Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN TRUNG HIẾU


THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP

THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH


Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số : 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn


Hà Nội – 2015

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 9 năm 2015


Tác giả


Nguyễn Trung Hiếu

LỜI CẢM ƠN


Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học cao học cũng như những năm học cử nhân, cùng gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ em để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Đặc biệt, em xin được bảy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, TS. Nguyễn Minh Tuấn, người đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP 7

1.1 Khái niệm, bản chất của thế chấp 7

1.1.1 Khái niệm của thế chấp 7

1.1.2 Bản chất của thế chấp 8

1.1.3 Khái niệm thế chấp theo Bộ luật dân sự năm 2005 10

1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản thế chấp 12

1.2.1 Khái niệm tài sản thế chấp 12

1.2.2 Đặc điểm của tài sản thế chấp 14

1.2.3 Phân loại tài sản thế chấp 17

1.3 Xử lý tài sản thế chấp 24

1.3.1 Khái niệm về xử lý tài sản thế chấp 24

1.3.2 Căn cứ xử lý tài sản thế chấp 25

1.3.3 Phương thức xử lý tài sản thế chấp 27

1.3.4 Thứ tự ưu tiên thanh toán từ số tiền xử lý tài sản thế chấp 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP 31

2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp 31

2.1.1 Quy định của pháp luật về thế chấp tài sản 31

2.1.1.1 Điều kiện để trở thành tài sản thế chấp 31

2.1.1.2 Hình thức thế chấp 32

2.1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể 33

2.1.2 Quy định của pháp luật về xử lý tài sản thế chấp 37

2.2. Những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp 39

2.2.1 Trong hoạt động thế chấp tài sản tại các tổ chức tín dụng 39

2.2.1.1 Về rủi ro pháp lý khi xác định quyền sở hữu của tài sản thế chấp...39

2.2.1.2 Mối quan hệ giữa bên thế chấp và bên có nghĩa vụ khi là hai chủ thể độc lập 41

2.2.1.3 Trong thủ tục công chứng hợp đồng và đăng ký thế chấp 42

2.2.1.4 Về một số loại tài sản thế chấp điển hình 44

2.2.2. Trong hoạt động xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng 49

2.2.2.1. Trong hoạt động giải quyết tại các cơ quan tố tụng 49

2.2.2.2. Trong hoạt động thu giữ tài sản thế chấp 56

2.2.2.3. Trong hoạt động định giá tài sản thế chấp 61

2.2.2.4. Trong hoạt động bán tài sản thế chấp 64

2.2.2.5. Trong trường hợp bên nhận thế chấp nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo đảm 67

2.2.2.6. Quyền ưu tiên giữa bên nhận bảo đảm và bên cầm giữ 71

2.2.2.7 Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp 72

2.2.2.8. Thuế và các chi phí phát sinh khi xử lý tài sản thế chấp 73

CHƯƠNG III - HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP 79

3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp

...............................................................................................................................79

3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp 82

3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp 83

3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản 83

3.3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về quan hệ giữa bên thế chấp tài sản và bên có nghĩa vụ 83

3.3.1.2 Thống nhất quy định pháp luật về thời điểm xác lập quyền sở hữu 86

3.3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về hộ gia đình – chủ thể thế chấp tài sản đặc biệt của pháp luật Việt Nam 87

3.3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm 88

3.3.1.5 Quy định cụ thể các điều kiện để tài sản hình thành trong tương lai trở thành tài sản thế chấp 89

3.3.1.6 Quy định cụ thể về hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh 90

3.3.1.7 Quy định cụ thể về tài sản thế chấp là quyền đòi nợ 91

3.3.2.Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản thế chấp 91

3.3.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về phương thức xử lý tài sản thế chấp 92

3.3.2.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về thu giữ tài sản thế chấp 95

3.3.2.3 Hoàn thiện quy định pháp luật về thừa phát lại 96

3.3.2.4 Về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp: 98

3.3.2.5 Về quyền ưu tiên thanh toán của bên cầm giữ khi xử lý TSBĐ: 98

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TCTD

: Tổ chức tín dụng

BLDS

: Bộ luật Dân sự

BĐS

: Bất động sản

TSBĐ

: Tài sản bảo đảm

TMCP

: Thương mại cổ phần

TAND

: Tòa án nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế càng phát triển, các hoạt động tín dụng càng sôi động. Trong một nền kinh tế thị trường, vay và cho vay là một nhu cầu tất yếu. Đối với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, sự phát triển của các hoạt động tín dụng nói chung và của hoạt động vay, cho vay nói riêng lại càng nóng hơn.

Trong những năm gần đây tại Việt Nam, cùng với nhu cầu vay vốn của hàng trăm nghìn doanh nghiệp được thành lập mỗi năm, rất nhiều tổ chức tín dụng đã được thành lập. Quả bóng bất động sản vỡ đã khiến các tổ chức tín dụng lao đao, nợ xấu trở thành vấn đề lớn không dễ giải quyết của nền kinh tế. Bên cạnh các biện pháp vĩ mô của nhà nước, các biện pháp tái cấu trúc, sáp nhập, hợp nhất,… để tồn tại trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, các tổ chức tín dụng cũng dồn toàn lực vào công tác xử lý nợ xấu, trong đó xử lý tài sản bảo đảm là biện pháp chủ yếu.

Tuy nhiên, thực tế công tác xử lý nợ tại các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay cho thấy dường như các tổ chức tín dụng đang yếu thế. Có rất nhiều vướng mắc, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm gây khó khăn, thậm chí cản trở các tổ chức tín dụng thu hồi nợ.

Những vướng mắc, bất cập này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ sự bất hợp tác của người vay vốn, bên bảo đảm trong thời kỳ kinh tế ảm đạm hay tính thanh khoản yếu của các tài sản bảo đảm là bất động sản trong giai đoạn thị trường đang đóng băng,… tuy nhiên một nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là từ sự bất cập của hệ thống pháp luật. Chính sự không phù hợp và thiếu đồng bộ của các quy định pháp luật đã gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Thực tế cho thấy xử lý tài sản bảo đảm thường là biện pháp cuối cùng mà các tổ chức tín dụng áp dụng để thu hồi nợ. Với tư cách là bên cho vay, bên nhận bảo đảm, các tổ chức tín dụng là người bị vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, là chủ thể cần được pháp luật bảo vệ. Thế nhưng với các quy định pháp luật và việc áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước như hiện nay lại tạo ra một cơ chế rất thuận lợi để người vay tiền và các bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ dễ dàng trốn tránh hoặc kéo dài việc thực hiện nghĩa vụ. Từ vị thế cần được bảo vệ, các tổ chức tín

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí