Tổng Quan Về Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Cá Nhân Đối Với Chất

4.3 Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu


Để có thể xác định kích cỡ mẫu, hiện nay có 2 công thức được sử dụng phổ biến

là: xác định kích cỡ mẫu theo trung bình và xác định kích cỡ mẫu theo tỉ lệ.


Phương pháp xác định kích cỡ mẫu theo tỷ lệ thường được sử dụng trong các nghiên cứu có tổng thể được chia làm hai phần đối lập riêng biệt, các nghiên cứu có sử dụng thang đo tỷ lệ (ML) hoặc các nghiên cứu sử dụng kiểm định tỷ lệ tổng thể.

Phương pháp xác định kích cỡ mẫu theo trung bình lại được sử dụng khá phổ biến bởi việc tính toán khá đơn giản, không yêu cầu về thang đo, xử lý dữ liệu như phương pháp xác định kích cỡ mẫu theo tỷ lệ, chỉ cần có một quá trình điều tra thử để tính giá trị độ lệch chuẩn thì có thể áp dụng công thức này.

Hai phương pháp trên đều là những công thức đã được xây dựng và kiểm nghiệm qua rất nhiều đề tài trong và ngoài nước nên hai phương pháp đều có mức độ tin cậy cao.

Phương pháp xác định kích thước mẫu


Trong nghiên cứu này, để đảm bảo kích thước quan sát phục vụ nghiên cứu và tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, đề tài áp dụng công thức xác định kích cỡ mẫu theo tỷ lệ với kích cỡ mẫu thích hợp là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Mô hình nghiên cứu sẽ gồm 23 biến quan sát. Do đó lượng mẫu tối thiểu sẽ là:

n = 23*5 = 115 (khách hàng)


Để đảm bảo tính đại diện cao cho đề tài nghiên cứu, đề tài triển khai khảo sát thăm dò ý kiến 125 khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế bao gồm cả khách hàng đến giao dịch tại quầy.

4.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu


4.4.1. Thống kê mô tả


Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính

cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác

nhau. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Dữ liệu đã mã hóa được xử lý với kỹ thuật Frequency của SPSS để tìm ra các đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

4.4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha


Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là hệ số cho phép đánh giá mức độ phù hợp khi đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu. Tuy nhiên hệ số tin cậy chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; để biết được biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo để loại bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại chúng ta sẽ dựa vào hệ số tương quan biến tổng.

Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo.

Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là:

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:


α >= 0,9: Thang đo nhân tố rất tốt

0,9 > α >= 0,8: Thang đo nhân tố tốt

0,8 > α >= 0,7: Thang đo nhân tố chấp nhận được

0,7 > α >= 0,6: Thang đo nhân tố chấp nhận được với các nghiên cứu mới

0,6 > α >= 0,5: Thang đo nhân tố là không phù hợp

0,5 > α: Thang đo nhân tố là không phù hợp


4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA


Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một bước rất quan trọng khi thực hiện phân tích dữ liệu định lượng bằng SPSS trong một bài luận văn, nghiên cứu khoa học, là phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến

đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn.

Các tiêu chí trong phân tích EFA


Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO

≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Chúng ta cần lưu ý, điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau. Điểm này liên quan đến giá trị hội tụ trong phân tích EFA được nhắc ở trên. Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại. Theo Hair & ctg (2009, 116), Multivariate Data Analysis, 7th Edition thì:

+ Factor Loading ở mức ± 0,3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại.


+ Factor Loading ở mức ± 0,5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.


+ Factor Loading ở mức ± 0,7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.


Tuy nhiên, giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading cần phải phụ thuộc vào kích thước mẫu. Trên thực tế, việc nhớ từng mức hệ số tải với từng khoảng kích thước mẫu là khá khó khăn, do vậy người ta thường lấy hệ số tải 0.5 làm mức tiêu chuẩn với cỡ mẫu từ 120 đến dưới 350; lấy tiêu chuẩn hệ số tải là 0.3 với cỡ mẫu từ 350 trở lên.

4.4.4. Phân tích hồi quy tương quan


Mô hình hồi quy có dạng:


Y = β0 + β1X1 + β2X2 +…+ βkXi + ei


Trong đó:


Y: Biến phụ thuộc (Sự hài lòng)


β0: hệ số chặn (hằng số)


βk: hệ số hồi quy riêng phần


Xi: các biến độc lập trong mô hình (Sự tin cậy, sự đồng cảm, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình)

ei: biến độc lập ngẫu nhiên


Theo mô hình hồi quy, dựa vào hệ số Beta chuẩn với mức ý nghĩa Sig. tương ứng ta có thể xác định được các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình và ảnh hưởng với mức độ ra sao.

4.4.5. Kiểm định giá trị trung bình One Sample T-test


Phương pháp kiểm định T-Test (kiểm định sự khác biệt) được sử dụng trong kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể với một giá trị cho trước, hoặc kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình giữa hai tổng thể. Khi sử dụng

phần mềm thống kê, chúng ta sử dụng cách tiếp cận mức ý nghĩa quan sát (Sig) để

chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết ban đầu. Kiểm định giả thiết:

H0: µ = Giá trị kiểm định (Test Value) H1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test Value)

Trong phần mềm SPSS, với mức ý nghĩa α = 0,05


Sig. (2-tailed) ≤ 0,05 : Bác bỏ giả thuyết H0


Sig. (2-tailed) > 0,05 : Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 Trong thống kê, T-Test được chia thành 3 loại thông dụng, bao gồm:

+ One-Sample T-Test


+ Independent Samples T-Test


+ Paired Sample T-Test


3 loại T-Test trong thống kê và mục đích sử dụng của từng loại:

- One-Sample T-Test: Dùng để so sánh giá trị trung bình của một tổng thể với một giá trị cụ thể nào đó.

- Independent Samples T-Test: là một thử nghiệm thống kê kiểm định xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các phương tiện trong hai nhóm thống kê không liên quan hay không. Để biết được giữa hai nhóm này, nhóm nào có mức độ hài lòng cao hơn ta sẽ dùng phương pháp kiểm định Independent Samples T-Test.

- Paired Sample T-Test: Phương pháp paired samples t-test được sử dụng cho mục đích so sánh sự biến đổi từng cặp giá trị trước khi và sau khi có một tác động gì đó (so sánh xem trước và sau có sự khác biệt hay không).

4.4.6. Quy trình nghiên cứu


NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

CRONBACH’S ALPHA

THANG ĐO CHÍNH THỨC

+ Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Alpha.


+ Loại các biến không phù hợp.


+ Đánh giá độ tin cậy các loại thang đo.


+ Loại các biến thang đo.




THANG ĐO NHÁP



CƠ SỞ LÝ THUYẾT



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế - 3



THẢO LUẬN

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA

+ Phân tích các nhân tố khám phá EFA.


+ Kiểm tra sự hội tụ của các biến.

PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN

TÍNH BỘI

BÁO CÁO

ĐIỀU CHỈNH

Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu

4.4.7 Bố cục đề tài


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương 1: Tổng quan về sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất

lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế.


Chương 2: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng cá nhân về việc sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế.

Chương 3: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ


1.1. Cơ sở lý luận


1.1.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng và khách hàng cá nhân

1.1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của dịch vụ


Khái niệm dịch vụ:


Dịch vụ là những sản phẩm kinh tế gồm công việc dưới dạng lao động thể lực, quản lý, kiến thức, khả năng tổ chức và những kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và tổ chức.

Theo Philip Kotler (1995): “Dịch vụ là mọi hành động và kêt quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.”

Theo Luật giá năm 2013: Dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không hề tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động cung ứng dịch vụ rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là những dịch vụ tiêu dùng như ăn uống, máy móc gia dụng, sửa chữa nhà cửa hay các dịch vụ công cộng như cung ứng điện, nước và vệ sinh đô thị. Cũng có thể là những dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh như ngân hàng, vận tải, bảo hiểm.

Bản chất dịch vụ:

Bản chất của dịch vụ bao gồm 3 đặc tính sau đây:

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí