BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG MINH DŨNG
QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI DŨNG THỂ
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rò nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Hoàng Minh Dũng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Quý Thầy
Cô, bạn bè và tập thể Cán bộ Công nhân viên Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu về chuyên ngành trong suốt thời gian tham gia khóa học tại trường. Từ đó giúp cho kiến thức về chuyên môn của tôi được bổ sung và nâng cao hơn.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo – PGS. TS. Bùi Dũng Thể là người trực tiếp hướng dẫn - đã hết lòng giúp đỡ, đã chia sẻ, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực giúp tôi hoàn thành tốt Luận văn này.
Nhân đây, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị, các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc và anh, chị, em bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn tại đơn vị.
Cuối cùng, tôi xin gửi đến toàn thể Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh Tế Huế, Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị, Quý Anh, Chị đồng nghiệp các phòng lời chúc sức khỏe hạnh phúc, thành công trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hoàng Minh Dũng
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Hoàng Minh Dũng
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Niên khóa: 2016-2018.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Dũng Thể
Tên đề tài: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị
Rủi ro hoạt động của các NHTM Việt Nam nói chung, của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, thiệt hại gây ra ngày càng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân, được phản ánh nhiều thông qua các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền và trên phương tiện thông tin đại chúng, phần nào gây mất niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng. Xuất phát từ tình hình đó, việc tìm hiểu về rủi ro hoạt động, cách quản lý rủi ro hoạt động là yêu cầu cấp thiết và cũng chính là lý do mà bản thân tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị”.
Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu được tiến hành trên phần mềm Excel, SPSS.
Luận văn đi sâu phân tích cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro hoạt động, trong đó đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị rủi ro hoạt động như: Con người, rủi ro từ bên trong nội bộ ngân hàng, rủi ro do các quy định, quy trình nghiệp vụ, rủi ro từ bên ngoài, rủi ro do một số yêu tố khác. Từ đó, rút ra những ưu điểm, tồn tại và vướng mắc cần tháo gỡ để đáp ứng yêu cầu trong việc hoạt động tại ngân hàng nên quản trị rủi ro là cấp thiết.
Luận văn đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp vừa mang tính tổng thể, toàn diện, đồng thời đã xác định những giải pháp có tính cấp bách nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Quảng Trị.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu | Nguyên nghĩa | |
1 | AGRIBANK | Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam |
2 | ATM | Máy rút tiền tự động |
3 | AMA | Phương pháp đo lường tiên tiến |
4 | BIDV | Ngân hàng Đầu tư và Phát triển |
5 | CN | Chi nhánh |
6 | GDV | Giao dịch viên |
7 | IPCAS | Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng |
8 | KBIA | Phương pháp chỉ số cơ bản KBIA |
9 | KSV | Kiểm soát viên |
10 | MBBank | Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội |
11 | NHNN | Ngân hàng Nhà nước |
12 | NHTM | Ngân hàng thương mại |
13 | NHTMCP | Ngân hàng thương mại cổ phần |
14 | SACOMBANK | Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín |
15 | TCTD | Tổ chức tín dụng |
16 | VCB | Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương |
17 | VP BANK | Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 2
- Rủi Ro Hoạt Động Trong Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng
- Trích Lập, Phân Bổ Và Sử Dụng Quỹ Dự Phòng Rủi Ro Hoạt Động
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Mục lục v
Danh mục bảng biểu viii
Danh mục sơ đồ ix
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 3
5. Kết cấu của luận văn 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro hoạt động trong các NHTM 5
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 5
1.1.2. Rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 7
1.2. Quản trị rủi ro hoạt động trong các ngân hàng thương mại 11
1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro và quản trị rủi ro hoạt động 11
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động 12
1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro hoạt động 13
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro 22
1.2.5. Basel II và vấn đề quản trị rủi ro 23
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại 26
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của một số Ngân hàng trên thế giới ..26
1.3.2. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của một số NHTM 27
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Agribank 29
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI
AGRIBANK CN TỈNH QUẢNG TRỊ 30
2.1. Khái quát về Agribank CN tỉnh Quảng Trị 30
2.1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Agribank CN tỉnh Quảng Trị. 30
2.1.2. Kết quả một số mặt hoạt động kinh doanh của Agribank CN tỉnh Quảng Trị32
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động của Agribank CN tỉnh Quảng Trị 35
2.2.1 Tình hình rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị 35
2.2.2.Mô hình quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank 39
2.2.3. Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro tại Agribank CNtỉnh Quảng Trị ..42
2.2.4. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị 45
2.3. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị 53
2.3.1. Bảng mã hóa các biến 53
2.3.2. Đặc điểm mẫu điều tra 55
2.3.3. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại
Agribank CN tỉnh Quảng Trị 57
2.4 Kết luận về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN
tỉnh Quảng Trị 67
2.4.1. Những kết quả đạt được 67
2.4.2. Những hạn chế 69
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 71
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠIAGRIBANK CN
TỈNH QUẢNG TRỊ 75
3.1. Định hướng kinh doanh của Agribank CN tỉnh Quảng Trị 75
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển 75
3.1.2. Định hướng về kiểm soát rủi ro 76
3.2. Giải pháp 78
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy 78
3.2.2. Nhóm giải pháp xây dựng chiến lược con người đáp ứng yêu cầu quản lý rủi
ro 78
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro hoạt động và tính tuân thủ quy trình cho cán bộ nhân viên 81
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng kiểm tra, kiểm soát
nội bộ 83
3.2.5. Nhóm giải pháp để chủ động xử lý linh hoạt, có hiệu quả các tình huống do
các sự kiện bên ngoài tác động 85
3.2.6. Nhóm giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại, đảm
bảo môi trường làm việc an toàn, thuận tiện 86
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1. Kết luận 88
2. Kiến nghị 89
2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 89
2.2. Kiến nghị đối với Agribank 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 96
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN