Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính - 11

+ Nếu thực thể trình bày một báo cáo riêng về lợi nhuận hoặc lỗ thì nó sẽ không được trình bày trong báo cáo lợi nhuận tổng hợp.

- Đoạn 83 được đổi thành đoạn 81B: Một thực thể phải trình bày các mục sau đây, bổ sung vào nhuận hoặc lỗ và phần lợi nhuận tổng hợp khác, như phân bổ lợi nhuận hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác cho giai đoạn:

+ Lợi nhuận hoặc lỗ trong giai đoạn cho:

a) Lợi ích cổ đông không kiểm sooát; và

b) Chủ sở hữu của công ty mẹ.

+ Thu nhập toàn diện trong giai đoạn cho:

a) Lợi ích cổ đông không kiểm sooát; và

b) Chủ sở hữu của công ty mẹ.

- Thông tin được trình bày trong phần lợi nhuận hoặc lỗ hoặc báo cáo kết quả lợi nhuận hoặc lỗ

+ Ngoài các khoản mục theo yêu cầu của IFRS khác, phần lợi nhuận hoặc lỗ hoặc báo cáo kết quả lợi nhuận hoặc lỗ các khoản mục tối thiểu phải được trình bày bao gồm:

a) Doanh thu;

a1) Lợi nhuận hoặc lỗ phát sinh từ việc chấm dứt ghi nhận tài sản tài chính được xác định theo giá trị phân bổ;

b) Chi phí tài chính;

c) Phần lợi nhuận hoặc lỗ của công ty liên doanh, liên kết hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu;

c1) Nếu một tài sản tài chính được phân loại lại để đo lường theo giá trị hợp lý, thì các khoản lãi lỗ phát sinh từ sự chênh lệch giữa giá trị ghi sổ với giá trị hợp lý tại ngày phân loại lại (theo quy định tại IFRS 9);

d) Chi phí thuế;

ea) Khoản mục trình bày chi tiết e) đã đuợc thay thế bởi ea) với nội dung: Một giá trị phản ánh tổng hợp của các trường hợp ngừng hoạt (được trình bày chi tiết trong IFRS 5)

Các khoản mục f), g), h), i) đã xóa

Thông tin được trình bày trong phần lợi nhuận tổng hợp khác:

+ Phần lợi nhuận tổng hợp khác sẽ trình bày một giá trị tổng hợp của thu nhập toàn diện khác trong kỳ, phân loại theo tính chất (bao gồm cổ phần của phàn thu nhập toàn diện khác của công ty liên doanh, liên kết hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu):

a) Không được điều chỉnh vào lợi nhuận hoặc lỗ; và

b) Được điều chỉnh vào lợi nhuận hoặc lỗ khi các điều kiện cụ thể được đáp ứng; (Đoạn 82A)

+ Một thực thể phải xuất trình các hàng mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong báo cáo lợi nhuận tổng hợp khi trình bày đó là có liên quan đến sự hiểu biết về hoạt động tài chính của đơn vị. (Đoạn 85)

+ Lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ: Một thực thể cần phải ghi nhận tất cả các khoản thu nhập và chi phí trong một chu kỳ vào phần lợi nhuận hoặc lỗ trừ khi một IFRS khác yêu cầu hoặc cho phép khác.

+ Lợi nhuận tổng hợp khác cho giai đoạn:

a) Một thực thể sẽ khai báo số tiền thuế thu nhập liên quan đến từng khoản mục lợi nhuận tổng hợp khác bao gồm cả điều chỉnh phân loại lại hoặc trong báo cáo lợi nhuận hoặc lỗ và lợi nhuận tổng hợp khác hoặc trong TMBCTC.

b) Một thực thể phải khai báo các điều chỉnh phân loại lại liên quan đến các thành phần của lợi nhuận tổng hợp khác

PHỤ LỤC 4

BÁO CÁO LỢI NHUẬN TỔNG HỢP


CHỈ TIÊU

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

A. Báo cáo lợi nhuận





1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01




2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)

10

4. Giá vốn hàng bán

11

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20= 10 – 11)

20

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

7. Chi phí tài chính

22

- Trong đó: chi phí lãi vay

23

8. Chi phí bán hàng

24

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)}

30

11. Thu nhập khác

31

12. Chi phí khác

32

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)

40

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

50

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

51

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

52

17. Lợi nhuận sau thuế TNDn (60 = 50 – 51 – 52)

60

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

70

B. Lợi nhuận tổng hợp





19. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

71




20. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

72

21. …

22. Lợi nhuận tổng hợp khác (80 = 71 + 72 + …)

80

23. Lợi nhuận tổng hợp (90 = 60 + 80)

90

- Lợi ích của cổ đông không kiểm soát

90a

- Lợi ích của cổ đông công ty mẹ

90b

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính - 11

PHỤ LỤC 5

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ THEO IASC/IASB

BCLCTT, khi được sử dụng kết hợp với các phần còn lại của BCTC, cung cấp thông tin cho phép người dùng đánh giá sự thay đổi trong tài sản ròng của một thực thể, cơ cấu tài chính của DN đó (bao gồm tính thanh khoản và khả năng thanh toán) và khả năng của DN tác động đến giá trị và thời gian lưu chuyển tiền tệ để đáp ứng với những thay đổi của các tình huống và cơ hội. Thông tin về dòng tiền mặt rất hữu ích trong việc đánh giá khả năng của DN trong việc tạo ra tiền và các khoản tương đương tiền và cho phép người sử dụng phát triển các mô hình để đánh giá và so sánh giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai giữa các DN khác nhau. BCLCTT cũng làm tăng cường khả năng so sánh của báo cáo hoạt động kinh doanh của các DN khác nhau do nó loại bỏ các tác động của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng một loại giao dịch hoặc sự kiện tương tự.

BCLCTT dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, đự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả (Đoạn 4).

Các thuật ngữ dùng trong IAS 1 (1992) được hiểu như sau:

- Tiền: bao gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn

- Tương đương tiền: các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản mà dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền biết trước và không có rủi ro đáng kể về việc thay đổi giá trị.

- Lưu chuyển tiền tệ: là luồng vào và luồng ra của tiền và tương đương tiền.

- Hoạt động kinh doanh: là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của các DN và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

- Hoạt động đâu tư: là mua và thanh lý các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không bao gồm bằng tương đương tiền.

- Hoạt động tài chính: là các hoạt động dẫn đến sự thay đổi về quy mô và kết cấu vốn chủ sở hữu và các khoản vay của đơn vị.

Tiền và các khoản tương đương tiền: các khoản vay ngân hàng thường được coi là hoạt động tài chính. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, các khoản thấu chi ngân hàng được hoàn trả theo yêu cầu là một bộ phận không tách rời của việc quản lý tiền mặt của đơn vị. Chi tiết các khoản thấu chi ngân hàng bao gồm như là một thành phần của tiền và các khoản tương đương tiền (Đoạn 8).

BCLCTT phải báo cáo các dòng tiền trong kỳ được phân loại theo hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính (Đoạn 10).

- Hoạt động kinh doanh: các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu bắt nguồn từ các hoạt động tạo thu nhập chính của DN. Do đó, chúng thường là kết quả của các giao dịch và các sự kiện khác nhau tham gia vào việc xác định lợi nhuận hay lỗ. Ví dụ các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là:

a) Tiền thu được từ bán hàng hóa, dịch vụ;

b) Tiền thu được từ tiền bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản thu khác;

c) Thanh toán tiền mặt cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

d) Thanh toán tiền mặt cho hoặc thay cho người lao động;

e) Các khoản thu tiền mặt và các khoản thanh toán bằng tiền mặt của một tổ chức bảo hiểm cho phí bảo hiểm và các yêu cầu bồi thường, các khoản tiền hưu và các lợi ích theo chính sách thỏa thuận khác;

f) Thanh toán bằng tiền mặt hoặc được hoàn thuế thu nhập trừ khi chúng có thể xác định cụ thể bằng hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư;

g) Các khoản thu và chi từ các hợp đồng được tổ chức để kinh doanh hoặc mục đích kinh doanh (Đoạn 14).

- Hoạt động đầu tư: việc trình bày riêng biệt các luồng tiền mặt phát sinh từ hoạt động đầu tư là quan trọng bởi vì các dòng tiền này phản ánh mức độ chi phí đã được thực hiện cho các nguồn nhân lực nhằm tạo ra thu nhập và các dòng tiền trong tương lai. Ví dụ về các luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là:

a) Tiền chi để mua sắm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tài sản vô hình và các tài sản dài hạn khác;

b) Tiền thu được từ bán nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tài sản vô hình và các tài sản dài hạn khác;

c) Tiền chi để mua công cụ vốn và công cụ nợ của các DN khác và tham gia vào liên doanh;

d) Tiền thu từ bán công cụ vốn và công cụ nợ của các DN khác và phần vốn góp vào liên doanh;

e) Tiền tạm ứng và cho vay đối với các bên khác (trừ các khoản tạm ứng và cho vay của tổ chức tài chính);

f) Thu tiền từ việc thanh toán tạm ứng và nhận lại khoản cho vay (trừ các khoản tạm ứng và cho vay của các tổ chức tài chính);

g) Chi tiền cho các hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi (trừ các hợp đồng nắm giữ vì mục đích thương mại);

h) Thu tiền từ hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi (trừ các hợp đồng nắm giữ vì mục đích thương mại) (Đoạn 16).

- Hoạt động tài chính: việc trình bày riêng biệt các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tài chính là rất quan trọng vì nó là hữu ích trong việc dự đoán các yêu cầu về các dòng tiền mặt trong tương lai của các nhà cung cấp tài chính cho đơn vị. Ví dụ các dòng tiền của hoạt động tài chính là:

a) Tiền thu từ việc phát hành cổ phiếu và các công cụ vốn khác;

b) Tiền chi cho chủ sở hữu để mua lại hoặc chuộc lại các cổ phiếu của DN;

c) Tiền thu từ việc phát hành các khoản vay có cầm cố, thương phiếu, trái phiếu và các khoản vay ngắn hạn hoặc dài hạn khác;

d) Chi thanh toán các khoản vay; và

e) Chi của bên đi thuê để giảm nợ phải trả liên quan đến việc thuê tài chính (Đoạn 17).

- Các luồng tiền liên quan đến ngoại tệ:

a) Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái tại ngày lập BCLCTT (Đoạn 25).

b) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các tổ chức hoạt động ở nước ngoài phải được quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán của công ty mẹ theo tỷ giá thực tế tại ngày lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Đoạn 26).

c) Lưu chuyển tiền tệ có gốc ngoại tệ được báo cáo một cách phù hợp với IAS 21 Ảnh hưởng thay đổi tỷ giá ngoại hối. Điều này cho phép sử dụng tỷ giá hối đoái tương đương với tỷ lệ thực tế. Chẳng hạn, một tỷ giá bình quân cho một chu kỳ có thể được dùng để ghi nhận các giao dịch bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, IAS 21 không cho phép sử dụng tỷ giá hối đoái vào cuối kỳ báo cáo khi chuyển đổi dòng tiền mặt của chi nhánh nước ngoài (Đoạn 27).

d) Chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện phát sinh từ thay đổi tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán không phải là các luồng tiền. Tuy nhiên, số chênh lệch tỷ giá hối đoái do quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện gửi phải được trình bày riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm mục đích đối chiếu tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ báo cáo (Đoạn 28).

- Đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết: khi hạch toán đầu tư vào công ty con hoặc công ty liên doanh, liên kết thì hạch toán theo phương pháp giá gốc hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu (Đoạn 37).

- Thay đổi quyền sở hữu trong công ty con và các DN khác: DN phải trình bày một cách tổng hợp về cả việc mua và thanh lý các công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác trong kỳ những thông tin sau:

(a) Tổng giá trị mua hoặc thanh lý;

(b) Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền;

(c) Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý;

(d) Phần giá trị tài sản và công nợ không phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý trong kỳ. Giá trị tài sản này phải được tổng hợp theo từng loại tài sản.

