2.3.4. CÁC NHU CẦU KHÁC - CÁC DỊCH VỤ KHÁC
Trong thực tế cuộc sống, nhu cầu con người là vô hạn. Quá trình đi du lịch tất yếu phát sinh các nhu cầu khác và để thỏa mãn các nhu cầu đó, các dịch vụ tương ứng nảy sinh
Các nhu cầu - dịch vụ
- Nhu cầu mua hàng - bán hàng lưu niệm,
hàng đặc sản, hàng tiêu dùng…
- Nhu cầu thông tin - dịch vụ thông tin liên lạc
- Nhu cầu giặt là, sấy gội, y tế… - dịch vụ giặt là, làm đẹp, y tế
Khi tiến hành dịch vụ này nhà kinh doanh du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Tâm lý khách du lịch - 12
- Tâm lý khách du lịch - 13
- Tâm lý khách du lịch - 14
- Tâm lý khách du lịch - 16
- Tâm lý khách du lịch - 17
- Tâm lý khách du lịch - 18
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Thuận tiện, tổ chức hợp lý không làm mất thời gian của du khách
- Chất lượng của hàng hóa cao; giá cả rõ
ràng, công khai
- Có các hoạt động liên doanh, liên kết với các ngành sản xuất để đảm bảo cung ứng đầy đủ các hàng hóa, đặc biệt hàng lưu niệm, đồng thời tổ chức hoạt động bán phục vụ tại nơi du lịch
3. ĐỘNG CƠ CỦA KHÁCH DU LỊCH
3.1. KHÁI NIỆM ĐỘNG CƠ
Động cơ là sự kích thích đã được ý thức, nó chi phối sự hoạt động để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của cá nhân. Nói cách khác, động cơ là cái thúc đẩy hành động gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu
3.2. ĐỘNG CƠ ĐI DU LỊCH
Các điều kiện ảnh hưởng và tác động đến
động cơ quyết định đi du lịch:
- Nhân tố chủ quan: tính khí, đặc điểm độ tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp, thói quen, hứng thú, khả năng thanh toán…
- Nhân tố khách quan: khí hậu, trình độ sản xuất xã hội, sự hấp dẫn của các cơ sở du lịch...
Phân loại động cơ đi du lịch:
- Nhóm giải trí
- Nhóm nghiệp vụ
- Các động cơ khác
Nhóm giải trí
- Đi du lịch để nghỉ ngơi giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận với thiên nhiên, thay đổi môi trường sống, nghỉ hè…
- Đi du lịch với mục đích thể thao
- Đi du lịch với mục đích văn hóa
giáo dục
Nhóm nghiệp vụ:
- Đi du lịch kết hợp kinh doanh và giải trí
- Đi du lịch thăm viếng ngoại giao
- Đi du lịch với mục đích công tác