cụm mô tơ điều khiển đóng mở cửa
- Kiểm tra hoạt động.
+ Nối cực dương ắc quy với cực 4 (L) và cực âm với cực 1 (UL) và kiểm tra rằng khóa.
+ Nối dây (+) ắc quy vào cực 1 (UL) và dây âm ắc quy vào cực 4 (L), và kiểm tra rằng mở khóa.
- Kiểm tra điện trở của công tắc phát hiện mở khóa.
Dùng một Ômkế, đo điện trở và kiểm tra kết quả theo những giá trị trong bảng sau.
Điện trở tiêu chuẩn:
Chế độ làm việc | Tiêu chuẩn | |
6 (LSSR) - 9 (E) | Khoá lại | >10 kΩ |
6 (LSSR) - 9 (E) | Mở khoá | <1 Ω |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Tự Tháo, Lắp, Kiểm Tra Và Sửa Chữa
- Thực hành điện thân xe - 18
- Trình Tự Tháo, Lắp, Kiểm Tra Và Sửa Chữa
- Thực hành điện thân xe - 21
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy cụm khóa cửa
- Kiểm tra hoạt động.
+Nối cực dương ắc quy với cực 4 (L) và cực âm với cực 1 (UL), chắc chắn cụm khóa ở chế độ khóa
+Nối dây (+) ắc quy vào cực 1 (UL) và dây âm ắc quy vào cực 4 (L), chắc chắn cụm khóa ở chế độ mở
- Kiểm tra điện trở công tắc phát hiện mở khóa. Dùng một Ômkế, đo điện trở và kiểm tra kết quả theo những giá trị trong bảng sau.
Tình Trạng | Tiêu chuẩn |
4.4.4. Trình tự lắp
Khoá Cửa | ||
6 (LSSR) - 9 (E) | Khoá | >10 kΩ |
6 (LSSR) - 9 (E) | Mở khoá | <1 Ω |
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay cụm khóa
CHÚ Ý:
Nếu dùng lại khóa cửa đã bị tháo ra, hãy thay thế mới đệm ở phần nối.
Chắc chắn rằng không có mỡ hay chất bẩn bám vào bề mặt đệm trong phần nối.
Bôi mỡ MP vào các phần trượt và quay của khoá cửa trước.
- Lắp cáp điều khiển từ xa khoá cửa sau và cáp hãm bên trong cửa sau.
- Đóng 2 nắp.
- Cắm khóa cửa vào tấm nhả khung tay nắm ngoài, sau đó đặt nó vào trong cửa.
- Chắc chắn rằng thanh nối khung tay nắm ngoài được ăn khớp chặt với khóa cửa.
- Bôi keo chuyên dùng vào các ren của vít.
Dùng chìa hoa khế (T30), lắp cụm khoá cửa sau bằng 3 vít.
Mômen: 5.0 N*m
4.5. Kiểm tra sự làm việc của hệ thống
- Kiểm tra chức năng dự phòng của khóa cửa
Khi phát hiện thấy công tắc điều khiển cửa hoặc ổ khóa cửa người lái bị lỗi, chức năng khóa / mở khóa cửa sẽ bị vô hiệu hóa.
-Kiểm tra hoạt động của khóa điện
+ Kiểm tra rằng tất cả các cửa khóa và mở khóa khi bấm vào công tắc điều khiển cửa.
+ Kiểm tra rằng tất cả các cửa xe sẽ khóa và mở khóa khi thực hiện những thao tác sau:
1) dùng chìa khóa để vặn ổ khóa cửa người lái tới vị trí khóa và mở khóa
2) dùng chìa khóa để vặn ổ khóa cửa hành khách trước tới vị trí khóa và mở khóa. (Xe
không có hệ thống mở khóa và khởi động thông minh)
Chú ý: Sẽ không thể khóa hoặc mở khóa các cửa bằng chìa khi khóa điện đã bật ON và đai người lái đã được thắt.
- Kiểm tra chức năng chống để quên chìa khóa điện trong xe.
Chú ý: Thực hiện phép thử này với cửa sổ người lái để mở để tránh khóa chìa ở bên trong xe.
+ Cắm chìa khóa vào ổ khóa điện (với xe không có hệ thống mở khóa và khởi động thông minh), hoặc để bộ thu phát tín hiệu vào trong xe (với xe có hệ thống mở khóa và khởi động thông minh).
+ Kiểm tra rằng tất cả các cửa mở khóa ngay lập tức khi nút khóa cửa phía người lái được bật đến vị trí khóa với cửa người lái để mở.
+ Kiểm tra rằng tất cả các cửa sẽ mở khóa ngay lập tức khi công tắc điều khiển cửa được bật đến vị trí khóa với cửa người lái để mở.
