Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Ma trận rủi ro 17

Bảng 1.2. Kiểm soát rủi ro hoạt động theo KPMG International 17

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Agribank CN tỉnh Quảng Trị 33

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốntại Agribank CN tỉnh Quảng Trị 34

Bảng 2.3. Kết quả tài chính từ năm 2014-2016 của Agribank CN tỉnh Quảng

Trị 35

Bảng 2.4. Số lỗi phát sinh của Agribank CN tỉnh Quảng Trị

theo nghiệp vụ qua các năm từ 2014 - 2016 36

Bảng 2.5. Giá trị tổn thất của Agribank CN tỉnh Quảng Trị 38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

qua các năm từ 2014 - 2016 38

Bảng 2.6. Thống kê các cuộc kiểm tra từ năm 2014 – 2016 tại Agribank

Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 2

CN Quảng Trị 51

Bảng 2.7. Mã hóa các biến trong mô hình 53

Bảng 2.8: Đặc điểm cỡ mẫu 55

Bảng 2.9: Thống kê mô tả về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại CN 57

Bảng 2.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 60

Bảng 2.11: Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi

ro tại Agirbank CN tỉnh Quảng Trị 62

Bảng 2.12: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị

rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị 65

DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1. Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 6

Sơ đồ 1.2. Các yếu tố trong rủi ro hoạt động 8

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Agribank CN tỉnh Quảng Trị 32

Sơ đồ 2.2. Mô hình quản trị rủi ro tại Agribank 40

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, do vai trò quan trọng và đặc thù của ngân hàng thương mại (NHTM) đối với tính ổn định và bền vững của toàn bộ nền kinh tế, cùng với sự bùng nổ của khủng hoảng tài chính kèm theo những yếu kém và thất bại trong hoạt động của nhiều NHTM trong những năm vừa qua, quản trị rủi ro trong NHTM đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới, từ những nước phát triển có nền tài chính vượt bậc như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... cho đến những nước đang phát triển với thị trường tài chính ngân hàng mới đang ở giai đoạn sơ khai, trong đó có Việt Nam.

Xu hướng tự do hoá và toàn cầu hoá kinh tế khiến hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng của Việt Nam càng trở nên phức tạp và phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt động của mình, đòi hỏi các NHTM phải có cơ chế quản lý rủi ro chặt chẽ. Quản trị rủi ro là nền tảng để duy trì hoạt động, bởi thế nó là phần cơ bản trong quản trị ngân hàng. Trong khi rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường xuất phát từ bên ngoài như khả năng vỡ nợ của người vay, các biến động giá cả thị trường, thì rủi ro hoạt động xuất phát chủ yếu từ những hạn chế trong nội bộ ngân hàng liên quan đến con người, quy trình hoạt động, hệ thống công nghệ.

Thực tế hiện nay, rủi ro hoạt động của các NHTM Việt Nam nói chung, của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, thiệt hại gây ra ngày càng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân, được phản ánh nhiều thông qua các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền và trên phương tiện thông tin đại chúng, phần nào gây mất niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, yêu cầu đặt ra cho các NHTM Việt Nam là phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì và mở rộng quy mô hoạt động, tranh thủ cơ hội và đối phó với những thách thức mới. Để

đạt được những mục tiêu đó, các NHTM phải đổi mới về quy trình nghiệp vụ, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa hệ thống công nghệ và quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro.

Hệ thống quản trị rủi ro của Agribank được thực hiện thông qua hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ bao gồm tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của Agribank được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được mục tiêu mà Agribank đã đề ra. Tuy nhiên, quy trình quản trị rủi ro vẫn chủ yếu tập trung cho quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro hoạt động chưa được xây dựng thành một quy trình riêng, hệ thống nhận diện và đo lường rủi ro hoạt động chưa được xây dựng một cách khoa học, quá trình tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, có những điểm chưa phù hợp chậm được sửa đổi, nên hiệu quả kiểm soát rủi ro vẫn còn thấp và Agribank CN tỉnh Quảng Trị cũng nằm trong bối cảnh chung đó.

