Quốc triều hình luật – các giá trị nhân văn, tiến bộ và sự kế thừa trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay - 13


phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.” Hay điểm h, điều 46 BLHS 1999 về Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Quy định về nghị hiền của QTHL giúp cho mọi thành viên trong xã hội thấy được ý nghĩa của việc ở hiền gặp lành, sống lương thiện để được hưởng những ưu ái khi chẳng may phạm phải điều cấm của pháp luật và cũng là một biện pháp nhằm tuyên truyền, phổ biến tư tưởng nhân văn của nhà nước.

Ngoài bát nghị, QTHL còn quy định một vài trường hợp được giảm tội như cho con cháu hiếu thảo chịu hình phạt gậy, roi thay cho ông bà, cha mẹ: “Con cháu thay thế cha mẹ hay ông bà chịu tội đánh roi hoặc đánh trượng, đều được giảm một bậc.” (điều 38). Quy định này cho thấy nếu ông bà, cha mẹ phạm tội mà con cháu có lòng hiếu thảo chịu tội thay thì pháp luật sẽ cho giảm tội. Như vậy, con cháu có thể đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của ông bà cha mẹ, tăng tính giáo dục truyền thống yêu thương, đùm bọc, sống có trách nhiệm với nhau của các thành viên trong gia đình.

- Lượng hình: Quan xét án cần phân biệt một số trường hợp:

Lỗi vô ý hoặc cố ý theo tinh thần điều 47: “tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ.” Nguyên tắc này cho thấy pháp luật triều Lê coi trọng việc tha thứ cho người lầm lỡ để họ có cơ hội ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình và giáo dục nhân dân sống lương thiện, tuân thủ pháp luật. Quy định này là nền tảng cho các chế định về tha tội cho người tự thú tại các điều 18, 19, 20 của QTHL: “Phàm phạm tội chưa bị phát giác mà tự thú trước thì được tha tội…Phạm tội nhẹ đã bị phát giác mà lại thú cả tội nặng nữa, nhân hỏi về tội đương xét mà lại thú thêm các tội khác nữa thì được tha cả mọi tội…” (điều 18); “Phàm ăn trộm tài vật của người mà sau lại tự thú với người mất của, thì cũng coi như là thú ở cửa quan.” (điều 19); “Phàm làm


công việc có sai sót mà biết tự thú thì được miễn tội. Những người bị liên quan, mà một người biết tự thú cáo giác, thì cả mọi người đều được giảm tội một bậc..." (điều 20) [64, tr.42]. Về cơ bản, quan điểm này thể hiện cao nhất tư tưởng Nho giáo của nhà lập pháp là dùng đức giáo hoá thần dân để họ sống chuẩn mực theo những tiêu chí đã định trước.

- Về tội phạm

QTHL quy định nhiều hành vi là tội phạm nhưng trong BLHS hiện nay lại chưa được quy định. Điều 539 QTHL quy định tội xui giục là một tội danh độc lập trong mọi trường hợp: “xui giục cho người ta không biết mà phạm pháp...cùng là để cho người ta phạm pháp, rồi bắt hay tố cáo... chủ ý để lấy thưởng, hay vì hiềm khích mà xui giục... thì cùng bị xử tội như người phạm pháp" [64, tr.193]

Ngăn ngừa tình trạng phạm tội, nhà lập pháp triều Lê đã quan tâm đến những trường hợp xúi giục người khác phạm tội để trục lợi (lấy thưởng) hay vì thù oán (hiềm khích) nhằm thoả mãn mưu đồ cá nhân trong khi bản thân người phạm tội không muốn hay không có ý định phạm tội. Với quy định này, nhà lập pháp đã ngăn ngừa rất nhiều loại chủ thể có ý định phạm tội, họ có thể là quan lại nhà nước (có quyền bắt người) hoặc là người dân bình thường (đi tố cáo) thực hiện hành vi xúi giục. Để ngăn ngừa có hiệu quả loại tội phạm này, nhà lập pháp còn áp dụng chế tài xử tội như người phạm pháp đối với bất cứ ai có hành vi xúi giục người khác phạm tội. Theo đó, kẻ có ý định xúi giục người khác phạm tội (vì bất cứ lý do nào) đều phải hiểu rằng mình sẽ bị xử lý như kẻ trực tiếp gây ra hành vi thực tế để buộc phải từ bỏ ý định đó. Trên thực tế, loại tội phạm này rất phổ biến trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực có sử dụng công quyền. Có rất nhiều trường hợp phạm tội khi bị bắt thì người phạm tội khai nhận là có sự xúi giục hay “bật đèn xanh” của chính những đồng nghiệp, người thân hay cấp trên... để phạm tội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


Khác với luật hình sự hiện đại khi quy định về tội phạm rất khái quát, gồm các dấu hiệu chung đặc trưng cho nhóm tội phạm, trái lại trong QTHL tội phạm được quy định rất tỷ mỷ, chi tiết qua cách miêu tả từng trường hợp phạm tội với tất cả các tình tiết làm tăng hay giảm hình phạt (điều 466): “Nếu đâm chém bị thương và làm đứt gân chột 2 mắt, đoạ thai thì xử tội lưu đi châu ngoài; đánh gãy chân tay mù một mắt, thì phải tội lưu đi châu xa.” [64, tr.169]. Cách liệt kê này rất chi tiết và kèm theo hình phạt tương ứng nên thể hiện tính rò ràng, cụ thể của luật. Điều này khiến cho các quan chức nhà nước khi xét xử không thể tự tiện giảm nhẹ hay tăng nặng hình phạt, vì vậy mà hạn chế thấp nhất khả năng phát sinh những tiêu cực trong xử án. Sự công phu và nghiêm túc của nhà lập pháp Lê sơ ở đây đã phản ánh tinh thần vô luật bất thành hình và nó là nội dung tiếp theo của quy định 683 QTHL: “Các quan xử án, trong các bản án, chỗ luận tội phải dẫn đủ chính văn và cách thức của luật lệnh; làm trái thì bị xử phạt. Tự ý mình xét xử thì bị biếm một tư. Nếu có thêm bớt thì xử theo luật thêm bớt tội người” [64, tr.232].

Quốc triều hình luật – các giá trị nhân văn, tiến bộ và sự kế thừa trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay - 13

Như vậy, QTHL khẳng định nguyên tắc chỉ có những tội quy định trong luật và hình phạt tương ứng mới được áp dụng cho tội phạm. Khi xét xử, quan viên phải căn cứ vào hành vi phạm tội, đối chiếu với các quy định trong luật để áp dụng hình phạt. Quy định này không cho phép bất cứ ai được vận dụng tuỳ tiện theo ý để làm tăng nặng hay giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội. Việc không dẫn đúng chính văn để làm trái luật là hành vi làm rối loạn kỷ cương phép nước, vô hiệu hoá các quy định của pháp luật. Với những vị quan xử án không tuân thủ quy định này sẽ bị áp dụng chế tài nghiêm khắc. Về cơ bản điều luật này trùng khớp với Điều 722 của QTHL: “Hình quan định tội danh, chiểu trong luật đã có chính điều, lại tự ý thêm bớt bậy, hay viện dẫn điều khác, để tuỳ ý xử nặng nhẹ, thì bị xử nặng hơn tội thêm bớt tội người một bậc” [64, tr.244]. Tuy nhiên, trong trường hợp điều luật tối nghĩa hay


chưa có quy định thì phải cho phép người áp dụng luật được vận dụng theo ý kiến cá nhân nhưng theo chiều hướng có lợi cho người phạm tội: “Nếu xét những tội có điều nghi ngờ, thì cứ chiếu theo tội đó mà cho giảm” (điều 708) [64, tr.240]. Quy định như trên đây đã cho thấy, nhà Lê sơ rất quan tâm đến vai trò cũng như trách nhiệm của người vận dụng pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người phạm tội. Trong đó nhà lập pháp luôn tìm cách hạn chế và ngăn ngừa những hành vi tuỳ tiện của quan xử án gây thiệt hại cho người phạm tội và rối loạn pháp chế nhà nước.

Tội phạm trong QTHL được sắp xếp thành các nhóm khác nhau, tương đối quy củ và có cách xử lý nhân văn, tiến bộ phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Tội thập ác: Gồm 10 loại tội được cho là nghiêm trọng nhất xâm hại đến những quan hệ xã hội quan trọng do QTHL điều chỉnh như sự an nguy của nhà nước, của nhà vua, của gia đình…Người phạm 1 tội trong thập ác dù thuộc bát nghị cũng không được chiếu cố và không cho phép áp dụng biện pháp chuộc tội bằng tiền. Nhóm tội phạm này thường liên quan đến các tiêu chí đạo đức của Nho giáo. Trong 10 tội ác này, đáng chú ý là các tội Mưu phản (mưu mô làm nguy đến xã tắc), Mưu bạn (là mưu phản nước theo giặc), Ác nghịch (đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ, bác, chú, thím, cô, anh, chị, em, ông bà ngoại, chồng, ông bà cha mẹ chồng), Bất đạo (giết một nhà ba người không đáng tội chết, giết người chặt thây ra từng mảnh, bỏ thuốc độc, bùa mê) và tội Bất hiếu (tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như bình thường; nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà giấu, không cử ai; nói dối là ông bà cha mẹ chết).

- Đối với tội mưu phản, các điều 74: “Những người bán ruộng đất ở bờ còi cho người nước ngoài thì bị tội chém”; điều 75: “Những người đem binh khí và các thứ thuốc có thể chế hoả pháo, hoả tiễn bán cho nước ngoài hay tiết lộ việc quân cơ ra nước ngoài đều phải tội chém” và điều 76: “Những người


đem mắm muối bán ra nước ngoài, thì bị xử lưu đi châu xa; cho đến kẻ chuyển vận trộm muối mắm, cùng các vật cấm có thể tạo ra binh khí, lén lút đưa ra cửa quan, tuy còn ở trong cương giới, cũng bị xử lưu đi châu xa” [64, tr.58-59]. Điều 411 “Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém bêu đầu”, điều 412 “Những kẻ mưu phản nước theo giặc thì xử chém; nếu đã hành động thì xử tội bêu đầu” [64, tr.153].

Quốc gia nào cũng quan tâm đến vấn đề an toàn cho quốc gia mình, tuy nhiên đối với người Việt thì đây là một mối quan tâm thường trực và được đặt ra hàng đầu trong mọi mối quan tâm. Vì như đã đề cập thì sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, thời độc lập tự chủ cũng luôn đặt dân tộc ta trước nhu cầu phòng và chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt, cuộc xâm lược của giặc Minh cách đó không xa là một bài học đắt giá cho dân tộc ta trong việc giữ gìn nền an ninh quốc phòng. Đối với dân tộc ta, nhu cầu hoà bình và độc lập dân tộc có ý nghĩa là bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nhân dân và bảo vệ nền văn hoá để nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được tự do sinh hoạt theo phong tục tập quán riêng của mình. Loại tội phạm này được quy định trong các chương là Vệ Cấm và Quân Chính, với nhiều điều luật rất chặt chẽ, nghiêm minh trong việc bảo vệ các tài nguyên quý giá, từng tấc đất của quốc gia để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ. Điều này thể hiện mối quan tâm rất lớn của nhà nước đối với an ninh quốc gia. Lê Thánh Tông đã từng dụ bảo: "Ai ở còi biên giới thì phải giữ quan ải cẩn thận, không được thông đồng với người nước ngoài" [15, tr.244], “Một thước núi một tấc sông của ta không nên vất bỏ,...Nếu ngươi dám lấy một thước một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì phải tru di” [15, tr.344]. Xem vậy đủ thấy thời Lê sơ, ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh Tổ quốc là một nhu cầu thường trực và quan trọng vì đất nước có yên ổn thì nhân dân mới được an cư lạc nghiệp.

