Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua sự truyền dẫn của lãi xuất kết quả thực nghiệm trọng khối ASEAN +3 - 7


5.5 Nhật Bản





Trước khủng hoảng

Sau khủng hoảng



Nhật Bản

Mức ý nghĩa

Nhật Bản

Mức ý nghĩa


Huy động

Ngắn hạn

52.44%

1%

2.29%

-

Dài hạn

83.69%

5%

2.58%

-

R-squared

0.171302

0.028175

D-Wstat

2.038548

1.787401



Nhật Bản

Mức ý nghĩa

Nhật Bản

Mức ý nghĩa


Cho vay

Ngắn hạn

12.23%

1%

10.42%

1%

Dài hạn

13.79%

1%

12.20%

-

R-squared

0.493459

0.135126

D-Wstat

2.173785

2.229937

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua sự truyền dẫn của lãi xuất kết quả thực nghiệm trọng khối ASEAN +3 - 7

Nhật Bản là một quốc gia giữ được lãi suất luôn ở mức thấp và khá ổn định, như kết quả cho thấy sự truyền dẫn của lãi suất được thể hiện rõ ràng nhất đối với lãi suất huy động giai đoạn trước khủng hoảng. Lãi suất cho vay dường như ít chịu ảnh hưởng của lãi suất thị trường tiền tệ (loại lãi suất chúng ta lấy làm lãi suất chính sách). Ngoài ra, đối với giai đoạn sau khủng hoảng các kết quả lại không có ý nghĩa, điều đó có thể do giai đoạn sau khủng hoảng 2008 mà chúng ta lấy mẫu là khá ngắn nên lãi suất của Nhật Bản không biến đổi nhiều do đó chưa thể có kết luận chính xác về giai đoạn này.

5.6 Singapore





Trước khủng hoảng

Sau khủng hoảng



Singapore

Mức ý nghĩa

Singapore

Mức ý nghĩa


Huy động

Ngắn hạn

20.36%

1%

1.33%

-

Dài hạn

52.78%

1%

1.54%

-

R-squared

0.555322

0.024589

D-Wstat

2.026234

2.04404



Singapore

Mức ý nghĩa

Singapore

Mức ý nghĩa


Cho vay

Ngắn hạn

10.83%

1%

0.00%

-

Dài hạn

22.12%

5%

0.00%

-

R-squared

0.48369

0.247209

D-Wstat

2.093168

2.26556

Trường hợp của Singapore cũng cho ra kết quả tương tự như của Nhật Bản, tuy nhiên mức đọ truyền dẫn đến lãi suất thì ở mức độ nhỏ hơn. Singapore được biết đến như là trung tâm tài chính lớn tại Châu Á, do đó lãi suất bán lẻ sẽ phụ thuộc


nhiều loại lãi suất khác nhau chứ không chỉ hẳn dựa và lãi suất thị trường tiền tệ, và có thể nó chỉ phụ thuộc cụ thể vào loại lãi suất chính sách khác tại Singapore. Do đó để nghiên cứu trường hợp của Singapore chúng ta cần thu thập nhiều loại lãi suất chính sách khác và giai đoạn sau khủng hoảng dài hơn.

5.7 Philippin





Trước khủng hoảng

Sau khủng hoảng



Philippin

Mức ý nghĩa

Philippin

Mức ý nghĩa


Huy động

Ngắn hạn

-0.44%

-

84.55%

1%

Dài hạn

-0.44%

-

74.58%

-

R-squared

-0.002042

0.072109

D-Wstat

2.072098

1.63783



Philippin

Mức ý nghĩa

Philippin

Mức ý nghĩa


Cho vay

Ngắn hạn

8.01%

1%

5.67%

-

Dài hạn

6.88%

1%

3.52%

1%

R-squared

0.15515

0.352986

D-Wstat

2.022388

2.209856

Các kết quả cho thấy sự truyền dẫn lãi suất tại Philippin chỉ có ý nghĩa ở một số các kiểm tra như sự truyền dẫn vào lãi suất huy động ngắn hạn sau khủng hoảng là 84% với mức ý nghĩa 1%. Đối với lãi suất cho vay thì cho thấy có ý nghĩa nhiều hơn nhưng mức độ truyền dẫn ở mức khá thấp chỉ từ 4%-8%. Từ kết quả trên chúng ta có thể nhận xét rằng lãi suất bán lẻ tại Philippin không hẳn phụ thuộc vào lãi suất thị trường tiền tệ.