+ Kiểm tra rằng tất cả các cửa sẽ mở khóa khi cửa người lái được đóng lại sau khi nút khóa cửa phía người lái được giữ ở vị trí khóa trong 2 giây với cửa người lái để mở.
- Kiểm tra chức năng khóa và mở khóa liên kết với chìa khóa:
Chắc chắn rằng không thể khóa hoặc mở khóa các cửa bằng chìa từ bên ngoài xe được khi khóa điện đã bật ON và đai người lái đã được thắt.
5. Câu hỏi tự học
1. Vẽ sơ đồ đấu nối và trình tự kiểm tra hệ thống điều khiển cửa trên xe Huyndai SantaFe
2. Vẽ sơ đồ đấu nối và trình tự kiểm tra hệ thống điều khiển cửa trên xe Kia Morning
3. Vẽ sơ đồ đấu nối và trình tự kiểm tra hệ thống điều khiển cửa trên xe Deawoo Lanos
BÀI 9 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐIỀU KHIỂN GHẾ ĐIỆN
I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN
- Trình bày được các triệu chứng thường gặp và khu vực nghi ngờ có sự hư hỏng.
- Nhận dạng được các bộ phận trong hệ thống
- Đấu nối được mạch điện hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Tháo, lắp, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Đảm bảo an toàn trong lao động và vệ sinh công nghiệp
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Mô tả chung
Ghế là bộ phận được lắp trên ô tô nói chung và trên một số phương tiện giao thông khác. Hệ thống điều khiển ghế ngồi có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người lái trong quá trình vận hành xe.
Ghế có chức năng dịch chuyển theo chiều dọc về phía sau tới một vị trí định trước, để tạo khoảng trống cho người lái khi vào hoặc ra khỏi xe đồng thời điều chỉnh khoảng cách giữa người lái với vô lăng cho phù hợp.
Chức năng dịch chuyển theo độ cao để điều chỉnh vị trí tương đối giữa người lái với vô lăng cho phù hợp với chiều cao người lái.
Ngoài ra còn có các chức năng điều khiển tựa đầu, sưởi ấm (xứ lạnh)… để tạo sự thoải mái cho người lái.
Hình 8.1. Vị trí điều chỉnh ghế thủ công Hình 8.2. Vị trí điều chỉnh của ghế điện
1. Điều chỉnh góc nghiêng lưng ghế;
2. Điều chỉnh độ cao ghế; 3. Điều chỉnh góc nghiêng đệm ghế; 4. Điều chỉnh ghế dịch
chuyển theo phương dọc
Hệ thống bao gồm các bộ phận sau :
1. Điều chỉnh độ cao tựa đầu ; 2 Điều chỉnh góc nghiêng đệm ghế; 3. Điều chỉnh độ cao
ghế; 4. Điều chỉnh ghế dịch chuyển theo phương dọc; 5.Điều chỉnh góc nghiêng
lưng ghế
- Mô tơ điều khiển ghế: Có nhiệm vụ điều khiển các vị trí của ghế phù hợp với yêu cầu của người sử dụng
- Công tắc điều khiển: Được lắp bên hông ghế hoặc gần vị trí của ghế. Trên công tắc có nhiều sự lựa chọn để có thể điều khiển ghế theo ý muốn
ECU điều khiển ghế : Loại này thường chỉ được lắp thêm trên các xe hạng sang, ngoài nhiệm vụ điều chỉnh các vị trí trên ghế còn có thêm chức năng điều khiển nhiệt độ của ghế, lưu nhớ vị trí của ghế...
Hình 8.3. Các vị trí lắp mô tơ ghế điện
1,2,3,4. Các mô tơ điều khiển vị trí ghế, 5. Công tắc nguồn
Để điều khiển ghế theo các hướng khác nhau thì có các loại mô tơ điều khiển ghế sau
- Mô tơ điều khiển độ cao
Mô tơ điều khiển độ cao của ghế là loại mô tơ điện dùng nam châm vĩnh cửu thông thường. Khi hoạt động thì làm bánh vít quay làm trục vít quay theo và tịnh tiến nhờ đó ghế cũng tịnh tiến lên xuống tùy vào chiều quay của mô tơ . Nhờ sử dụng cơ cấu bánh vít - trục vít nên có khả năng tự hãm tốt tránh tác dụng ngược lại làm quay mô tơ do trọng lượng của ghế và người lái. Sự thay đổi chiều cao ghế sẽ tạo nên độ cao phù hợp với tương quan của người lái với chiều cao của vô lăng lái.
Hình 8.4 Mô tơ điều khiển độ cao của hệ thống nâng hạ ghế
Mô tơ điều khiển theo chiều dọc
Mô tơ cũng là loại mô tơ điện dùng nam châm vĩnh cửu. Khác với cơ cấu trục vít bánh vít của mô tơ điều khiển độ cao ở trên ở đây trục vít không tịnh tiến mà chỉ quay tại chỗ. Khi trục vít quay làm êcu chuyển động tịnh tiên, ghế được bắt chặt vào êcu nên sẽ dịch chuyển theo chiều dọc. Sự thay đổi vị trí theo chiều dọc sẽ tạo ra khoảng cách phù hợp giữa người lái với vô lăng lái, đồng thời tạo khoảng trố ng thuận tiện cho người lái khi ra hay vào xe.
Hình 8.5 Mô tơ điều khiển theo chiều dọc của hệ thống nâng hạ ghế
Mô tơ điều khiển góc nghiêng lưng ghế (hình 8.6)
Khi mô tơ quay, thông qua bộ giảm tốc để tăng mô men giúp thay đổi góc nghiêng của tựa lưng, tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi
Ngày nay hệ thống điều khiển ghế còn có nhiều chức năng như điều hòa khí hậu quanh ghế. Sơ đồ khối về cấu tạo của hình được mô tả ở hình 8.7. Mỗi ghế đều có công
tắc chọn lựa chế độ khí hậu quanh gế, cảm biến nhiệt độ và bộ sấy...
Hình 8.6 Mô tơ điều khiển góc nghiêng lưng ghế
Hình 8.7 Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển ghế có điều hòa khí hậu
2. Sơ đồ mạch điện
2.1. Loại chỉ điều khiển ghế lái
Mô tơ điều khiển ghế lái là là động cơ điện một chiều sử dụng Stato là nam châm vĩnh cửu.
Cụm công tắc điều khiển ghế có 2 cặp tiếp điểm có nhiệm vụ cung cấp và đảo chiều dòng điện cấp đến mô tơ.
Khi chọn vị trí Down trên cụm công tắc, cực B và của mô tơ điều khiển ghế sẽ được cấp điện dương từ ắc qui. Đồng thời lúc cực A trên mô tơ sẽ được tiếp âm ắc quy làm cho mô tơ quay để điều khiển ghế về phía dưới
Khi chọn vị trí Up trên cụm công tắc, cực A của mô tơ điều khiển ghế được cấp điện dương ắc qui, cực B trên mô tơ điều khiển ghế được cấp điện âm làm cho mô tơ điều khiển đấy ghế về phía trên
2.2. Loại điều khiển tất cả các ghế
Hình 8.7 Sơ đồ mạch điện điều khiển ghế lái
1. Mô tơ điều khiển ghế; 2. Cụm công tắc điều khiển ghế; 3. Cầu chì
Hình 8.8 Sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển ghế
1. Ắc qui; 2. Khóa điện; 3. Rơ le;
4. Cụm công tắc điều khiển ghế; 5. Các mô tơ điều khiển ghế
3. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ
Khu vực nghi ngờ | |
- Ấn công tắc điều chỉnh ghế, ghế không điều chỉnh vị trí | - Dây dẫn - Mô tơ điều khiển ghế -Công tắc |
- Mô tơ điều chỉnh ghế kêu khi làm việc | - Bộ giảm tốc làm việc lâu ngày chưa được bảo dưỡng - Các bánh răng dẫn động bị mòn |
4. Phương pháp kiểm tra sửa chữa
Ứng dụng cho Honda Arccord 1997
1. Giắc điện; 2. Nắp che hông ghế | - Tháo nắp che hông ghế + Tháo nắp nhựa đậy 2 vít + Dùng tô vít tháo 2 vít ghép nắp che hông ghế vào ghế | |||||||
- Tháo giắc điện số 1 | ||||||||
- Dùng tô vít tháo công tắc điều khiển ghế ra khỏi ghế | ||||||||
- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch của công tắc theo bảng sau : | ||||||||
A | B | C | D | E | ||||
Lên | x | x | ||||||
Xuống | x | x | ||||||
4.2. Kiểm tra mô tơ điều khiển ghế | ||||||||
Chú ý: Hãy cần thận khi kiểm tra vì có thể gây hư hỏng cho ghế hoặc các bộ phận trong xe | ||||||||
-Tháo ghế lái |
-Tháo giắc điện cấp nguồn cho ghế | |
1. Mô tơ điều khiển ghế ; 2. Giắc điện điều khiển ghế; 3. Mặt trước của giắc điện. | Kiểm tra sự làm việc của mô tơ như sau : - Cấp điện dương ắc quy vào cực A và âm ắc quy vào cực B. Ghế phải trượt lên - Cấp điện âm vào ắc quy vào cực B và dương ắc quy vào cực A. Ghế phải trượt xuống Chú ý : Nếu mô tơ không chạy phải ngay lập tức ngừng cấp điện ắc quy Nếu mô tơ không chạy hoặc có hiện tượng kẹt, thay thế mô tơ |