- Kính trọng ông bà, cha mẹ, anh em yêu mến lẫn nhau là nét đẹp trong quan niệm Nho giáo về cuộc sống gia đình và sự phát triển của xã hội. Gia


đình không chỉ là nơi sinh ra con người mà còn là nơi nuôi dưỡng con người, vậy nên những hành vi xâm phạm đối với những người thân trong gia đình đều bị các đạo luật hướng Nho xử lý rất nghiêm khắc. Là một đạo luật thể chế hoá cao độ các quan điểm Nho giáo, QTHL đã quan tâm điều chỉnh đối với loại tội Bất hiếu, Ác nghịch như chửi đánh, mưu giết ông bà, cha mẹ, anh chị em: “Lăng mạ ông bà cha mẹ thì bị xử tội lưu châu ngoài; đánh thì xử lưu đi châu xa; đánh bị thương thì xử tội giảo; vì lầm lỡ mà làm chết, thì xử tội lưu đi châu ngoài; bị thương thì phải xử tội đồ làm chủng điền binh.” [64, tr.173]… Xét trong xã hội hiện nay, khi đời sống vật chất của con người ngày một tăng cao nhưng hiện tượng sa sút về đạo đức, lối sống trong mọi tầng lớp dân cư lại ngày một trở nên phổ biến. Hiện tượng con cháu chửi bới, xúc phạm, thậm chí là bạc đãi, đánh đập ông bà cha mẹ đã không còn là những việc hiếm thấy thì việc nhìn nhận lại những giá trị này của QTHL mới thấy được tầm ý nghĩa to lớn của cuộc sống gia đình thời phong kiến.

Trong quan hệ gia đình, giá trị nhân văn, tiến bộ của QTHL không chỉ được đề cập đến ở khía cạnh cấm xâm hại nhau mà còn được thể hiện trong việc thừa nhận nguyên tắc được che giấu tội lỗi cho nhau: “Người thân phải để tang đại công (chịu tang 9 tháng) trở lên, ông bà ngoại, cháu ngoại, vợ cháu nội, anh em chồng, vợ anh em, cùng giấu tội cho nhau, đày tớ trai gái giấu tội cho chủ nhà, đều không phải tội.” [64, tr.46-47] Quy định này được thừa nhận và kế thừa qua các triều đại phong kiến Việt Nam, nó đảm bảo duy trì trật tự gia đình luôn trong mối quan hệ gắn bó bền chặt là tình cảm, luân lý, đạo đức của xã hội phong kiến. Do đó, quy định này cho thấy tính nhân văn, tiến bộ trong chính sách hình sự khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến gia đình. Nhà lập pháp đã thấu hiểu được tình cảm gia đình là sâu sắc, phải bảo vệ cho nhau để gia đình mãi là cái nôi êm ấm nhất của mỗi con người, nuôi dưỡng con người và là điểm tựa vững chắc nhất của cuộc đời con người. Cũng xuất phát từ mối quan hệ tình cảm gia đình và luân lý đạo đức phong


kiến, QTHL quy định “Con cháu kiện nhau với ông bà, cha mẹ, ông bà ngoại, cùng là vợ kiện ông bà cha mẹ chồng, đều phải biếm một tư; nếu lý lẽ trái, thì xử thêm tội một bậc.” (điều 511) [64, tr.184] hay: “Con cháu tố cáo ông bà cha mẹ, … có tội lỗi gì, đều xử tội lưu đi châu xa;…Tố cáo ông bà ngoại, cha mẹ và ông bà cha mẹ về bậc tôn trưởng vào hàng cơ thân của chồng,… dẫu việc có thật, cũng phải tội biếm hay tội đồ” (điều 504) [64, tr.183].

Xuất phát từ mối quan hệ ruột thịt bền chắc trong gia đình, theo như câu tục ngữ “một giọt máu đào hơn ao nước lã” và cũng khớp với quy định việc được che giấu tội lỗi cho người thân trong gia đình, QTHL củng cố quan điểm đó bằng ngăn cấm những hiện tượng người thân trong gia đình tố cáo lẫn nhau. Gia đình là tế bào của xã hội, tế bào khoẻ mạnh thì xã hội mới vững mạnh. Gia đình rối loạn thì xã hội cũng rối loạn. Vì thế mà luật pháp không cho phép có những hành vi vi phạm luân lý Nho giáo, xâm phạm đến trật tự gia đình. Ngày nay khi mối quan hệ đạo đức trong gia đình ngày một xuống cấp, tình trạng tranh giành, đánh đập, kiện cáo lẫn nhau trong gia đình đang ngày một tăng lên nhanh chóng thì những quy định này của QTHL vẫn còn nguyên tính thời sự để những nhà lập pháp hiện nay tham khảo và vận dụng.

Theo đó, nếu không tuân thủ các quy định về che giấu tội lỗi của người thân trong gia đình, đặc biệt đối với việc đã không che giấu lại còn tố cáo ông bà cha mẹ sẽ bị pháp luật trừng phạt rất nặng, thậm chí còn có thể bị xử theo tội bất hiếu trong ác nghịch của pháp luật phong kiến. Những kẻ phạm phải tội này thì dù cho có gặp dịp ân xá của nhà nước cũng không bao giờ được hưởng: “Những kẻ phạm tội ác nghịch thì dẫu có dịp ân xá cũng không được ân xá.” [64, tr.40]. Quan hệ ruột thịt không gì có thể sánh bằng nên quy định này là cần thiết để duy trì những thuần phong, mỹ tục lâu đời của dân tộc.

- Đối với hành vi đưa hối lộ: "đưa hối lộ mà xét ra việc của họ trái lẽ, thì theo việc của họ mà định tội. Còn người nào thật oan, vì muốn khỏi tội mà hối lộ thì được giảm tội" (điều 140 QTHL). Việc nhà lập pháp quy định cần phải


xem xét những người đưa hối lộ vì động cơ, mục đích gì và không xử lý nghiêm khắc với mọi tội đưa hối lộ là một cách nhìn nhận tiến bộ về nguyên nhân phạm tội để trên cơ sở đó phân hoá tội phạm và quyết định hình phạt. Ở đây việc trái lẽ được hiểu là một người không phải vì bị rơi vào tình cảnh thật sự oan uổng mà chỉ vì mưu cầu lợi ích cá nhân của bản thân như công danh, bổng lộc hay muốn đổi trắng thay đen một vấn đề… nên bỏ tiền ra hối lộ để mua bán chức tước, địa vị… đẩy người khác đến chỗ khổ đau thì đó không được coi là những việc chính đáng của hối lộ. Ngược lại, một người do tình cảnh của mình đang ở vào bước đường cùng, có oan khuất, rất có thể bị lâm vào cảnh tù tội, chết chóc mà muốn thoát tội nên buộc lòng phải thực hiện hành vi hối lộ thì khi nghị án được xem xét giảm hình phạt. Quy định này cho thấy nhà làm luật đã thấu hiểu nỗi khổ của người bị oan uổng hay bị rơi vào đường cùng.

- Các tội phạm về tình dục: chủ yếu được quy định trong chương thông gian, trong đó nổi bật là quy định về Phàm gian: là hành vi “quyến rũ con gái chưa chồng”. Kẻ có hành vi này bị phạt tiền tạ: “Quyến rũ con gái chưa có chồng, thì xử như tội gian dâm thường, phải nộp tiền tạ, nhiều ít thì tính theo bậc sang hèn, trả cho cha mẹ người con gái; người con gái [bị quyến rũ] không phải tội; kẻ giắt mối bị xử tội đồ hay lưu" (điều 402) [64, tr.149] và Thông gian: "Gian dâm với vợ người khác thì xử tội lưu hay tội chết… kẻ phạm tội đều phải nộp tiền tạ như luật" (điều 401)... [64, tr.149] Có thể nhận thấy trong các vấn đề tình dục, giá trị tiến bộ của QTHL là đã quy định xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi ngoại tình, trong đó gian dâm với vợ người khác hay quyến rũ con gái chưa chồng đều bị xử tội đồ, lưu hay tử và phải nộp tiền tạ, kẻ dắt mối cũng phải chịu tội. Quy định này đảm bảo cho xã hội có những tế bào gia đình lành mạnh, vì gia đình là nơi con người được sinh ra, lớn lên và được giáo dục nhân cách. Việc vi phạm các giá trị đạo đức Nho

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí