Quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2

hướng nghiên cứu mới của luận văn này. Để thực hiện luận văn tác giả đã lựa chọn, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích của nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận, trên cơ sở khảo sát thực tiễn, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước về bảo vệ quyền con người trong TTHS đặc biệt là bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong các giai đoạn tố tụng hình sự theo quy định của bộ luật TTHS. Qua đó làm sáng tỏ quy định của pháp luật cũng như những hạn chế, bất cập, và đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường đảm bảo quyền con người của người bị buộc tội ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự trong pháp luật TTHS Việt Nam từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:

Làm rò khái niệm về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

Làm sáng tỏ các quy định của BLTTHS Việt Nam hiện hành về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

Đánh gia thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014-2018

Đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; số liệu báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền về việc áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; phân tích, làm sáng tỏ các quy của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2015 về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương; đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác nhằm nâng cao.

+ Không gian: tác giả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương

+ Thời gian: Luận văn có đối tượng nghiên cứu là quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Dương trong 5 năm (2014-2018).

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Để hoàn thành Luận án và để giải quyết các yêu cầu của Luận án tác giả sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 26/05/2005 của Bộ chính trị.về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài dựa trên các số liệu thực tiễn có liên quan của các cơ quan trong quá trình điều tra, khởi tố, truy tố vụ án hình sự tại tỉnh Bình Dương. Mặc khác tác giả cũng sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra tác giả đề tài cũng tham khảo một số công trình nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước đây và các văn bản pháp luật về TTHH của nước ta để làm rò các vấn đề nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Cung cấp cho khoa học pháp lý một số các vấn đề lý luận chung về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

Làm rò những quyền cơ bản của người bị buột tội trong giai đoạn điều tra khởi tố vụ án hình sự.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá, luận văn cũng đưa ra những giải pháp, kiến nghị để bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự trong luật TTHS Việt Nam

Luận văn làm rò những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra được ghi nhận trong Luật TTHS Việt Nam, để hạn chế, khắc phục oan, sai, động thời không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội.

Trong nội dung nghiên cứu, đề tài sẽ làm rò những vấn đề lý luận, vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra và thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định này trên thực tế. Vì vậy, đề tài có thể được tham khảo trong hoạt động lập pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra, cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành đề tài cũng sẽ cung cấp cho khoa học pháp lý các nội dung lý luận về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra. Đề tài sẽ cung cấp thông tin để làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, học viên, sinh viên và những người khác có quan tâm đến nội dung này.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 02 chương.

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp lý về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Dương và giải pháp nâng cao.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1 Một số vấn đề lý luận về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

1.1.1. Khái niệm về quyền của người bị buôc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Quyền con người là một thuật ngữ xuất hiện từ lâu đời trong các văn kiện quốc gia hay quốc tế. Tuy nhiên, thực chất thì chưa có một khái niệm thống nhất nào về quyền con người. Ở góc độ quốc tế, khái niệm về quyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu như sau: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người. Ở Việt Nam, quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của con người, được ghi nhận, bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.Như vậy mặc dù không có khái niệm chung, nhưng cách hiểu về quyền con người vẫn có nét tương đồng đó là quyền con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Quyền con người là khái niệm ra đời gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và khi xã hội có sự phân chia giai cấp, khi có sự vi phạm đến quyền con người thì lúc này quyền con người mới được đặt ra.

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học-kỹ thuật, vấn đề nhân quyền ngày càng được quan tâm và hoàn thiện hơn hết. Đó không còn chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Việt Nam cũng là một quốc gia đã tham gia vào nhiều văn kiện, điều ước quốc tế về bảo vệ quyền con người. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước hiện nay, bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế thì các quyền của con người càng cần được tôn trọng và bảo vệ. Yêu cầu này không chỉ được đảm bảo về mặt xã hội mà còn cả về mặt pháp lý, quyền con người phải được bảo vệ bằng luật pháp.

Việt Nam luôn tích cực tham gia các Điều ước và hoạt động về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Chỉ thị 12/TW của Ban Bí Thư, ngày 12/7/1992 khẳng định: Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại. Do đó chúng ta cần phải bảo vệ thành quả này trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung, quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì trong lĩnh vực này, quyền con người dễ bị xâm phạm, dễ bị tổn thương và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về vật chất, thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng và ghi nhận các quyền của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là quyền con người của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

Mục tiêu của quá trình tố tụng hình sự là đảm bảo cho việc phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ trên, BLTTHS đã quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án; quy định quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quá trình giải quyết vụ án hình sự bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm đến khi vụ án được giải quyết xong. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau trong đó khởi tố, điều tra vụ án hình sự là những giai đoạn đầu của quá trình tố tụng hình sự. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm xác định tội phạm,

người thực hiện hành vi phạm tội, cũng như làm sáng tỏ các vấn đề có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền với người tham gia tố tụng, trong đó có người bị buộc tội. Ở Việt Nam, thuật ngữ người bị buộc tội là thuật ngữ mới được quy định trong BLTTHS 2015, tại điểm đ khoản 1 Điều 4 liệt kê người bị buộc tội gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Để rò hơn về khái niệm người bị buộc tội chúng ta sẽ làm rò các khái niệm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong đó, pháp luật hiện hành không định nghĩa thế nào là người bị bắt, tuy nhiên có thể hiểu người bị bắt là người bị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắtngười theo quy định pháp luật. Theo quy định tại Điều 58 BLTTHS năm 2015 người bị bắt bao gồm người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt trong trường hợp truy nã.

Về khái niệm người bị tạm giữ, tại khoản 1 Điều 59 BLTTHS 2015 quy định:“Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ”, pháp luật đã đưa ra định nghĩa đối với người bị tạm giữ.

Về khái niệm bị can được quy định tại khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2015 như sau:“bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này”, còn bị cáo được luật quy định như sau “bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này”.

Từ những quy định trên, ta nhận thấy người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can (không bao gồm tư cách bị cáo vì tư cách bị cáo xuất hiện trong giai đoạn xét xử khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử của thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa). Đồng thời, theo quy định của BLTTHS năm 2015 người bị buộc tội trong quá trình tố

tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án nói riêng chưa phải là người có tội vì không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật. Người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự là người bị tình nghi phạm tội, trong quá trình giải quyết vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án.

Quyền con người của người bị buộc tội nói chung và quyền con người của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng là một vấn đề luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 quyền con người được sắp xếp tại Chương 2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đứng sau Chương 1 về Chế độ chính trị. Điều này chứng tỏ việc bảo đảm các quyền con người ngày càng được Đảng, Nhà nước đề cao và đặc biệt quan tâm.

Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử, Nhà nước luôn có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Những quyền cơ bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Một trong các hình thức thực hiện quyền cơ bản của công dân được Nhà nước đảm bảo thực hiện là quyền được bảo vệ trước cơ quan pháp luật.Hiện nay, trong BLTTHS không xây dựng khái niệm chính thức về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên, quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự là một chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự, vì vậy cần làm sáng tỏ từ góc độ lý luận để làm tiền đề cho việc đảm bảo quyền, lợi ích cho người bị buộc tội trong các giai đoạn tố tụng này.

Theo từ điển tiếng Việt khái niệm quyền như sau: quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi, đây là khái niệm chung về quyền. Quyền là những điều không chỉ pháp luật mà còn cả cộng đồng xã hội công nhận cho được hưởng, được làm và người có quyền được đòi hỏi các chủ thể khác có trách nhiệm đáp ứng, đảm bảo cho họ được hưởng, được làm các quyền đó. Trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, tùy thuộc vào địa vị tố tụng và giai đoạn tố tụng khác nhau mà người bị buộc tội được pháp luật quy định cho họ được hưởng, được làm những điều nhất định. Cơ quan có thẩm quyền có trách

nhiệm phải bảo đảm cho người bị buộc tội được hưởng, được làm những điều đó. Nếu cơ quan có thẩm quyền không đảm bảo hoặc đảm bảo không đầy đủ thì người bị buộc tội được đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo cho họ.

Theo từ điển Luật học khái niệm quyền được hiểu như sau: quyền là những việc mà một người được làm mà không bị ai ngăn cản, hạn chế. Theo khái niệm này thì quyền cũng được hiểu là những việc mà một chủ thể nào đó được làm mà không bị ai ngăn chặn và hạn chế. Khái niệm này cũng được xây dựng dựa trên một số thuộc tính cơ bản, đặc trưng nhất của quyền. Tuy vậy, đây là khái niệm chung về quyền nên những đặc điểm riêng về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự chưa được sử dụng trong khái niệm này.

Như vậy, khái niệm về quyền theo các quan điểm trên được tiếp cận ở góc độ chung. Theo logic học, để xây dựng khái niệm về một đối tượng cụ thể cần phải dựa trên những đặc điểm đặc trưng về đối tượng đó. Vì vậy, dựa trên những đặc điểm về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự(chủ thể của quyền, giai đoạn tố tụng, cơ sở pháp lý, nội dung, chủ thể có trách nhiệm đảm bảo) có thể rút ra khái niệm về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự như sau:

“Quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự là những việc pháp luật tố tụng hình sự quy định cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can được hưởng, được làm, được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đảm bảo thực hiện trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự”.

1.1.2. Đặc điểm về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Trên cơ sở khái niệm về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự đã trình bày ở trên, có thể rút ra các đặc điểm đặc trưng về quyền của người bị buộc tội trong các giai đoạn tố tụng này như sau:

- Quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự là một bộ phận cấu thành địa vị pháp lý bên cạnh nghĩa vụ của họ

Theo lý luận chung về pháp luật, bất kỳ một quan hệ pháp luật nào cũng được tạo thành bởi ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật. Quan

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022