Thông số kỹ thuật
Nguồn điện cung cấp: 5VDC.
Khoảng cách phát hiện: 3 - 80cm.
Dòng kích ngò ra: 300mA.
Ngò ra dạng NPN cực thu hở giúp tùy biến được điện áp ngò ra, trở treo lên áp bao nhiêu sẽ tạo thành điện áp ngò ra bấy nhiêu.
Có led hiển thị ngò ra màu đỏ.
Kích thước: 1.8cm (D) x 7.0cm (L).
Sơ đồ nguyên lý
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Tổng Quan Về Mạng Thông Tin Di Động Toàn Cầu Gsm
- Phân Hệ Khai Thác Và Bảo Dưỡng Oss (Operation And Support System)
- Tham Khảo Thêm Chức Năng Các Chân Của Arduino Uno R3.
- Phân Tích Sơ Đồ Hoạt Động Của Hệ Thống Chống Trộm Qua Điện Thoại
- Thiết kế và thi công hệ thống chống trộm qua điện thoại - 8
- Thiết kế và thi công hệ thống chống trộm qua điện thoại - 9
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Hình 1.19. Sơ đồ nguyên lý cảm biến hồng ngoại E18-D80NK.
Nguyên lý hoạt động: Tia hồng ngoại phát ra một tần số nhất định, khi phát hiện hướng truyền có vật cản (mặt phản xạ), phản xạ vào đèn thu hồng ngoại, sau khi so sánh đèn màu xanh sẽ sáng lên, đống thời một tín hiệu số được đưa đến đầu ra (một tín hiệu bậc thấp).
Khoảng cách làm việc hiệu quả từ 20 đến 150 cm, điện áp làm việc là 3.3V đến 5V. Độ nhạy sáng của cảm biến được điều chỉnh bằng chiếc áp, cảm biến dễ lắp ráp dễ sử dụng.
1.4.2.3. Module relay 1 kênh 5V.
Module Relay 1 kênh 5V gồm 1 relay điện áp hoạt động ở mức 5VDC, đầu ra điều khiển hiệu điện tối đa ở mức 250V 10A đối với điện áp xoay chiều AC và 30V với điện áp 1 chiều DC.
Hình 1.20. Module relay 1 kênh 5V.
Module relay 1 kênh nhỏ gọn chuyên nghiệp, khả năng chống nhiễu tốt và khả năng cách điện tốt. Trong module đã có sẵn mạch kích relay sử dụng IC cách ly quang và transistor giúp cách ly hoàn toàn mạch vi điều khiển với relay bảo đảm vi điều khiển hoạt động ổn định.
Mạch điều khiển relay 1 kênh này sử dụng chân kích mức cao (5V), khi có tín hiệu 5V vào chân IN thì relay sẽ nhảy qua thường Mở của Relay.
Thông số kỹ thuật.
- Điện áp tải tối đa: AC 250V-10A / DC 30V-10A.
- Điện áp điều khiển: 5VDC.
- Dòng kích relay: 5mA.
- Trạng thái kích: Mức cao.
- Kích thước: 50*26*18.5 mm.
Chức năng các chân của module relay.
VCC: cấp hiệu điện thế tối ưu vào chân này.
GND: nối với âm nguồn.
S: nối chân tín hiệu, tùy vào module relay mà làm nhiệm vụ khác nhau.
COM: nối với một chân bất kỳ của thiết bị điện.
ON hoặc NO: nối với chân nóng nếu sử dụng nguồn điễnoay chiều và cực dương nếu sử dụng nguồn điện một chiều.
OFF hoặc NC: nối chân lạnh nếu sử dụng điện xoay chiều và cực âm nếu sử dụng nguồn điện một chiều.
1.4.2.4. Màn hình LCD 16X2.
Hình 1.21. Màn hình LCD 16x2.
LCD 16x2 được sử dụng để hiển thị trạng thái hoặc các thông số.
- LCD 16x2 có 16 chân trong đó 8 chân dữ liệu (D0 – D7) và 3 chân điều khiển (RS, RW, EN).
- 5 chân còn lại dùng để cấp nguồn và đèn nền cho LCD 16x2.
- Các chân điều khiển giúp ta dễ dàng cấu hình LCD ở chế độ lệnh hoặc chế độ dữ liệu chúng còn giúp ta cấu hình ở chế độ đọc hoặc ghi.
- LCD 16x2 còn có thể sử dụng ở chế độ 4 bit hoặc 8 bit tùy theo ứng dụng ta đang làm.
Thông số kỹ thuật.
- Điện áp hoạt động: 2.5 – 6v DC.
- Hỗ trợ màn hình: LCD1602, 1604, 2004 (driver HD44780).
- Giao tiếp: l2C.
- Địa chỉ mặt định: 0x27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân A0/A1/A2.
- Tích hợp jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặt ngắn.
- Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD.
1.4.2.5. Chuẩn giao tiếp I2C.
I2C là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “Inter – Integrated Circuit”. Nó là một giao thức giao tiếp được phát triển bởi Philips Semiconductors để truyền dữ liệu giữa một bộ xử lý trung tâm với nhiều IC trên cùng một board mạch chỉ sử dụng hai đường truyền tín hiệu.
Đây là một giao thức giao tiếp nối tiếp đồng bộ. Nó có nghĩa là các bit dữ liệu được truyền từng bit một theo các khoảng thời gian đều đặn được thiết lập bởi một tín hiệu đồng hồ tham chiếu.
Dữ liệu được truyền giữa thiết bị Master và các thiết bị Slave thông qua một đường dữ liệu SDA duy nhất, thông qua các chuỗi có cấu trúc gồm các số 0 và 1 (bit). Mỗi chuỗi số 0 và 1 được gọi là giao dịch (transaction) và dữ liệu trong mỗi giao dịch có cấu trúc như sau:
Hình 1.22. Cấu trúc trong mỗi giao dịch (transcaction).
Điều kiện bắt đầu (Start Condition).
Bất cứ khi nào một thiết bị chủ / IC quyết định bắt đầu một giao dịch, nó sẽ chuyển mạch SDA từ mức điện áp cao xuống mức điện áp thấp trước khi đường SCL chuyển từ cao xuống thấp.
Khi điều kiện bắt đầu được gởi bởi thiết bị Master, tất cả các thiết bị Slave đều hoạt động ngay cả khi chúng ở chế độ ngủ và đợi bit địa chỉ.
Hình 1.23. Điều kiện bắt đầu.
Khối địa chỉ
Nó bao gồm 7 bit và được lấp đầy với địa chỉ của thiết bị Slave đến từ đó thiết bị Master cần gửi / nhận dữ liệu. Tất cả các thiết bị Slave trên bus I2C so sánh các bit địa chỉ này với địa chỉ của chúng.
đến
Bit Read / Write
Bit này xác định hướng truyền dữ liệu. Nếu thiết bị Master / IC cần gửi dữ liệu
thiết bị Slave, bit này được thiết lập là „0‟. Nếu IC / Master cần nhận dữ liệu từ thiết bị Slave, bit này được thiết lập là „1‟.
Bit ACK / NACK
ACK / NACK là viết tắt của Acknowledged/Not-Acknowledged. Nếu địa chỉ vật lý của bất kỳ thiết bị Slave nào trùng với địa chỉ được thiết bị Master phát, giá trị của bit này được set là „0‟ bởi thiết bị Slave. Ngược lại, nó vẫn ở mức logic „1‟ (mặc định).
Khối dữ liệu
Nó bao gồm 8 bit và chúng được thiết lập bởi bên gửi, với các bit dữ liệu cần truyền
tới bên nhận. Khối này được theo sau bởi một bit ACK / NACK và được set thành „0‟ bởi bên nhận nếu nó nhận thành công dữ liệu. Ngược lại, nó vẫn ở mức logic „1‟.
Sự kết hợp của khối dữ liệu theo sau bởi bit ACK / NACK được lặp lại cho đến quá trình truyền dữ liệu được hoàn tất.
Điều kiện kết thúc (Stop Condition)
Sau khi các khung dữ liệu cần thiết được truyền qua đường SDA, thiết bị Master chuyển đường SDA từ mức điện áp thấp sang mức điện áp cao trước khi đường SCL chuyển từ cao xuống thấp.
Hình 1.24. Điều kiện kết thúc.
Cách thức hoạt động.
- Thiết bị Master gửi điều kiện bắt đầu đến tất cả các thiết bị Slave.
- Thiết bị Master gửi 7 bit địa chỉ của thiết bị Slave mà thiết bị Master muốn giao tiếp cùng với bit Read/Write.
Hình 1.25. Thiết bị Mater gửi điều kiện bắt đầu đến tất cả Slave.
Mỗi thiết bị Slave so sánh địa chỉ được gửi từ thiết bị Master đến địa chỉ riêng của nó. Nếu địa chỉ trùng khớp, thiết bị Slave gửi về một bit ACK bằng cách kéo đường SDA xuống thấp và bit ACK / NACK được thiết lập là „0‟. Nếu địa chỉ từ thiết bị Master không khớp với địa chỉ riêng của thiết bị Slave thì đường SDA ở mức cao và bit ACK / NACK sẽ ở mức „1‟ (mặc định).
Hình 1.26. Các Slave so sánh địa chỉ Master gửi đến.
Thiết bị Master gửi hoặc nhận khung dữ liệu. Nếu thiết bị Master muốn gửi dữ liệu đến thiết bị Slave, bit Read / Write là mức điện áp thấp. Nếu thiết bị Master đang nhận dữ liệu từ thiết bị Slave, bit này là mức điện áp cao.
Hình 1.27. Thiết bị Master gửi hoặc nhận khung dữ liệu.
Nếu khung dữ liệu được thiết bị Slave nhận được thành công, nó sẽ thiết lập bit ACK / NACK thành „0‟, báo hiệu cho thiết bị Master tiếp tục.
Hình 1.28. Thiết bị Slave nhận thành công khung dữ liệu.
Sau khi tất cả dữ liệu được gửi đến thiết bị Slave, thiết bị Master gửi điều kiện dừng để báo hiệu cho tất cả các thiết bị Slave biết rằng việc truyền dữ liệu đã kết thúc.
Hình 1.29. Thiết bị Master gửi điều kiện dừng, kết thúc truyền dữ liệu.
1.4.2.6. Còi buzzer.
Còi Buzzer 5VDC có tuổi thọ cao, hiệu suất ổn định, chất lượng tốt, được sản xuất nhỏ gọn phù hợp thiết kế với các mạch còi buzzer nhỏ gọn, mạch báo động.
Hình 1.30. Còi báo buzzer.
Thông số kỹ thuật.
- Nguồn: 3.5V - 5.5V.
- Dòng điện tiêu thụ: <25mA.
- Biên độ âm thanh: >80 dB.
- Nhiệt độ hoạt động: -20 °C đến +70 °C.
- Kích thước: Đường kính 12mm, cao 9,7mm.