Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam - 30


PHỤ LỤC II

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM

(V/v ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ )


II. HỆ THỐNG XHTDNB ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

1. Đối tượng, nguyên tắc và mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng

1.1. Khách hàng là Doanh nghiệp thông thường

1.1.1 Đối tượng khách hàng: Khách hàng đã có Báo cáo tài chính đủ hai (02) năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và hiện đang có quan hệ tín dụng với VCB.

1.1.2. Nguyên tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng

- Bắt buộc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với (i) khách hàng có dư nợ từ 5 tỷ quy VNĐ trở lên; hoặc (ii) khách hàng có dư nợ dưới 5 tỷ quy VNĐ và đang trong quá trình giải ngân - có tổng các khoản cho vay từ 5 tỷ quy VNĐ trở lên; hoặc

(iii) khách hàng chỉ có cam kết ngoại bảng (trừ trường hợp ký quỹ 100%) có giá trị từ 5 tỷ quy VNĐ trở lên. Danh sách khách hàng thuộc đối tượng này chốt tại thời điểm cuối quý đánh giá và trong thời gian đến quý đánh giá tiếp theo.

- Đối với khách hàng còn lại : Khuyến khích việc chấm điểm xếp hạng tín dụng.

- Trường hợp khách hàng là Doanh nghiệp tiềm năng đã được chấm điểm và mới phát sinh dư nợ trong cùng Quý đánh giá, nếu không cập nhật chấm điểm xếp hạng tín dụng theo Doanh nghiệp thông thường thì sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng theo Doanh nghiệp tiềm năng.

- Hết thời hạn chấm điểm xếp hạng tín dụng hàng quý theo quy định tại Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, các khách hàng thuộc đối tượng bắt buộc chấm điểm xếp hạng tín dụng nếu không được chấm điểm hoặc không chấm điểm đầy đủ các chỉ tiêu (do không có thông tin hoặc không lựa chọn điểm chấm…) sẽ bị giảm trừ theo nguyên tắc:


* Không lựa chọn/nhập chỉ tiêu nào, trong phần thông tin phi tài chính thì chỉ tiêu đó sẽ bị điểm tối thiểu.

* Không nhập Báo cáo tài chính năm gần nhất của khách hàng tại các quý đánh giá (trừ Quý đánh giá là Quý cuối cùng của năm tài chính) sẽ bị giảm trừ 02 hạng từ kết quả xếp hạng tín dụng tại lần chấm điểm đó.

* Không nhập Báo cáo tài chính của hai năm gần nhất tại các Quý đánh giá (trừ Quý đánh giá là Quý cuối cùng của năm tài chính) thì kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng tại lần chấm điểm đó sẽ bị hạng thấp nhất.

Bộ chỉ tiêu cho DN thông thường (điểm quy mô từ 6 đến 32 điểm)

Bộ chỉ tiêu cho DN có quy mô siêu nhỏ (điểm quy mô nhỏ hơn 6 điểm)

1.1.3. Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng



NGÀNH KINH TẾ



QUY MÔ




Chấm điểm chỉ tiêu tài chính


(giá trị chỉ tiêu) x (trọng số) = Tổng điểm tài chính


Chấm điểm chỉ tiêu Phi tài chính


(giá trị chỉ tiêu) x (trọng số) = Tổng điểm phi tài chính

Tổng hợp điểm và xếp hạng Doanh nghiệp


Tổng điểm tài chính x Trọng số phần tài chính + Tổng điểm Phi tài chính x Trọng số phần phi tài chính = Tổng điểm của khách hàng x Tham số rủi ro Xếp hạng doanh nghiệp


1.2. Khách hàng là Doanh nghiệp mới thành lập

1.2.1. Đối tượng khách hàng: Khách hàng chưa có báo cáo tài chính đủ 02 năm kể từ khi có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, không có báo cáo tài chính và đang có quan hệ tín dụng với VCB.

1.2.2 Nguyên tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng:

- Bắt buộc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với (i) khách hàng có dư nợ từ 5 tỷ quy VNĐ trở lên; (ii) khách hàng có dư nợ dưới 5 tỷ VNĐ và đang trong quá trình giải ngân có tổng các khoản cho vay từ 5 tỷ quy VNĐ trở lên. Danh sách khách hàng thuộc đối tượng này chốt tại thời điểm cuối quý đánh giá và trong thời gian đến quý đánh giá tiếp theo.

- Đối với các khách hàng còn lại: khuyến khích việc chấm điểm xếp hạng tín

dụng.

- Thời hạn chấm điểm xếp hạng tín dụng hàng quý theo quy định tại Quy

trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nôi bộ, các khách hàng thuộc đối tượng bắt buộc chấm điểm xếp hạng tín dụng nếu không được chấm điểm hoặc không chấm điểm đầy đủ các chỉ tiêu (do không có thông tin hoặc không lựa chọn điểm chấm…) sẽ bị giảm trừ theo nguyên tắc: không lựa chọn/nhập chỉ tiêu nào thì chỉ tiêu đó sẽ bị điểm tối thiểu.


Tổng hợp điểm và xếp hạng Doanh nghiệp


(Tổng điểm tình hình KD x hệ số rủi ro 1 x Hệ số rủi ro 2) = Tổng điểm của khách hàng x Tham số rủi ro Xếp hạng Doanh nghiệp

Xác định hệ số rủi ro


(gồm có 2 hệ số)

1.2.3. Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng



Chấm điểm tình hình KD


(giá trị chỉ tiêu) x (trọng số) = Tổng điểm tình hình KD

Khách hàng


1.3. Khách hàng là Doanh nghiệp tiềm năng

1.3.1. Đối tượng khách hàng: là doanh nghiệp chưa từng có quan hệ tín dụng với VCB hoặc là doanh nghiệp đã từng có quan hệ tín dụng với VCB nhưng có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng trên một năm tính đến thời điểm đánh giá.

1.3.2. Nguyên tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng:

- Bắt buộc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng đã được phê duyệt Giới hạn tín dụng/Cấp tín dụng/Đầu tư dự án nhưng chưa phát sinh quan hệ tín dụng. Danh sách khách hàng thuộc đối tượng này chốt tại thời điểm cuối quý đánh giá và trong thời gian đến quý đánh giá tiếp theo.

- Đối với các khách hàng còn lại: khuyến khích việc chấm điểm xếp hạng tín dụng.

- Hết thời hạn chấm điểm xếp hạng tín dụng hàng quý theo quy định tại Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, các khách hàng thuộc đối tượng bắt buộc chấm điểm xếp hạng tín dụng nếu không được chấm điểm hoặc không chấm điểm đầy đủ các chỉ tiêu (do không có thông tin hoặc không lựa chọn điểm chấm…) sẽ bị giảm trừ theo nguyên tắc.

* Không lựa chọn/nhập chỉ tiêu nào trong phần thông tin phi tài chính thì chỉ tiêu đó sẽ bị điểm tối thiểu.

* Không nhập Báo cáo tài chính năm gần nhất của khách hàng tại các Quý đánh giá (trừ Quý đánh giá là Quý cuối cùng của năm tài chính) sẽ bị giảm trừ 02 hạng từ kết quả xếp hạng tín dụng tại lần chấm điểm đó.

* Không nhập Báo cáo tài chính của hai năm gần nhất tại các Quý đánh giá (trừ Quý đánh giá là Quý cuối cùng của năm tài chính) thì Kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng tại lần chấm điểm đó sẽ bị hạng thấp nhất.

1.3.3. Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng: áp dụng theo mô hình của khách hàng doanh nghiệp thông thường.

2. Chi tiết hệ thống XHTDNB đối với khách hàng là Doanh nghiệp thông thường, tiềm năng

2.1. Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

* Các Doanh nghiệp có điểm qui mô từ 6 đến 32 điểm (là Doanh nghiệp thông thường): được chia theo 52 nhóm ngành kinh tế. Mỗi một nhóm ngành kinh tế có một bộ chỉ tiêu chấm điểm riêng. Doanh nghiệp thuộc nhóm ngành kinh tế nào sẽ sử dụng bộ chỉ tiêu của nhóm ngành kinh tế đó để chấm điểm (tức là có 52 bộ chỉ tiêu khác nhau để chấm điểm cho 52 loại ngành kinh tế).


* Các Doanh nghiệp có điểm qui mô nhỏ hơn 6 điểm (là Doanh nghiệp siêu nhỏ): được chia theo 05 ngành /lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau (ngành nông, lâm, ngư nghiệp; ngành sản xuất chế biến, ngành xây dựng, ngành thương mai và ngành dịch vụ vận tải).

* Các bộ chỉ tiêu khác nhau sẽ khác nhau về danh mục các chỉ tiêu cũng như khác nhau về bộ giá trị chuẩn -thang điểm và trong số của mỗi chỉ tiêu.

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng theo nguyên tắc: Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng.

Ví dụ sau giải thích khái niệm thang điểm, trọng số và bộ giá trị chuẩn:


Chỉ tiêu

Tỷ trọng

Quy mô lớn

Ngành 1. Canh tác, trồng trọt (Cây

hàng năm)



Chi tiêu thanh toán


100

90

80

1. Khả năng thanh toán hiện hành

12

>1.4

1.29-1.4

1.18-1.29

2. Khả năng thanh toán nhanh

9

>0.8

0.73-0.8

0.66-0.73

3. Khả năng thanh toán tức thời

4

>0.3

0.28-0.3

0.26-0.28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam - 30

Hình 1 - Minh họa về Thang điểm, trọng số và bộ giá trị chuẩn

2.2. Xác định quy mô

Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa trên các chỉ tiêu sau:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu (sử dụng TK411)

Số lượng lao động

Doanh thu thuần

Tổng tài sản

Mỗi chỉ tiêu về quy mô có 8 giá trị chuẩn và thang điểm từ 1 - 8 điểm. Doanh nghiệp có điểm về quy mô càng lớn thì quy mô của doanh nghiệp càng lớn.

Ví dụ về cách thức xác định quy mô của doanh nghiệp được mô tả ở Hình 2 dưới đây. Cột B là điểm số của các giá trị. Dòng 7 từ cột C đến cột F là các chỉ tiêu dùng để xác định quy mô, từ ô C11 đến ô F18 là các giá trị chuẩn của các chỉ tiêu. Các thông tin từ doanh nghiệp sẽ so sánh với bộ giá trị chuẩn của ngành để tính điểm. Điểm quy mô được tính bằng tổng điểm 4 chỉ tiêu Vốn đầu tư chủ sở hữu, Số lượng lao động, Doanh thu thuần, Tổng tài sản


1

A

B

C

D

E

F

2







3

VCB - Hệ

thống xếp

hạng tín dụng nội bộ

- bộ chỉ tiêu

quy mô






4

Khách hàng

thông thường






5







6







7







8







9







10







11


9

Hơn

đồng

100

tỷ

Từ 500 người trở

lên

Trên 250 tỉ

đồng

Trên 250 tỉ

đồng

12


7

Từ 70 đến 100 tỷ đồng

Từ 425 người đến dưới 500 người

Từ 210 tỉ

đến dưới 250 tỉ đồng

Từ 215 tỉ

đến dưới 250 tỉ đồng

13


6

Từ dưới

đồng

50

70

đến tỷ

Từ 350 người đến dưới 425 người

Từ 170 tỉ

đến dưới 210 tỉ đồng

Từ 180 tỉ

đến dưới 215 tỉ đồng

14


5

Từ 40 đến

dưới 50 tỷ đồng

Từ 275 người đến dưới 350 người

Từ 130 tỉ

đến dưới 170 tỉ đồng

Từ 140 tỉ

đến dưới 180 tỉ đồng

15


4

Từ 30 đến

dưới 40 tỷ đồng

Từ 200 người đến dưới 275 người

Từ 90 tỉ đến

dưới 130 tỉ đồng

Từ 105 tỉ

đến dưới 140 tỉ đồng

16


3

Từ 20 đến

dưới 30 tỷ đồng

Từ 125 người đến dưới 200 người

Từ 50 tỉ đến dưới 90 tỉ

đồng

Từ 65 tỉ đến dưới 105 tỉ

đồng

17


2

Từ 10 đến

dưới 20 tỷ đồng

Từ 50 người đến dưới 125 người

Từ 10 tỉ đến

dưới 50 tỉ đồng

Từ 30 tỉ đến

dưới 65 tỉ đồng

18


1

Dưới

đồng

10

tỷ

Dưới 50 người

Dưới

đồng

10

tỉ

Dưới 30 tỷ

đồng

19








Hình 2 - Minh họa về Xác định quy mô của doanh nghiệp


- Quy mô lớn: Từ 22 đến 32 điểm

- Quy mô trung bình: Từ 12 đến 21 điểm

- Quy mô nhỏ: Từ 6 điểm đến 11 điểm

- Quy mô siêu nhỏ: < 6 điểm

Trường hợp Doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ sẽ sử dụng Bộ chỉ tiêu Doanh nghiệp siêu nhỏ để chấm điểm xếp hạng tín dụng.

2.3. Chỉ tiêu tài chính

Có 4 nhóm chỉ tiêu tài chính:

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

- Khả năng thanh toán hiện hành

- Khả năng thanh toán nhanh

- Khả năng thanh toán tức thời (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ)

Nhóm chỉ tiêu hoạt động

- Vòng quay vốn lưu động

- Vòng quay hàng tồn kho

- Vòng quay các khoản phải thu

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ)

Nhóm chỉ tiêu cân nợ

- Tổng nợ phải trả/tổng tài sản

- Nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu (TK 410) (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ)

Nhóm chỉ tiêu thu nhập

- Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ)

- Lợi dụng từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần

- Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân

- Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân


- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay phải trả (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ)

Mỗi nhóm này có tỉ trọng riêng phụ thuộc vào nhóm ngành kinh tế (do tầm quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu đối với từng nhóm ngành kinh tế là khách nhau nên tỷ trọng của từng nhóm đối với những ngành kinh tế là khác nhau) và tổng tỷ trọng của các nhóm trong phần tài chính là 100%. Mỗi nhóm này lại bao gồm các chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu có giá trị chuẩn - thang điểm và tỷ trọng riêng. Tổng tỷ trọng của các chỉ tiêu bằng tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu.

Mỗi chỉ tiêu sẽ có 10 giá trị chuẩn (các giá trị này phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp) và điểm số cho mỗi giá trị chuẩn từ thấp đến cao là: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100 điểm. Bên cạnh đó, mỗi chỉ tiêu sẽ có tỷ trọng cụ thể phụ thuộc vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu, phụ thuộc vào ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022