5.8 Hàn Quốc





Trước khủng hoảng

Sau khủng hoảng



Hàn Quốc

Mức ý nghĩa

Hàn Quốc

Mức ý nghĩa


Huy động

Ngắn hạn

21.97%

1%

66.61%

1%

Dài hạn

41.46%

1%

108.36%

1%

R-squared

0.760024

0.50703

D-Wstat

2.282466

1.938743



Hàn Quốc

Mức ý nghĩa

Hàn Quốc

Mức ý nghĩa


Cho vay

Ngắn hạn

32.27%

1%

63.43%

1%

Dài hạn

53.23%

1%

80.78%

1%

R-squared

0.815661

0.610678

D-Wstat

1.886445

1.673155


Kết quả nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy lãi suất bán lẻ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ lãi suất thị trường tiền tệ. Với mức độ truyền dẫn đều ở mức cao và đều có ý nghĩa. Giai đoạn sau khủng hoảng có một sự gia tăng mạnh mẽ của sự truyền dẫn, đặc biệt sự truyền dẫn vào lãi suất huy động trong dài hạn thể hiện một sự truyền dẫn hoàn toàn (108%). Bên cạnh đó sự truyền dẫn vào lãi suất cho vay cũng thể hiện một sự gia tăng đáng kể từ 32 – 53% trước khủng hoảng lên 64 – 81% sau khủng hoảng.

5.9 Myanmar





Trước khủng hoảng

Sau khủng hoảng



Myanmar

Mức ý nghĩa

Myanmar

Mức ý nghĩa


Huy động

Ngắn hạn

77.09%

1%

96.18%

1%

Dài hạn

78.13%

-

94.30%

-

R-squared

0.883851

0.490616

D-Wstat

2.061077

2.002579



Myanmar

Mức ý nghĩa

Myanmar

Mức ý nghĩa


Cho vay

Ngắn hạn

44.83%

1%

100.75%

1%

Dài hạn

30.23%

1%

98.82%

-

R-squared

0.277235

0.4904

D-Wstat

2.287043

2.001524

Myanmar là một quốc gia bị cấm vận trong nhiều năm nay và chỉ mới thực hiện bình thường hóa quan hệ với Mỹ trong năm gần đây. Do đó, một nền kinh tế có thể nói là đóng cửa nhiều năm và ít có sự tác động bởi sự biến động tài chính từ phía bên ngoài thì chúng ta có thể hiểu được rằng các chính sách tiền tệ trong nước sẽ có tác động nhiều đến lãi suất bán lẻ trong nước. Như kết quả cũng cho thấy sự truyền dẫn lãi suất tại Myanmar là rất lớn và có ý nghĩa. Sự truyền dẫn vào lãi suất huy động trước và sau khủng hoảng đều ở mức cao trên 70% nhưng đối với sự truyền dẫn vào lãi suất cho vay, giai đoạn trước khủng hoảng chỉ ở mức 40% nhưng sau khủng hoảng thì thể hiện một sự truyền dẫn hoàn toàn trong ngắn hạn (101%) trong dài hạn thì không có ý nghĩa.


5.10 Việt Nam





Trước khủng hoảng

Sau khủng hoảng



Việt Nam

Mức ý nghĩa

Việt Nam

Mức ý nghĩa


Huy động

Ngắn hạn

11.43%

-

43.36%

1%

Dài hạn

17.85%

10%

74.15%

1%

R-squared

0.088427

0.475375

D-Wstat

1.923271

1.952531



Việt Nam

Mức ý nghĩa

Việt Nam

Mức ý nghĩa


Cho vay

Ngắn hạn

31.25%

1%

40.87%

1%

Dài hạn

32.54%

-

55.10%

5%

R-squared

0.1754

0.301653

D-Wstat

2.017426

2.149111

Riêng trường hợp của Việt Nam, điều chúng ta quan tâm nhất ở đây, sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động và cho vay đều ở mức độ thấp, hầu hết nhỏ hơn 50% (trừ sự truyền dẫn vào lãi suất huy động trong dài hạn – 74%). Sự truyền dẫn vào lãi suất huy động trong dài hạn giai đoạn trước khủng hoảng là 18% (ngắn hạn không có ý nghĩa) trong khi đó sự truyền dẫn vào lãi suất cho vay lại thể hiện mức độ truyền dẫn cao hơn ở mức 31%. Điều này có thể là do yêu cầu chính sách của ngân hàng nhà nước buộc các ngân hàng thương mại phải thay đổi theo lãi suất chính sách để thúc đẩy kinh tế. Như chúng ta có thể thấy trong biểu đồ lãi suất của Việt Nam từ 1997 đến 2007 thì lãi suất nhìn chung là có xu hướng giảm, do đó để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, kích thích kinh tế thì lãi suất cho vay yêu cầu phải giữ ở tỷ lệ thấp tương ứng với lãi suất điều hành của Việt Nam cũng ở mức thấp. Vì vậy, sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất cho vay của Việt Nam là cao hơn hẳn sự truyền dẫn đến lãi suất huy động. Nên nhớ một điều rằng hiện nay Việt Nam còn có tới 4 ngân hàng nhà nước (VCB, AGRI, BIDV, VIETIN) giữ vai trò dẫn đầu trong ngành ngân hàng, vì thế cũng dễ dàng hiểu được vì sao lãi suất cho vay có thể hay đổi nhanh hơn lãi suất huy động khi lãi suất chính sách có xu hướng giảm. Ngược lại, giai đoạn sau khủng hoảng từ 2008 đến 2012, lãi suất có xu hướng tăng lên.

Theo các nghiên cứu trước đây như Berger (1991) và Neuman (1992) là những người đầu tiên nghiên cứu về sự kết dính của lãi suất huy động. Họ đã tìm ra sự điều chỉnh không cân xứng trong lãi suất huy động, nghĩa là các ngân hàng điều


chỉnh lãi suất huy động tăng chậm hơn khi họ điều chỉnh lãi suất huy động giảm và họ quy kết cho quyền ảnh hưởng thị trường (độc quyền) của các ngân hàng trên thị trường tiền gửi. Mojon (2000) đã kiểm tra sự truyền dẫn trong ngắn hạn vào lãi suất huy động và cho vay tại 5 nước khu vực EU ( Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha ). Sự truyền dẫn vào lãi suất cho vay sẽ nhiều hơn khi lãi suất thị trường tăng so với khi lãi suất thị trường giảm, nhưng điều ngược lại lại đúng đối với lãi suất huy động. Chong và cộng sự (2005) đã kiểm tra lãi suất huy động có kỳ hạn khác nhau và lãi suất cho vay của cả ngân hàng thương mại và công ty tài chính ở Singapore và đã nhận ra rằng các tổ chức tài chính điều chỉnh lãi suất của họ lên chậm hơn xuống. Họ cũng chỉ ra rằng tốc độ điều chỉnh khác nhau giữa các sản phẩm tài chính và giữa ngân hàng với các công ty tài chính. Nhưng họ không thấy sự truyền dẫn hoàn toàn vào lãi suất. Các kết quả trên đều cho rằng có sự bất cân xứng đối với sự truyền dẫn đến lãi suất huy động và cho vay khi lãi suất chính sách tăng lên hay giảm xuống. Trường hợp của Việt Nam cũng phần nào thể hiện điều này khi mà lãi suất huy động tăng mạnh hơn khi lãi suất chính sách tăng lên, cụ thể mức độ truyền dẫn đến lãi suất huy động sau khủng hoảng, giai đoạn lãi suất chính sách tăng, cao hơn so với lãi suất cho vay. Tuy có biểu hiện của sự điều chỉnh bất cân xứng nhưng nó không phải là trọng tâm của bài viết này nên chúng ta sẽ không xem xét ở đây. Có điều đáng chú ý là có thể sau khi thị trường trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ nhưng không chất lượng trong giai đoạn 2006 – 2007 thì nó đã quay trở về với bản chất thực sự thì ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi suất tăng để thu hút vốn vào ngân hàng thương mại và cung cấp cho các thị trường cần vốn khác mà không muốn tiền đổ vào thị trường chứng khoán nữa. Do đó, lãi suất huy động thể hiện sự phản ứng mạnh mẽ hơn sau giai đoạn khủng hoảng cũng như sau sự đi xuống của thị trường chứng khoán. Đây cũng là một ý kiến chủ quan của bài viết này mà chưa thể có bằng chứng thực nghiệm nên đây cũng là một hướng nghiên cứu mới trong tương lai.


DR_VNA LR_VNA MR_VNA


Hình 10 : Biểu đồ lãi suất Việt Nam 1997 -2012

24


20

Hình 10 : Viêt Nam

16


12


8


4


0

1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Sự truyền dẫn của lãi suất tại Việt Nam có sự tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới và về các nguyên nhân gây nên sự truyền dẫn không hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể nêu ra thêm một số đặc điểm của thị trường tài chính – ngân hàng của Việt Nam như : quyền lực thị trường của các ngân hàng thương mại nhà nước như đã nêu ở phần trên đã làm hiệu ứng truyền dẫn không thể phản ánh hết hiệu quả của nó. Ngoài ra, các chính sách của ngân hàng nhà nước cũng như của chính phủ chưa thực sự công khai và minh bạch các nội dung, nó cũng có thể làm cho thị trường phản ứng khác đi với mong muốn của người làm chính sách khi mà thị trường tài chính Việt Nam chưa thực sự phát triển. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại cổ phần thể hiện ở chỗ thường xuyên lách trần lãi suất, gây áp lực, nắm thế chủ động khi cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn. Và vấn đề quan trọng hơn cả đó là Việt Nam đang trong quá trình hội nhập tài chính, thị trường tài chính đang phát triển nên các chính sách sẽ phải rất linh hoạt nếu muốn nền kinh tế hoạt động hiệu quả.

6. Kết luận và kiến nghị

6.1 Kết luận


Với mục tiêu ban đầu đưa ra là nghiên cứu sự truyền dẫn của lãi suất trước và sau khủng hoảng tài chính 2008, thì chúng ta đã đưa ra được một vài kết quả đáng chú ý như sau: Thứ nhất đó là sự truyền dẫn khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn. Ở


hầu hết các quốc gia đều cho thấy rằng mức độ truyền dẫn trong dài hạn lớn hơn so với mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn. Điều này cũng phù hợp với thực tế rằng, trong ngắn hạn các loại lãi suất bán lẻ cần nhiều thời gian để điều chỉnh theo sự thay đổi của lãi suất chính sách. Tuy nhiên sự truyền dẫn ở các quốc gia là không hoàn hoàn toàn(Trừ trường hợp của Malaysia, Myanmar, Indonesia, Hàn Quốc - ở một số giai đoạn nhỏ) trong khoảng thời gian trước khủng hoảng dù trong ngắn hạn hay dài hạn. Thứ hai là sự truyền dẫn khác nhau giữa thời kỳ trước khủng hoảng và thời kỳ sau khủng hoảng. Trong khi một số nước thể hiện sự hiệu quả hơn thông qua mức độ truyền dẫn cao hơn sau thời kỳ khủng hoảng thì một số nước lại cho thấy điều ngược lại. Mức độ truyền dẫn không hề tăng lên mà thậm chí còn giảm xuống đáng kể. Kết quả đáng chú ý thứ ba là mức độ truyền dẫn khác nhau giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Trong hầu hết các trường hợp mà lãi suất chính sách giảm, tỷ lệ truyền dẫn vào trong lãi suất cho vay là lớn hơn so với lãi suất huy động, ngược lại khi lãi suất chính sách tăng thì sự truyền dẫn vào lãi suất cho vay thấp hơn. Sự truyền dẫn vào lãi suất cho vay sau khủng hoảng có sự suy yếu hơn và không thấy một sự truyền dẫn hoàn toàn nào từ lãi suất chính sách sang lãi suất cho vay trước và sau khủng hoảng.

