VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
LÂM NGHĨA HÒA
QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VÒ THỊ KIM OANH
LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn thạc sỹ “Quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự từ thực tiển tỉnh Bình Dương” là kết quả của một quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng những tri thức được học trong suốt quá trình học tại trường Học viện Khoa học Xã Hội Kết quả này không chỉ là sự phấn đấu của bản thân mà còn có sự trợ giúp của quý Thầy, Cô đã hết lòng tận tụy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian qua.
Học viên xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô tại Học viện Khoa Học Xã Hội đặc biệt là TS. Vò Thị Kim Oanh đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học và nội dung đề tài.
Sở Tư pháp, Tòa án, các cán bộ quản lý trong ngành tư pháp, tòa án tại tỉnh Bình Dương vì những lời đánh giá quý báu và sự giúp đỡ trong việc thu thập dữ liệu cho luận văn này. Nghiên cứu này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ, ủng hộ từ tất cả các ban ngành tỉnh Bình Dương
Đồng cám ơn gia đình và những người bạn thân vì những sự giúp đỡ to lớn và ủng hộ nhiệt tình, động viên tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 03 năm 2020
Học viên cao học
Lâm Nghĩa Hòa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI
TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 7
1.1Một số vấn đề lý luận về quyền của người bị buộc tội trong giai
đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự 7
1.2Quy định pháp luật tố tụng hình sự về quyền của người bị buộc
tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự 24
Kết luận chương 1 35
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ
THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNGVÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 37
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật tố tụng hình sự về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra từ thực tiễn
tỉnh Bình Dương 38
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của pháp luật tố tụng hình
sự về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra 56
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO xi
PHỤ LỤC xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nội dung | |
BLTTHS | Bộ luật Tố tụng hình sự |
CQĐT | CQĐT |
VKS | VKS |
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2
- Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Về Quyền Của Người Bị Buộc Tội Trong Tths
- Mối Quan Hệ Giữa Quyền Của Người Bị Buộc Tội Trong Giai Đoạn Khởi Tố, Điều Tra Vụ Án Hình Sự Với Một Số Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Luật Tố Tụng
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
DANH MỤC HÌNH
Hình 2 1: Bản đồ hành chánh tỉnh Bình Dương 37
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 1: Số lượng người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2014 đến năm 2018 39
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1: Trung tâm hành chính tại thành phố mới tỉnh Bình Dương xiv
Ảnh 2: Trụ sở viện Kiểm soát Nhân dân tỉnh Bình Dương xv
Ảnh 3: Trụ sở Công an tỉnh Bình Dương xvi
Ảnh 4: Trụ sở tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương xvii
Ảnh 5: Bệnh viên y học cổ truyền tỉnh Bình Dương xviii
Ảnh 6: Nhà thờ Chánh tòa tỉnh Bình Dương xix
Ảnh 7: Công viên Phú Cường tỉnh Bình Dương xx
Ảnh 8: Chợ Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương xxi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người nói chung và quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự nói riêng là giá trị cốt lòi được ghi nhận, bảo đảm trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên như: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Bảo quyền con người của người bị buộc tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và trong giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện trong các văn kiện của Đảng như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận, bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng. Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó quyền con người được tôn trọng và bảo vệ ở mức độ cao nhất. Quyền con người là một giá trị cốt lòi, trong tố tụng hình sự quyền con người của người bị buộc tội lại là quyền dễ bị xâm phạm và tổn thương nhất và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng nhất khi khi ở thế yếu trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.
Quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự đã được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định và bảo đảm thực hiện các quyền này ở nhiều mức độ khác nhau. Khi tham gia vụ án trong giai đoạn khởi tố, điều tra, người bị buộc tội được bảo đảm các quyền con người cơ bản chung giống như những công dân bình thường khác, bên cạnh đó người bị buộc tội cũng được đảm bảo các quyền tố tụng phù hợp với địa vị pháp lý của họ để họ có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi pháp luật còn quy định những quyền tố tụng riêng, phù hợp với đặc điểm nhân thân nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nhìn chung các
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra đã tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm quyền này trên thực tế. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tác giả nhận thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về quyền của người bị buộc tội như: chưa quy định một số quyền cho người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố điều tra, một số quyền quy định nhưng chưa có cơ chế đảm bảo thực hiện có hiệu quả trên thực tế, chưa có quy định cụ thể để đảm bảo các quyền đặc thù của người bị buộc tội dưới 18 tuổi…
Thực tiễn khởi tố, điều tra trong những năm gần đâycho thấy, mặc dù pháp luật đã quy định khá chặt chẽ và tương đối đầy đủ, nhưng quyền của người bị buộc tội vẫn chưa thực sự được tôn trọng và thực hiện một cách triệt để làm giảm uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây bất bình trong dư luận. Tỉnh Bình Dương những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân cũng được phát triển. Trong bối cảnh đó, tình hình trấn áp, xử lý tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị xã hội được đề cao, nhiều loại tội phạm phức tạp cũng xuất hiện. Từ bắt, tạm giữ, điều tra, truy tố, xét xử một vụ án hình sự là một quá trình dài để buộc tội, kết án đối với những chủ thể bị buộc tội khác nhau. Việc đảm bảo quyền của những chủ thể bị buộc tội này là rất cần thiết để hoạt động tố tụng tiến hành đúng pháp luật, khởi tố, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội và đảm bảo việc không để làm trái, làm sai pháp luật, xâm phạm đến quyền của những người bị buộc tội. Bởi các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài "Quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Dương" làm luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay, trong khoa học pháp lý của nước ta, qua hoạt động nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan ở những góc độ và mức độ khác nhau đối với vấn đề quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra. Vì người bị buộc tội là những người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ rất dễ bị xâm phạm trong giai đoạn này. Thực tiễn hiện nay, đa phần các công trình nghiên cứu khoa học cũng như các bài viết của các tác giả chủ yếu viết về
quyền cơ bản của người bị tạm giam, tạm giữ, hay quyền cơ bản của bị can, bị cáo, chưa tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể về quyền của người bị buộc tội nói chung trong tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng các quyền đó
Mặc dù luật Tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) đã quy định: “Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” nhưng trên thực tế, mỗi địa phương lại có cách hiểu, cách giải thích khác nhau dẫn đến việc áp dụng các quy định về quyền của người bị buộc tội nhiều khi không đúng, gây ra tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự. Liên quan đến vấn đề này, rất nhiều công trình có nội dung đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự nói riêng. Cụ thể có nhiều công trình, bài tham luận như:
“Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam” Nxb ĐHQG TP.HCM, 2010, của TS Vò Thị Kim Oanh (Chủ biên): “Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, của PGS.TS. Trần Ngọc Đường; cuốn sách “Bảo đảm quyền, lợi ích hợp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, của TS. Trần Quang Tiệp; Luận án tiến sỹ “Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam” của Nguyễn Huy Hoàng, Hà Nội, bảo vệ năm 2005; Luận án tiến sỹ “Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam” của Lại Văn Trình, TP Hồ Chí Minh, bảo vệ năm 2011; LS, PGS.TS Phạm Hồng Hải với cuốn sách “Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội”
“Bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tiến Đạt; Bài nghiên cứu “Bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong TTHS Việt Nam”. Tạp chí Luật học số 3/2011 của PGS. TS Hoàng Thị Minh Sơn…
Nhìn chung đã có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản về bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người bị buộc tội nói riêng. Các tác giả cũng đã phân tích làm rò quyền con người của ngươì bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, một số tác gia ̉đi sâu nghiên cứu và các nguyên tăć của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến quyền con người của người bị buộc tội. Tuy vậy, tác giả nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra từ thực tiễn địa bàn tỉnh Bình Dương, vì vậy đây là định