Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước

mau, trong vài giây đầu của phản ứng ( 90 - 95% điện ly trao đổi với nhau).

Để giảm độ cứng của nước, người ta dùng chất có điện ly âm như than, nhựa hoá

hợp.


Lọc nước qua chất này sẽ có sự trao đổi giữa các điện ly Na với các điện ly Ca2+

và Mg2+ hoà tan trong nước.

2NaR + Ca(C O 3 H )2 CaR2 + 2NaHCO3

Sau một thời gian sử dụng, người ta tái tạo các chất điện tích âm bằng cách rửa bằng dung dịch muối có 5-10% NaCl.

CaR2 +2NaCl 2NaR + CaCl2

4.5. Tiệt khuẩn nước

Tiệt khuẩn là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý nước ở nhà máy nước. Các giai đoạn đánh phèn, làm lắng và lọc đã giảm nhiều chỉ số đầu tiên của vi khuẩn nhưng chưa triệt tiêu hết. Như vậy, nước uống còn nguy hiểm và có thể truyền bệnh cho người.

Nước suối trong nên không cần lọc, tuy vậy, vẫn cần phải tiệt khuẩn. Đối với các loại nước khác không được bảo đảm đầy đủ về phương diện vệ sinh thì bắt buộc phải tiệt khuẩn. Có nhiều phương pháp tiệt khuẩn nước như tiệt khuẩn bằng clo, tia tử ngoại, bạc, ozon. Tuy vậy, tiệt khuẩn bằng clo là phương pháp thông dụng nhất vì đơn giản, không tốn kém và có kết quả chắc chắn.

4.6. Xử lý nước thải

Làm sạch nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất trước khi tháo ra sông, hồ là một biện pháp chủ động và tích cực nhất trong việc bảo vệ giữ gìn nguồn nước trong sạch. Việc làm sạch nước thải trước khi tháo ra sông, hồ cũng còn tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của nước thải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và mục đích của việc sử dụng nguồn nước. Người ta có thể áp dụng phương pháp làm sạch nước thải như sau:

Làm sạch cơ học (lắng, lọc, bể tự lọc, bể hai vỏ).

Làm sạch sinh học (bể lọc sinh học, cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, ao hồ sinh học).

Làm sạch hoá học, vật lý (hấp phụ, trung hoà, keo tụ, trao đổi ion ...).

Những năm gần đây người ta đã thiết kế các trạm xử lý nước thải ngay tại các nhà máy, xí nghiệp. Nước qua xử lý được tái sử dụng (nước tuần hoàn), chỉ thải bùn

và cặn, người ta gọi đó là nhà máy không có nước thải.

4.7.Kiểm soát ô nhiễm nước và quản lý chất lượng nước

Ngoài các biện pháp cơ bản để bảo vệ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, công tác kiểm soát ô nhiễm nước là không thể thiếu được. Công tác kiểm soát ô nhiễm nước bằng các kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, bằng các kỹ thuật hiện đại, nhằm phát hiện nhanh các hiện tượng và nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. Cơ quan thanh tra giám sát Nhà nước, của địa phương đề xuất các biện pháp thích hợp để bảo vệ nguồn nước; phạt vi cảnh những cá nhân, tập thể, cơ quan đã gây ra nhiễm bẩn cho nguồn nước.

Cơ quan kiểm soát nguồn nước có kế hoạch định kỳ kiểm tra môi trường nước trong năm, đồng thời có thể kiểm tra đột xuất khi phát hiện nguồn nước có nguy cơ bị nhiễm bẩn.

Về khung thể chế cho quản lý chất lượng nước, Bộ Y tế đã ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch theo quyết định số 09/2005/BYT-QĐ ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng đã thiết lập được một mạng lưới từ trung ương đến cấp huyện nhằm kiểm tra, giám sát chất lượng nước.

Ở cấp trung ương có Cục Y tế Dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS, các viện thuộc hệ y tế dự phòng quốc gia và khu vực với hệ thống labo xét nghiệm hiện đại.

Ở tuyến tỉnh có trung tâm y tế dự phòng tỉnh. Các trung tâm này được trang bị labo xét nghiệm thực hiện việc giám sát chất lượng các nguồn nước cấp trên địa bàn tỉnh. Hàng tháng cán bộ trung tâm đến các cơ sở cấp nước lấy mẫu và tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay năng lực xét nghiệm labo của các trung tâm y tế dự phòng có thể xét nghiệm được khoảng 10-15 chỉ tiêu giám sát nhóm A. Hầu hết các trung tâm y tế dự phòng tỉnh chưa đủ phương tiện và khả năng tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu giám sát nhóm B, C. Đối với các chỉ tiêu này, khi có yêu cầu hoặc chỉ định các mẫu nước được lấy dưới sự giám sát và chỉ định của trung tâm y tế dự phòng và gửi lên kiểm nghiệm tại các viện trung ương thuộc hệ y tế dự phòng hoặc Tổng cục đo lường chất lượng. Ngoài ra trung tâm tham gia thẩm định, xét duyệt các dự án cung cấp nước sạch của địa phương.

Ở tuyến huyện có đội y tế dự phòng huyện có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất

lượng nước trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tuyến huyện chưa đủ năng lực và trang thiết bị cho công tác xét nghiệm nước mà chỉ có thể kiểm tra nguồn nước và lấy mẫu nước xét nghiệm theo yêu cầu của trung tâm y tế dự phòng tỉnh.

Ở tuyến xã, cán bộ chỉ phối hợp tham gia lấy mẫu và kiểm tra nguồn nước khi có yêu cầu chứ chưa đủ năng lực và phương tiện để xét nghiệm nước.

TỰ LƯỢNG GIÁ:

1. Hãy kể tên và mô tả các nguồn nước trong thiên nhiên.

2. Hãy vẽ sơ đồ mô tả quy trình sản xuất nước ở các nhà máy nước tại các đô thị ở Việt Nam.

3. Kể tên các hình thức cung cấp nước phổ biến ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đó.

4. Hãy trình bày những tiêu chuẩn chung về mặt chất lượng của nước sử dụng

cho ăn uống và sinh hoạt.

5. Hãy mô tả phương pháp tiệt khuẩn nước bằng Clo.

Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu (X) vào cột A cho câu đúng và vào cột B cho câu sai.


NỘI DUNG

A

B

6

Bệnh lây lan qua nước là bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp

với các sinh vật sống trong nước.



7

Bệnh sán máng là bệnh gây nên do việc ăn những con ốc bị

nhiễm vi sinh vật gây bệnh.



8

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh có liên quan đến nước.



9

Một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nước là

chỉ tiêu cảm quan.



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Sức khỏe môi trường - Đại học Tây Đô - 9


Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu:

10. Các yếu tố gây ô nhiễm nước có thể phân thành các nhóm sau, NGOẠI TRỪ:

A. Các yếu tố vật lý

B. Các yếu tố hóa học

C. Các yếu tố sinh học

D. Các chất hữu cơ phân hủy

11. Quá trình lọc nước bao gồm:

A. Làm đông tụ.

B. Bể lắng.

C. Bể lọc.

D. Tất cả đều đúng.

12. Phương pháp làm sạch nước thải như sau, NGOẠI TRỪ:

A. Làm sạch sinh học.

B. Làm sạch cơ học.

C. Làm sạch hữu cơ.

D. Làm sạch hóa học, vật lý.

BÀI 5: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN

MỤC TIÊU:

1. Kể được mục đích và nội dung vệ sinh trong các cơ sở y tế.

2. Trình bày được nguyên tắc làm vệ sinh, những quy định chung và cách phân vùng vệ sinh đúng.

3. Liệt kê được các dụng cụ, phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác vệ sinh

và tần suất vệ sinh tại các bề mặt trong bệnh viện.

NỘI DUNG:

I. ĐẠI CƯƠNG

Môi trường bệnh viện bao hàm cả con người, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao, nhà cửa (tường, sàn nhà,…), nước và không khí... Môi trường bệnh viện phải là nơi sạch sẽ và ngăn nắp sẽ tạo cảm giác thoải mái mái về cả thể chất lẫn tinh thần cho cho người bệnh trong khi nằm viện và nhân viên y tế trong quá trình công tác. Bệnh viện phải là một môi trường an toàn cho tất cả mọi người trong đến khám, chữa bệnh, thăm nom và làm việc, cũng như cho cộng đồng xung quanh. Do vậy, thực hành tốt vệ sinh môi trường trong bệnh viện hoạt động quan trọng và cần thiết không thể thiếu được trong tất cả các cơ sở y tế.

Vệ sinh môi trường bệnh viện nhằm mục đích:

- Làm sạch môi trường trong bệnh viện

- Giảm nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

- Đảm bảo an toàn trong chăm sóc và điều trị người bệnh.

II. VỆ SINH BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG BUỒNG BỆNH

2.1.Nguyên tắc vệ sinh bề mặt, buồng bệnh, khoa phòng

Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ vệ sinh phải mang đầy đủ phương tiện bảo

hộ cá nhân: khẩu trang, găng tay, mũ, áo choàng, ủng,….

- Làm ẩm đối với mọi quy trình vệ sinh, không quét khô.

- Thu gom rác trước khi lau, vệ sinh bề mặt.

- Làm vệ sinh đi từ khu sạch nhất đến khu bẩn nhất, từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.

- Sử dụng dụng cụ vệ sinh riêng cho từng khu vực.

- Cần làm vệ sinh ngay những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao (khi có vương vãi máu hoặc các chất tiết, dịch cơ thể của bệnh nhân).

- Không làm vệ sinh tại buồng bệnh khi có nhân viên y tế đang thực hiện kỹ thuật thăm khám và điều trị.

- Sau khi làm vệ sinh, giẻ lau cần được giặt sạch, phơi khô dưới nắng.

- Khu vực nguy cơ cao cần sử dụng tải lau nhà dùng một lần, có máy giặt riêng.

- Sử dụng đúng loại dung dịch làm sạch và khử khuẩn đúng nồng độ đã quy định.

2.2. Phân vùng các khu vực vệ sinh

2.2.1. Phân loại theo vùng:

- Vùng sạch: phòng hành chính, phòng giao ban, phòng nghỉ nhân viên, nhà kho...

- Vùng kém sạch : những phòng trực tiếp có liên quan đến hoạt động khám và chữa bệnh như phòng khám bệnh, phòng thay băng, phòng chuẩn bị dụng cụ, buồng bệnh,…

- Vùng nhiễm khuẩn: phòng vệ sinh, phòng thụt rửa, phòng để đồ bẩn,….

2.2.2.Phân loại theo nguy cơ:

- Nguy cơ thấp: khu vực hành chính

- Nguy cơ trung bình: khu vực khám và điều trị.

- Nguy cơ cao: khu vực nếu không xử lý tốt có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và NVYT, cũng như có thể lây thành dịch bệnh: khu vực phòng cách ly, khoa nhiễm, khu phẫu thuật,…

2.2.3.Phân theo màu sắc:

- Màu xanh: khu vực an toàn, sạch, ít nguy cơ (văn phòng, kho sạch, nhà ăn...).

- Màu vàng: khu vực chăm sóc và điều trị, nguy cơ trung bình (buống bệnh,

buồng thủ thuật).

- Màu đỏ: khu vực lây nhiễm, nguy cơ cao (nhà vệ sinh, khu vực chứa đồ vệ sinh, nơi cọ rửa dụng cụ).

- Màu trắng: khu vực vô khuẩn (phòng mổ, phòng sinh).

2.3.Các Quy định áp dụng cho khu vực vệ sinh bề mặt môi trường chăm sóc người bệnh.

2.3.1.Quy định chung

- Mỗi bệnh viện, khoa, phòng cần có lịch vệ sinh cụ thể cho từng vùng thuộc đơn vị mình, trong đó nêu rò những nội dung cụ thể cần thực hiện, các loại phương tiện và dung dịch khử khuẩn thích hợp cho từng vùng và tên nhân viên làm việc chịu trách nhiệm tại mỗi khu vực.

- Lịch vệ sinh chung:

+ Lau sàn nhà 2 lần/ngày và khi cần.

+ Đánh cọ bồn rửa 2 lần/ngày và khi cần.

+ Đánh cọ rửa buồng tắm, nhà vệ sinh 4 lần/ngày và khi cần,

+ Lau cửa kính, cửa chớp, cửa ra vào, đèn, quạt 1 lần/tuần và khi cần.

+ Quét mạng nhện, làm sạch chân tường 1 lần/tuần.

+ Vệ sinh khử khuẩn giường và khu vực người bệnh nằm ngay sau khi người

bệnh tử vong và giữa hai người bệnh khác nhau.

+ Vệ sinh bề mặt các thiết bị, phương tiện chăm sóc người bệnh 1 lần/ngày và khi cần.

2.3.2.Quy định cụ thể cho từng khu vực Phương tiện:Phương pháp thông thường

Xe đẩy có 2 xô hoặc 3 xô

+ 1 xô đựng nước xà phòng: 30g -50g xà phòng bột /20 lít nước.

+ 1 xô đựng dung dịch khử khuẩn (ví dụ: Presept 0,014%: pha 1viên 2,5g trong 10 lít nước hoặc nước javel). Nồng độ Clo khuyến cáo để lau sàn, bề mặt thiết bị: 0.05%.

+ 1 xô nước sạch

Chổi, xẻng, túi đựng rác.

Cây lau nhà: đa năng (phải thay vải lau sau khi kết thúc từng phòng, từng khu

vực).


Dầu xả tẩy mùi hôi.

Khăn lau dùng 1 lần, thấm hút tốt.

Bột chà hoặc dung dịch chà trắng men. Bàn chải cọ chân tường nhà.

Bàn chải cọ nhà vệ sinh.

- Các phương tiện bảo hộ cá nhân: găng tay, khẩu trang, ủng, áo choàng y tế….

Phương pháp mới có sử dụng giẻ/móp sinh học

- Xe đẩy có một xô đựng hóa chất khử khuẩn, thùng đựng giẻ dơ, thùng đựng giẻ

sạch.


- Nhúng giẻ sạch vào hóa chất khử khuẩn.

- Lau trong diện tích khoảng 10 m2.

- Bỏ giẻ dơ vào thùng đựng giẻ dơ.

- Lấy giẻ sạch và lau tiếp. 2.3.3.Quy trình thực hiện: Vệ sinh phòng bệnh:

a. Sàn nhà: 2 lần/ngày hoặc khi cần.

Bước 1: Mang trang phục bảo hộ cá nhân và chẩn bị đủ phương tiện. Bước 2: Thu dọn đồ đạc trong phòng bệnh gọn gàng.

Bước 3: Lau ẩm sạch bụi và hốt rác, chú ý các góc ở dưới gầm giường, bàn con ...

Bước 4:

- Đối với khu vực không lây nhiễm:

+ Lau lần 1 với nước xà bông.

+ Lau lần 2 với nước sạch

- Đối với khu vực lây nhiễm

+ Lau lần 1 với nước xà phòng.

+ Lau lần 2 với nước sạch

+ Lau lần 3 với dung dịch khử khuẩn

- Đối với khu vực lây nhiễm đặc biệt nguy hiểm như khi có dịch cúm H5N1,

SARS,…

+ Lau lần 1 với dung dịch khử khuẩn

+ Lau lần 2 với nước xà phòng.

+ Lau lần 3 với nước sạch

Bước 5: Mang găng tháo khăn lau bỏ vào túi chuyển nhà giặt Bước 6: Đưa dụng cụ ra khỏi phòng, thu dọn.

Bước 7: Tháo găng tay và rửa tay

Cách dùng khăn (giẻ) lau nhà:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022