Từ những kết quả trên chúng ta có thể nhận thấy một điều khá thú vị đó là sự không đồng nhất về sự truyền dẫn lãi suất giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN +3. Thêm vào đó mức độ truyền dẫn khác nhau đến lãi suất bán lẻ cũng rất khác nhau giữa các quốc gia trong ngắn hạn hay dài hạn và trước và sau khủng hoảng. Trái ngược với kỳ vọng của chúng ta về kết quả hội nhập tài chính, điều này có thể là do thiếu sự hội nhập tài chính của các quốc gia, thiếu sự hội nhập của lĩnh vực ngân hàng và các thể chế tài chính trong khối ASEAN.

Điều này không hẳn thể hiện là sự thất bại hoàn toàn của thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng khi mà sự truyền dẫn ở mức độ thấp. Còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên sự truyền dẫn thấp như chi phí chuyển đổi, chi phí thực đơn hay cả mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng như nhiều nghiên cứu đã nhắc đến trước đây. Kết quả của bài này cũng đã cho thấy sự thiếu hội nhập tài chính của


các nền kinh tế trong khu vực. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chung của cả khối ASEAN + thì cần cân nhắc đến sự hình thành của một khối kinh tế có ngân hàng trung ương chung và đồng tiền chung của khu vực giống như đồng tiền chung châu Âu. Điều này cũng khá phù hợp khi hiện nay các nước ASEAN đang nỗ lực xúc tiến đẩy mạnh đàm phán nhằm tiến tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.


6.2 Kiến nghị


Với sự khác nhau rõ rệt của mức độ truyền dẫn của các nước thuộc khối ASEAN+3, chúng ta có thể thấy sự thiếu hội nhập trong khu vực do đó cần có những nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp thu hẹp sự khác biệt về sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ giữa các quốc gia. Điều này hướng đến hình thành khối tiền tệ chung trong tương lai và ngân hàng trung ương khu vực.

Một vấn đề đáng chú ý mà bài này chưa thể làm được đó là đánh giá sự truyền dẫn lãi suất từ lãi suất chính sách đến từng loại lãi suất bán lẻ của ngân hàng như lãi suất tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, lãi suất ngắn hạn, lãi suất dài hạn. Khi nắm rõ được cơ chế truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến các loại lãi suất bán lẻ trên thì việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ hiệu quả hơn khi nắm rõ được cơ chế truyền dẫn.

Bên cạnh việc thu thập thêm số liệu về các loại lãi suất bán lẻ thì chúng ta cũng cần làm sáng tỏ thêm mỗi loại lãi suất bán lẻ đó phụ thuộc chủ yếu vào loại lãi suất chính sách, lãi suất thị trường tiền tệ nào. Cụ thể đó là cần thu thập thêm các loại lãi suất thị trường tiền tệ như : lãi suất trái phiếu chính phủ, lãi suất tín phiếu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cơ bản. Chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia đều dựa trên một loạt các lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước hoặc chính phủ do đó phải xác định được loại lãi suất chính sách nào tác động mạnh nhất đến từng loại lãi suất bán lẻ. Khi đó, điều hành chính sách tiền tệ sẽ hiệu quả hơn.

Như đã nêu ra ở phần nhận xét của Việt Nam, đó là sự điều chỉnh bất cân xứng giữa ngắn hạn với dài hạn, giữa lãi suất huy động và cho vay. Trong bài viết này

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí