Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 29


(20%): Luật Điện lực được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 đ không quy định tỷ lệ hạn chế này.

2.2.8. Liên quan đến việc cắt giảm chi phí sản xuất và áp dụng cơ chế một giá nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh:

- Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004 giá vé máy bay đ được áp dụng chung cho người Việt Nam và người nước ngoài.

- Bộ Bưu chính Viễn thông đ có Quyết định 17/2004/QĐ-BCVT quy định từ ngày 1/5/2004 giảm cước điện thoại quốc tế đường điện thoại chuyên dùng và đ đạt mức tương

đương với các nước trong khu vực; cụ thể là: cước điện thoại quốc tế giảm trung bình 22%; cước thuê kênh quốc tế giảm 2-22%; cước thuê kênh (bao gồm cả trong nước và quốc tế) cho doanh nghiệp IXP, ISP đ giảm 25% -36% góp phần giảm giá thành đầu vào cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.

- Về giá điện, Thủ tướng Chính phủ đ ban hành Quyết định 215/2004/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2004 quy định thống nhất về mức giá bán điện giữa trong nước và nước ngoài áp dụng từ ngày 1/1/2005.

2.2.9. Liên quan đến việc ban hành các Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06/3/2000 của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề, giáo dục đào tạo:

- Bộ Lao động Thương binh & X hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đ ban hành Thông tư liên bộ số 20/2004/TTLB-BLĐTBXH-BKH ngày 3/12/2004 quy định về vấn đề dạy nghề.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đ ban hành Thông tư liên bộ hướng dẫn về khuyến khích ĐTNN trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

2.2.10. Liên quan đến các vấn đề về thương mại, hải quan:

- Văn phòng Chính phủ đ có công văn số 1854/VPCP-QHQT ngày 11 tháng 4 năm 2005 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về b i bỏ quy định khống chế sản lượng theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe gắn máy 2 bánh có vốn đầu tư nước ngoài.

- Bộ Thương mại đ có văn bản uỷ quyền cho các tỉnh, thành phố xem xét, giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp ĐTNN liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đ được quy định tại giấy phép đầu tư.


- Bộ Thương mại đ ban hành Thông tư số 07/2004/TT-BTM ngày 26/8/2004 hướng dẫn phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện được miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

- Về các cam kết liên quan đến hải quan: Bộ Tài chính đ tổ chức lại hệ thống nghiệp vụ Hải quan; rút ngắn các bước làm thủ tục; thực hiện phân luồng hàng hoá đúng như quy định quốc tế; áp dụng hình thức kiểm tra theo tỷ lệ từ 1 dến 5 %; kiểm tra sau thông quan; ban hành các thông tư liên ngành về sự hợp tác giữa những các ngành liên quan hướng dẫn về hoàn trả thuế xuất nhập khẩu và nộp ngân sách nhà nước.

- Về cam kết từng bước xây dựng các định nghĩa định giá thuế XNK dựa trên GATT và WTO; gỉam các mặt hàng áp dụng giá tối thiểu. Bộ Tài chính đ ban hành Thông tư 87/2004/TT-BCT ngày 31/8/2004 hướng dẫn xác định giá tính thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu hoàn toàn phù hợp theo nguyên tắc của GATT/WTO.

2.2.11. Liên quan đến các vấn đề về xuất nhập cảnh:

Trong thời gian qua, Chính phủ đ có nhiều cải tiến trong vấn đề cấp thị thực, tạo thuận lợi cho khách nước ngoài vào Việt Nam đầu tư kinh doanh và du lịch, cụ thể:

- Trong khuôn khổ hợp tác với các nước ASEAN, Việt Nam đ miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông của 6 nước gồm: Indonesia, Lào, Malaysia, Philippin, Thái Lan và Singapore.

- Theo Quyết định số 09/2004/QĐ-BNG của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ngày 30/6/2004, Việt Nam đ đơn phương miễn thị thực cho công dân Hàn Quốc vào Việt Nam dưới 15 ngày và mở rộng đối tượng là công dân Nhật Bản được miễn thị thực dưới 15 ngày không phân biệt mục đích nhập cảnh và loại hộ chiếu. Theo Quyết định 808/QĐ-BNG ngày 13/4/2005 miễn thị thực cho công dân các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển vào Việt Nam dưới 15 ngày.

2.2.12. Về cam kết xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài: Từ năm 2004, Chính phủ đ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành soạn thảo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp chung. Dự kiến cả hai luật này sẽ

được Chính phủ trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2005.

2.2.13. Về cam kết xây dựng Luật cạnh tranh: Quốc hội đ thông qua Luật Cạnh tranh ngày 03/12/2004.

2.2.14. Về cam kết du lịch của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế:

- Cho tới nay, du lịch Việt Nam đ tham gia đàm phán, cam kết trong các tổ chức


kinh tế quốc tế sau: ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái bình dương (APEC). Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong đó nội dung Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được lấy làm mức trần để xây dựng các phương án cam kết trong các khuôn khổ hợp tác khác.

- Đến nay, Việt Nam đ và đang triển khai theo đúng những cam kết đ đưa ra trong lĩnh vực dịch vụ. Hầu hết các khách sạn liên doanh (3-5 sao) và 8 liên doanh lữ hành cũng

đang hoạt động hiệu quả, góp phần tăng luồng khách quốc tế vào Việt Nam, tăng nguồn ngoại lực cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.

2.2.15. Về việc thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản: trong 44 hạng mục chính của chương trình hành động thực hiện Sáng kiến chung được chia thành 125 hạng mục nhỏ, trong đó, đến cuối năm 2004 (sau 1 năm thực hiện Sáng kiến chung) co 20 hạng mục đ được hoàn thành và 65 hạng mục đang được triển khai theo đúng tiến độ;

2.2.16. Về thực hiện BTA và đàm phán gia nhập WTO:

- Về việc thực hiện BTA, cho đến nay, khá nhiều các cam kết về đầu tư trong BTA

đ được thực hiện bao gồm: đối xử tối huệ quốc; nguyên tắc chung về đối xử quốc gia; xoá bỏ chế độ hai giá; xoá bỏ các hạn chế về chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng vốn; cho phép thế chấp giá trị quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam; đáp ứng hầu hết các nghĩa vụ theo TRIMs; mở cửa thị trường dịch vụ (thông qua việc cấp phép cho một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ)... Đối với các cam kết khác, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện theo đúng lộ trình trong quá trình xây dựng Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp chung.

- Về đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đ hoàn thành 9 phiên họp đàm phán gia nhập WTO và đ cơ bản hoàn thành việc minh bạch hoá hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến thương mại hàng hoá, đầu tư, sở hữu trí tuệ, trợ cấp, doanh nghiệp nhà nước... Cho đến nay, Việt Nam đ đi vào thảo luận các cam kết đa phương cụ thể và bắt đầu triển khai đàm phán song phương với một số đối tác gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Canada, Thuỵ Sỹ, úc, Nauy, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và một số đối tác khác.

Ngoài các nội dung trên, một số cam kết khác của Chính phủ đang trong quá trình thực hiện như:

- Về phân cấp quản lý nhà nước về ĐTNN cho các địa phương, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư đ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng phân cấp quản lý Nhà nước về ĐTNN.

- Về xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành, đặc biệt là quy hoạch


phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các Bộ, ngành liên quan như Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải... đang triển khai xây dựng hoặc đ trình Thủ tướng Chính phủ.

- Riêng đối với việc điều chỉnh Quy hoạch ngành công nghiệp xi măng, ngày 17/9/2004, Bộ Xây dựng đ trình Thủ tướng Chính phủ bản dự thảo Quy hoạch tổng thể ngành xi-măng trong đó không quy định hạn chế tỷ lệ 40% vốn ĐTNN trong các liên doanh xi măng.

- Về việc ban hành Nghị định của Chính phủ về việc b i bỏ phê duyệt kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện phục vụ sản xuất của doanh nghiệp ĐTNN, Bộ Thương mại đ có tờ trình số 1002/TM-KHĐT ngày 4 tháng 3 năm 2005 trình Thủ tướng Chính phủ và đang chủ trì soạn thảo Nghị định của Chính phủ.

Nhìn chung trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đ triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện các cam kết cải thiện môi trường đầu tư như cam kết. Đồng thời đ quan tâm xử lý nhiều kiến nghị cụ thể của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc cần được xử lý tiếp, nhanh gọn theo đúng quy

định, các cam kết trong thời gian tới nhằm nâng cao tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

III. Giải pháp sắp tới

1. Chỉ thị số 13/2005/CT-TTg ngày 8/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đ nêu rõ định hướng cơ bản các công việc cần tiến hành trong thời gian tới nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, và giao các Bộ, ngành triển khai các công việc cụ thể. Trước mắt, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các địa phương cần khẩn trương thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các công việc đ được phân công tại Chỉ thị này.

2. Khẩn trương hoàn chỉnh các đề án đang trong quá trình xây dựng; đặc biệt là các

đề án quan trọng như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế và các văn bản huớng dẫn, sửa đổi Nghị định 105/2003/NĐ- CP ngày 17/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao

động và tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm nới lỏng quy định về tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp đặc thù, xử lý tiếp các nội dung còn tồn đọng trong chương trình thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản.


3. Ngoài ra, thực tế thu hút ĐTNN và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang đặt ra nhiều vấn đề mới cần được xử lý, cụ thể là:

- Tiếp tục giải quyết các vướng mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhất là vướng mắc trong việc xác định mức thuế, thời hạn miễn giảm thuế TNDN đối với các trường hợp:

+ Doanh nghiệp KCN mở chi nhánh ở địa bàn khác

+ Doanh nghiệp công nghệ cao ngoài KCN

+ Công ty đa mục tiêu đầu tư nhiều giai đoạn

+ Các dự án đầu tư vào KCN tăng thời hạn hoạt động

+ Doanh nghiệp được cấp giấy phép đầu tư trước 1/1/2004 thay đổi tính chất dự án (tỷ lệ xuất khẩu, mục tiêu và phạm vi kinh doanh…), chuyển địa điểm…

Quy định cụ thể Danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo Điều 37 của Nghị định 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Bộ Tài chính, Tổng Cục hải quan chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết dứt điểm vướng mắc về thuế nhập khẩu đối với các phương tiện vận chuyển là

ô tô 24 chỗ ngồi trở lên để tạo tài sản cố định của các công ty liên doanh vận tải hành khách công cộng. Theo quy định tại Nghị định 24/2000/NĐ-CP và Nghị định 27/2003/NĐ- CP phương tiện vận tải phải nằm trong dây chuyền công nghệ mới được miễn thuế nhập khẩu. Hiện nay chưa thống nhất cách hiểu thế nào là “trong dây chuyền công nghệ” nên vấn đề này chưa được xử lý.

- Ban hành các quy định cụ thể về đầu tư kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết các vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong thời gian qua, việc xem xét, phê duyệt dự án cũng như điều chỉnh dự án đầu tư kinh doanh bất động sản mất rất nhiều thời gian và thường vượt quá quy định của Nhà nước do các dự án bất động sản liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau như đất đai, tài chính, xây dựng… Đối với các dự án xây dựng nhà đề bán, nhà đầu tư chỉ được phép thuê đất có thời hạn, sau khi xây dựng xong được phép bán nhà cho các đối tượng theo quy định của pháp luật, người mua nhà được cấp giấy sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, trong việc quản lý, vận hành và chuyển giao hệ thống kết cấu hạ tầng trong phạm vi dự án cho phía Việt Nam, các nhà đầu tư còn gặp nhiều khó khăn do hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

- Ban hành Quy chế sửa đổi, bổ sung Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao (ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ) cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn cả nước đến năm 2010.


- Ban hành quy định cụ thể về các điều kiện để được bỏ điều khoản cam kết chuyển giao không bồi hoàn cho Bên Việt Nam khi kết thúc thời hạn hoạt động. Thời gian gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản của một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN xin

được bỏ điều khoản này để có đủ điều kiện chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đ soạn thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc này.

- Bộ Tài chính, Tổng Cục Hải quan cần sớm ban hành hướng dẫn cụ thể về chế độ quản lý Hải quan; thuế áp dụng đối với việc thí điểm mở rộng chức năng của các doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận. Thủ tướng Chính phủ đ cho phép các doanh nghiệp hiện có tại KCX Tân Thuận được thí điểm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ như: dịch vụ cung cấp hàng hoá cho các doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận từ các nguồn trong nước và nước ngoài để phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp này; Dịch vụ thương mại quốc tế: mua hàng hoá ở nước ngoài để bán tại nước thứ ba; Thu mua, bảo quản, gia công tái chế các sản phẩm trong nước và nước ngoài; Thực hiện các dịch vụ cho doanh nghiệp trong KCX và ở nước ngoài. Tuy nhiên cho đến nay toàn bộ các chức năng

được phép mở rộng này vẫn chưa thực hiện được do chưa có hướng dẫn cụ thể.

- Tiếp tục áp dụng các biện pháp nhằm đơn giản hoá thủ tục hải quan như giảm giấy tờ và cải tiến khâu đăng ký kê khai, triển khai dịch vụ đại lý thủ tục hải quan, thông quan điện tử đối với hàng xuất khẩu, tiến tới thông quan điện tử đối với toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu, hoàn chỉnh trang WEB hải quan để phổ biến rộng r i các chế độ, chính sách….

- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp ĐTNN đẩy mạnh xuất khẩu, trước mắt Bộ Thương mại phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất xe đạp và phụ tùng vượt qua khó khăn của vụ kiện chống bán phá giá của EU và Canada, không để bị áp đặt mức thuế cao; có cơ chế phân bổ quota dệt may hợp lý, bình

đẳng và kịp thời.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra các địa phương trong việc ban hành các chính sách

ưu đ i vượt quá khuôn khổ của pháp luật, kịp thời có biện pháp chấn chỉnh nhằm đảm bảo sự thống nhất về chính sách đầu tư trên phạm vi cả nước, khắc phục tình trạng cạnh tranh thu hút đầu tư không lành mạnh, gây thiệt hại về lợi ích của phía Việt Nam và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư.

- Tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư nhằm vào các địa bàn trọng điểm, các Tập đoàn xuyên quốc gia, các dự án sử dụng công nghệ cao thuộc các lĩnh


vực quan trọng của nền kinh tế. Cùng với việc tổ chức các hội nghị, hội thảo ở trong và ngoài nước theo kế hoạch đ đề ra, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức Hội nghị Triển l m ĐTNN năm 2005 (Forinvest 2005) với quy mô lớn nhằm khuyếch trương thành tựu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN, kêu gọi đầu tư vào Việt Nam và góp phần kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2005.


bộ kế hoạch và đầu tư


Phụ lục 13: FDI ASEAN phân theo ngành

(tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)


STT

Chuyên ngành

Số dự án

TVĐT

Vốn pháp định

Đầu tư thực hiện


I

Công nghiệp

434

4,756,766,551

2,023,561,770

2,828,331,798

CN dầu khí

4

91,200,000

91,200,000

194,663,748

CN nhÑ

117

552,560,373

244,317,644

254,967,985

CN nỈng

194

1,674,850,124

783,062,375

865,346,744

CN thùc phÈm

60

1,498,560,365

557,665,753

1,079,989,930

Xây dựng

59

939,595,689

347,315,998

433,363,391


II

Nông, lâm nghiệp

93

914,361,127

264,937,385

445,017,766

Nông-Lâm nghiệp

77

858,064,250

239,531,530

416,534,453

Thủy sản

16

56,296,877

25,405,855

28,483,313


III

Dịch vụ

236

5,296,877,654

1,920,867,702

1,902,527,560

GTVT-Bưu điện

35

354,634,528

280,246,527

127,964,127

Khách sạn-Du lịch

34

1,039,900,828

349,472,924

992,371,738

Tài chính-Ngân hàng

10

126,000,000

125,000,000

100,500,000

Văn hóa-Ytế-Giáo dục

30

49,380,425

24,231,090

23,155,235

XD Khu đô thị mới

3

2,466,674,000

675,183,000

51,294,598

XD Văn phòng-Căn hộ

23

688,957,389

244,870,827

374,678,486

XD hạ tầng KCX-KCN

7

277,265,900

114,100,755

179,955,975

Dịch vụ

94

294,064,584

107,762,579

52,607,401

Tỉng sè

763

10,968,005,332

4,209,366,857

5,175,877,124

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 29

Nguồn:Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư



FDI asean phân theo hình thức đầu tư

(tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)


Hình thức đầu tư

Số dự án

TVĐT

Vốn pháp định

Đầu tư thực hiện

Công ty cổ phần

2

38,000,000

16,442,320

32,067,320

BOT

2

185,125,000

70,530,000

35,800,000

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

23

400,497,431

387,711,431

299,837,113

100% vốn nước ngoài

485

3,795,158,394

1,452,681,272

1,923,313,583

Liên doanh

251

6,549,224,507

2,282,001,834

2,884,859,108

Tỉng sè

763

10,968,005,332

4,209,366,857

5,175,877,124

Nguồn:Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/01/2023