Xuất phát từ tình hình đó, việc tìm hiểu về rủi ro hoạt động, cách quản lý rủi ro hoạt động là yêu cầu cấp thiết và cũng chính là lý do mà bản thân tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị”.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu chung: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro

hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro, rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro

hoạt động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

+ Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng

Trị.

+ Đề xuất các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro hoạt độngtại

Agribank CN tỉnh Quảng Trị.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị.

+ Về thời gian: Từ năm 2014 đến 2016

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính của Agribank, từ các báo cáo vĩ mô, báo cáo ngành, từ website Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, ...

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra bằng bảng câu hỏi được thiết

kế sẵn cho 150 nhân viên Agribank CNtỉnh Quảng Trị.

Thang đo sử dụng là thang đo Likert với 5 mức độ gồm: 1. Hoàn toàn không

đồng ý; 2. Không đồng ý; 3.Bình thường; 4.Đồng ý; 5.Hoàn toàn đồng ý.

- Phương pháp phân tích

+ Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng giá trị trung bình để thống kê đặc điểm về các nội dung công tác quản trị rủi ro hoạt động của tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị.

+ Phương pháp phân tích nhân tố: Sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro hoạt động.

+ Phương pháp hồi quy: Phân tích mô hình hồi quy dựa trên biến độc lập và biến phụ thuộc để giải thích sự tác động của các biến phụ thuộc đến công tác quản trị rủi ro hoạt động tai ngân hàng Agribank CNtỉnh Quảng Trị.

+ Dữ liệu được tổng hợp và phân tích trên phần mềm SPSS

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:


Trị.

Chương 1: Cơ sở khoa học về quản trị rủi ro hoạt động trong các NHTM.

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng


Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro

hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị.

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro hoạt động trong các NHTM

1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM

1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro

- Theo định nghĩa truyền thống, rủi ro là những sự kiện có thể làm mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ.

- Khái niệm hiện đại về rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn và không chỉ tính đến rủi ro tài chính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến những mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược. “Rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường”.[1]

Theo tài liệu SSC (State Security Commission of Việt Nam) thì “Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là khả năng một hành động hoặc một sự kiện nào đó có thể đem lại những kết quả bất lợi ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập hay nguồn vốn của tổ chức hoặc tạo ra các trở ngại ngăn cản tổ chức tiếp tục kinh doanh và tận dụng những cơ hội tạo ra lợi nhuận”.[1]

1.1.1.2. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các ngân hàng càng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn để tạo được lợi nhuận mong muốn. Theo phạm trù rủi ro người ta phân loại thành 4 nhóm rủi ro: (Sơ đồ 1.1)

Mỗi loại rủi ro có những đặc thù riêng song chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một loại rủi ro này xảy ra sẽ kéo theo một loạt các loại rủi ro khác, ví dụ một cán bộ tín

dụng khi cho khách hàng vay định giá tài sản thế chấp quá cao so với giá trị thực

của tài sản (rủi ro hoạt động) gây ra thất thoát tài sản (rủi ro tín dụng, rủi ro tài sản).


Các loại rủi ro đối với ngân hàng

Rủi ro tài chính

Rủi ro hoạt động

Rủi ro kinh

doanh

Rủi ro sự cố

Cơ cấu lợi nhuận

Lừa dối nội bộ

Chính sách

kinh tế vĩ mô

Sự kiện chính trị

Mức độ vốn

Lỗi trong quá trình quản lý

Rủi ro quốc gia

Khủng hoảng ngân hàng

Rủi ro thanh khoản

Hư hỏng tài sản

Tính chấp hành pháp luật

Bệnh dịch

Rủi ro tín dụng

Lừa đảo

Hệ thống

tài chính

Cú sốc bên ngoài khác

Rủi ro thị trường

Rủi ro công nghệ

Hệ thống pháp luật

Rủi ro lãi

suất

Hành vi của nhân viên

Rủi ro hối đoái

Sơ đồ 1.1. Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

(Nguồn : Tài liệu quản trị rủi ro trong NH của Joel Bessis)

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí