dụng dường như đang bị đối xử như người đi “ức hiếp” người vay và các bên bảo đảm.
Một nguyên nhân quan trọng đã tồn tại từ lâu và còn tiếp tục ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động xử lý nợ nói chung và xử lý tài sản bảo đảm nói riêng của các tổ chức tín dụng nhưng lại chưa được khắc phục.
Từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” là đề tài luận văn của mình. Các vấn đề đưa ra trong luận văn xuất phát từ việc nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, có tìm hiểu, tham khảo các quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới và tổng kết từ thực tiễn tham gia công tác tư vấn pháp lý, xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng, qua đó định hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể hoàn thiện các quy định pháp luật về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp nhằm tạo ra một cơ chế phù hợp hơn trong vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiên
nay có nhiều sách tâp
trung tìm hiểu và nghiên c ứu các vấn đề xung
quanh tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Như: giáo trình, sách tham khảo của các trường Đaị h ọc Quốc gia , Đaị học Luâṭ Hà N ội, Học viêṇ
Ngân hàng , Học viên
Tài chính ... Trong giới luật học, nhiều tác giả lựa chọn pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 1
- Khái Niệm Thế Chấp Theo Bộ Luật Dân Sự Năm 2005
- Khái Niệm Về Xử Lý Tài Sản Thế Chấp
- Thứ Tự Ưu Tiên Thanh Toán Từ Số Tiền Xử Lý Tài Sản Thế Chấp
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là đ ề tài nghiên cứu dưới góc độ lý luâṇ , như Luận án tiến sĩ “Tài s ản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”, Vũ Thị Hồng Yến (2013), Đại học Quốc gia Hà
Nội; nhiều luân
văn thac
sĩ đã đề câp
đến vấn đề chế đ ộ pháp lý về xử lý tài sản đảm
bảo tiền vay của các t ổ chức tín d ụng hay các ngân hàng như “X ử lý tài sản bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam”, Trần Thanh Thanh
(2012), Đại học Quốc gia Hà Nội, “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại Việt Nam”, Đỗ Thanh Huyền (2011), Đại học Quốc gia Hà Nội; cũng như các bài viết mang tính nghiên cứu trao đổi của các chuyên gia pháp lý đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Luật học, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, Thời
báo Kinh tế Việt Nam, cụ thể: “Giải chấp mới được bán nhà”, Phạm Hà Nguyên Thoibaonganhang ngày 15/09/2014; “Thanh lý thế chấp trong luật dân sự Pháp theo
quy định của Đạo luật ngày 23/3/2006”, Nguyễn Ngọc Điện, nclp.org.vn ngày 19/02/2013; “Kiến nghị tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại đến ngày 31/12/2015”, Thu Hằng, dangcongsan.vn ngày 26/10/2012; “Ngân hàng chết chìm với giao dịch đảm bảo”, Hà Tâm, baodautu.vn ngày 04/08/2014; “Xiết nợ, ngân hàng niêm phong nhà dân”, Hoài Nam, laodong.com.vn, ngày 18/3/2015; “Ngân hàng có được tự bán tài sản thế chấp”, Thanh Tùng, plo.vn ngày 19/2/2014; “Xử án tín dụng: Rối chuyện thế chấp, bảo lãnh”, Hoàng Yến, Pháp luật TP. Hồ Chí Minh...
website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, website của Hiêp
h ội Ngân hàng Viêt
Nam, website của Tổng cục Thuế. Hơn nữa, nhiều hội thảo của Bộ Tài chính, Hiêp̣ hội Ngân hàng đã đư ợc tổ chức nhằm tháo gỡ và giải quyết các vướng mắc về tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
Tuy nhiên, giáo trình, sách tham khảo, các đề tài, những bài viết và nhiều
buổi hội thảo... phần lớn các vấn đề được đưa ra chủ yếu là các vấn đề nhỏ lẻ, chưa có sự đánh giá tổng quát hoặc các phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở các quy định pháp luật, thiếu sự liên hệ với thực tế công tác xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng hoặc được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các vấn đề tác giả đưa ra trong luận văn này không chỉ là sự khái quát các vấn đề pháp lý trên cơ sở các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành mà còn rút ra từ thực tiễn hoạt động tại các tổ chức tín dụng; xâu chuỗi các hành vi và hậu quả pháp lý từ giai đoạn nhận thế chấp đến giai đoạn xử lý tài sản thế chấp. Chính vì vậy luận văn “Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” là một đề tài nghiên cứu
mang tính cấp thiết nhằm góp phần vào viêc
nghiên c ứu, hoàn thiên
pháp luâṭ về
vấn đề này phù hợp với thực tiên
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
phát triển của đất nước.
Mục tiêu tổng quát của luận văn là chỉ ra những điểm vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động tại các tổ chức tín dụng. Từ đó, luận văn đưa ra hướng hoàn thiện các quy định pháp luật.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên, luận văn cần đạt một số mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản, xử lý tài sản thế chấp.
- Chỉ ra những vướng mắc, bất cập của pháp luật từ thực tiễn hoạt động thế chấp và xử lý tài sản thế chấp của các tổ chức tín dụng.
- Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp trên cơ sở phân tích, so sánh với pháp luật một số quốc gia và vận dụng vào pháp luật Việt Nam.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp là vấn đề đã được nhiều luật gia nghiên cứu, đánh giá dưới góc độ pháp lý. Vấn đề này cũng đã được nhắc đến nhiều trên các tạp chí chuyên ngành pháp lý hay trong các hội thảo khoa học về pháp lý, kinh tế, ngân hàng đặc biệt trong thời điểm giải quyết nợ xấu đã trở thành một mục tiêu quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, hướng tới một mô hình phát triển ổn định hơn của các tổ chức tín dụng nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, phần lớn các vấn đề được đưa ra chủ yếu là các vấn đề nhỏ lẻ,
chưa có sự đánh giá tổng quát hoặc các phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở các quy định pháp luật, thiếu sự liên hệ với thực tế công tác xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng hoặc được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các vấn đề tác giả đưa ra trong luận văn này không chỉ là sự khái quát các vấn đề pháp lý trên cơ sở các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành mà còn rút ra từ thực tiễn hoạt động tại các tổ chức tín dụng; xâu chuỗi các hành vi và hậu quả pháp lý từ giai đoạn nhận thế chấp đến giai đoạn xử lý tài sản thế chấp sau này của các tổ chức tín dụng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật hiện hành và các vấn đề phát sinh từ thực tiễn hoạt động nhận thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về tài sản thế chấp, việc nhận thế chấp và xử lý tài sản thế chấp của các tổ chức tín dụng; sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này và những vướng mắc, bất cập gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong thực tế xử lý, từ đó so sánh với pháp luật về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất định hướng cũng như các giải pháp cụ thể để hoàn thiện.
6. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương như sau:
Chương I: Khái quát chung về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp: Chương này tác giả trình bày các khái niệm, đặc điểm về tài sản thế chấp và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định pháp luật Việt Nam.
Chương II: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp: Chương này tác giả trình bày các vướng mắc, bất cập thường gặp trong hoạt động thế chấp và và hoạt động xử lý tài sản thế chấp từ quy định pháp luật đến thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng, phân tích nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc, bất cập trên thực tế.
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp tại Việt Nam: Chương này tác giả trình bày về định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp, có liên hệ với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp.
6.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên thực tiễn công tác nhận thế chấp và xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam mà chủ yếu là các vụ việc tác giả trực tiếp tham gia hoặc thống kê, tìm hiểu được trong quá trình hoạt động của một số Ngân hàng thương mại cổ phần như: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt
Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MBbank),…
6.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp để làm rõ vấn đề nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, … Trong đó phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh là ba phương pháp chủ đạo, được sử dụng chủ yếu trong luận văn nhằm rút ra những vướng mắc, bất cập trong hoạt động thế chấp và xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP
1.1 Khái niệm, bản chất của thế chấp
1.1.1 Khái niệm của thế chấp
“Thế chấp” là một từ có nguồn gốc Hán Việt: “Thế là bỏ đi, thay cho” [48, tr.154], còn “chấp là cầm, giữ, nắm” [48, tr.394]. Từ điển Tiếng việt giải thích: “Thế chấp là dùng tài sản làm vật bảo đảm, thay thế cho số tiền vay nếu không có khả năng trả đúng kỳ hạn” [97]. Xuất phát từ ngữ nghĩa cơ bản của từ thế chấp như trên, chúng ta có thể hiểu thế chấp là một cách thức mà bên có quyền và bên có nghĩa vụ đã lựa chọn để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thong qua một tài sản; giá trị của tài sản này có khả năng thay thế cho nghĩa vụ bị vi phạm. Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại.
Thế chấp theo pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law được hiểu là biện pháp bảo đảm với những đặc điểm: (i) Đối tượng của thế chấp là bất động sản; (ii) Không có sự chuyển giao quyền chiếm hữu bất động sản thế chấp từ người có nghĩa vụ sang người có quyền. Chính vì vậy, pháp luật của các nước này đều quy định về cơ chế đăng ký công khai quyền của bên nhận thế chấp đối với bất động sản thế chấp.
Đối với các nước theo hệ thống pháp luật Common Law thì thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được phát triển theo hai học thuyết cơ bản: Thuyết quyền sở hữu và thuyết giữ tài sản thế chấp. Ở những nước theo thuyết quyền sở hữu thì chủ nợ được nhận quyền sở hữu đối với tài sản trong hợp đồng thế chấp, họ chỉ được phép thực hiện quyền này khi người vay không hoàn thành nghĩa vụ. Người nhận thế chấp có quyền sở hữu tài sản trong suốt thời gian thế chấp nhưng chỉ có tính chất tạm thời. Nếu người vay không thực hiện nghĩa vụ của mình thì người nhận thế chấp có quyền tuyệt đối. Ở những nước theo thuyết giữ tài sản thế chấp, chủ nợ không được quyền sở hữu đối với vật bảo đảm, mà thay vào đó là quyền lợi được tiến hành tịch biên chính thức để thực hiện bán tài sản trong trường
hợp người vay không hoàn thành nghĩa vụ. Và đây là xu hướng phát triển chiếm ưu thế hiện nay của các nước theo hệ thống pháp luật Common Law.
Như vậy, cả hai hệ thống pháp luật chủ yếu là Civil Law và Common Law đều có những quan niệm chung về thế chấp ở những điểm sau đây: (i) Đối tượng của thế chấp là bất động sản (đối với các nước Common Law còn ghi nhận cả động sản cũng là đối tượng của thế chấp), (ii) Sự phát triển của biện pháp thế chấp theo hướng chuyển từ hình thức thế chấp có chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp sang hình thức thế chấp không có sự chuyển giao quyền sở hữu cũng như quyền chiếm hữu đối với tài sản thế chấp. Văn tự thế chấp hay hợp đồng thế chấp có đăng ký là phương thức bảo vệ quyền của chủ nợ hiệu quả hơn cả. Trên cơ sở chứng cứ chứng minh quyền đối với tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp sẽ tiến hành quá trình tịch biên đối với bất động sản thế chấp để xử lý nợ. [38, tr.16]
Qua phân tích trên có thể hoàn thiện khái niệm thế chấp như sau:
Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do các bên thỏa thuận (bên thế chấp và nhận thế chấp), theo đó bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định để bù trừ nghĩa vụ.
1.1.2 Bản chất của thế chấp
Về bản chất, thế chấp là một biện pháp bảo đảm vừa có tính chất trái quyền vừa có tính chất vật quyền (vật quyền được xác lập trên cơ sở trái quyền). Tính trái quyền thể hiện thong qua hợp đồng thế chấp được xác lập và đó phải là một hợp đồng hợp pháp. Nguyên tắc tự do thỏa thuận trong quan hệ thế chấp cần được tuyệt đối tuân thủ khi lựa chọn tài sản thế chấp, xác định quyền và nghĩa vụ, thống nhất biện pháp xử lý tài sản. Hợp đồng thế chấp còn có mối quan hệ phụ thuộc về hiệu lực đối với hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ cần được bảo đảm thực hiện. Tính vật quyền được thể hiện thông qua các quyền trực tiếp của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp. Ví dụ như bên nhận thế chấp có quyền truy đòi tài sản thế chấp từ sự chiếm giữ của bất kỳ ai để xử lý và có quyền ưu tiên thanh toán trước từ số tiền thu được khi xử lý tài sản thế chấp. Vật quyền bảo đảm được chia thành hai loại: vật
quyền bảo đảm pháp định và vật quyền bảo đảm ước định. Vật quyền bảo đảm pháp định được hiểu là những vật quyền bảo đảm đương nhiên phát sinh dựa trên quy định của pháp luật. Vật quyền bảo đảm ước định được hiểu là những vật quyền bảo đảm phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng (như hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp tài sản). Mối quan hệ về hiệu lực của hai loại vật quyền này như sau: vật quyền bảo đảm pháp định có hiệu lực không phụ thuộc vào việc đăng ký trong khi vật quyền bảo đảm ước định thì phải đăng ký mới có hiệu lực. Quyền ưu tiên của bên có quyền trong vật quyền bảo đảm pháp định luôn có thứ tự ưu tiên cao hơn trong vật quyền bảo đảm ước định. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển kinh tế theo hướng minh bạch hóa tình trạng pháp lý của tài sản, đăng ký công phải được coi là căn cứ để xác định quyền ưu tiên giữa các chủ thể cùng có lợi ích liên quan đến tài sản thế chấp.
Theo cách phân loại truyền thống của pháp luật các nước theo hệ thông pháp luật Civil Law thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được phân thành hai loại: Các biện pháp bảo đảm đối vật và các biện pháp bảo đảm đối nhân. Các biện pháp bảo đảm đối vật cơ bản gồm cầm cố và thế chấp. Bảo lãnh thuộc bảo đảm đối nhân. Biện pháp bảo đảm đối vật có những đặc điểm sau:
- Thế chấp là vật quyền bảo đảm được pháp luật quy định. Đây là tư tưởng bao trùm của luật tài sản ở các nước thuộc hệ pháp luật La Mã – Đức. Ví dụ như trong BLDS Nhật Bản, Điều 175 “Không có vật quyền nào có thể được tạo lập khác hơn vật quyền được quy định tại Bộ luật này hoặc các luật khác”. Tức là các loại vật quyền và nội dung của vật quyền phải được quy định trong luật. Nếu các bên ký kết hợp đồng nhằm hình thành vật quyền bảo đảm nhưng chưa được ghi nhận trong luật thì vật quyền này không hình thành, không có giá trị áp dụng.
- Thế chấp là vật quyền bảo đảm cho nên phải được công khai để người thứ ba nhận biết về sự tồn tại và sự dịch chuyển của vật quyền. Trên cùng một vật có thể tồn tại quyền lợi của nhiều chủ thể, vậy chủ thể nào có thực quyền chi phối đối với vật và quyền ưu tiên cao nhất thì phải được công khai để mọi người nhận biết.
Như vậy, bản chất của thế chấp là một biện pháp có tính chất vật quyền nhằm bảo đảm cho quan hệ trái quyền. Hợp đồng thế chấp (mang tính chất trái