- Phương pháp lập BCLCTT: tổ chức phải báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng:

a) Phương pháp trực tiếp: trong đó trình bày các khoản thu gộp và tiền chi gộp chủ yếu; hoặc là

b) Phương pháp gián tiếp: theo đó lợi nhuận hoặc lỗ được đều chỉnh khỏi các tác động của các giao dịch phi tiền tệ, các khoản thu và chi tiền hoãn lại hoặc dồn tích của các hoạt động trong quá khứ hoặc tương lai và các khoản thu nhập hoặc chi phí liên quan đến các dòng tiền từ hoạt động đầu tư hoặc tài chính (Đoạn 18).

- Các giao dịch không bằng tiền: các giao dịch về đầu tư và tài chính không yêu cầu sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong BCLCTT.

- Báo cáo luồng tiền trên cơ sở thuần:

Các luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh, đầu tư hoặc tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:

a) Thu tiền và chi trả tiền thay khách hàng khi luồng tiền phản ánh các hoạt động của khách hàng chứ không phải là của DN; và

b) Thu tiền và chi tiền đối với các khoản vòng quay nhanh, số tiền lớn và kỳ hạn ngắn; (Đoạn 22)

Các luồng tiền mặt phát sinh từ mỗi hoạt động sau đây của một tổ chức tài chính có thể được báo cáo trên cơ sở thuần:

c) Nhận và trả các khoản tiền gửi có kỳ hạn với ngày đáo hạn cố định;

d) Gửi tiền và rút tiền gửi từ các tổ chức tính dụng và tổ chức tài chính khác;

e) Cho vay và thanh toán các khoản cho vay đó đối với khách hàng (Đoạn 24).

Năm 2001, IAS 7 (1992) tiếp được IASB thông qua nhưng vẫn không thay đổi.

PHỤ LỤC 6

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO THAY ĐỔI VỐN CHỦ SỞ HỮUTHEO IASC/IASB

Theo IAS 1 (1997) hệ thống BCTC ngoài BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT,

TMBCTC thì còn có báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu. Đó là một cáo cáo: phản ánh tất cả các thay đổi trong vốn chủ sở hữu hoặc phản ánh các thay đổi trong vốn chủ sở hữu trừ các thay đổi phát sinh từ việc góp vốn của chủ sở hữu hoặc phân phối cho chủ sở hữu (Đoạn 86, 87). Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu gồm các thành phần cơ bản sau:

a) Lợi nhuận hoặc lỗ cuả kỳ;

b) Các khoản doanh thu và chi phí được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu theo quy định của các CMKT khác và tổng của phần doanh thu và chi phí này; và

c) Tác động tích lũy của những thay đổi trong chính sách kế toán và điều chỉnh các sai sót trọng yếu theo các phương pháp chuẩn được quy định trong các CMKT Quốc tế số 8 “Lời hoặc lỗ thuần của kỳ kế toán, sai sót trọng yếu và các thay đổi trong chính sách kế toán”.

Ngoài ra DN khi trình bày hoặc trong báo cáo thay đổi vốn chủ ở hữu hoặc trong TMBCTC về:

d) Các giao dịch góp vốn của các chủ sở hữu hoặc phân phối cho chủ sở hữu;

e) Số dư lời hoặc lỗ lũy kế tại thời điểm đầu kỳ, thời điểm lập BCĐKT và các thay đổi trong kỳ;

f) Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của các khoản vốn góp cổ phần, thặng dư vốn cổ phần và các loại quỹ khác vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ, tách riêng theo thay đổi của từng sự biến động. (Đoạn 86)

Năm 2001, IASB được thành lập thay thế cho IASC. bản IAS 1 (1997) được thông qua, không có thay đổi. Năm 2003 và 2005 IAS 1 có một số những thay đổi nhưng về báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu vẫn giữ nguyên.

Năm 2007, IAS 1 (2005) tiếp tục được sửa đổi – IAS 1 (2007) thay đổi các nội dung sau: Một thực thể phải trình bày một báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu theo các thông tin sau:

a) Tổng thu nhập toàn diện của kỳ kế toán, trình bày riêng biệt trên tổng số tiền do chủ sở hữu của công ty mẹ và phần phân bổ cho cổ đông không kiểm soát;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022