Tỷ Lệ Các Biện Pháp Xử Lý, Thu Nợ Áp Dụng Tại Vietinbank (2006-2011)


Fitch Rating hay Moody’s…Các cơ quan này sẽ đưa ra các báo cáo cảnh báo định kỳ để giám sát TCTD.

Sự kiểm soát của thị trường: Sự kiểm soát của thị trường phản ánh thông qua sự

giám sát của cổ đông đối với ngân hàng. Các cổ đông sẽ tham gia giám sát ngân hàng thông qua việc nắm các thông tin về hoạt động ngân hàng. Thị trường chính là tấm gương phản ánh khách quan tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Hoạt động giám sát của thị trường tuy không mang tính cưỡng chế nhưng góp phần làm tăng tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng.

Hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ của ngân hàng: Đây chính là cơ quan duy nhất của ngân hàng, là bộ phận trợ giúp đắc lực của HĐQT, liên tục theo dõi giám sát hoạt động tín dụng của chính ngân hàng mình, kiểm tra quy trình hoạt động tín dụng và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro.

Ưu điểm, nhược điểm

o Ưu điểm:

Thứ nhất, do tính kiểm tra chéo nhau, mô hình kiểm soát kép đảm bảo rủi ro được rà soát nhiều lần, và đây là cơ sở để các ngân hàng hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Thứ hai, mô hình có sự kiểm soát của thị trường, đây là một thành tố kiểm soát rất tự nhiên, phản ánh tính chân thực, rõ ràng, minh bạch trong thông tin.

o Nhược điểm:

Nếu mô hình được áp dụng ở thị trường tài chính phát triển thì rất thuận lợi, phản ánh hiệu quả của việc kiểm soát cao. Nhưng đối với các nước, tuy đã có mặt các cơ quan kiểm soát bên ngoài nhưng chỉ mang tính hình thức, thì hoạt động kiểm soát chồng chéo dễ gây lãng phí mất thời gian và công sức.

Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có rất ít các NHTM thực hiện theo mô hình kiểm soát này.


Bảng 3.17: Các NHTM Việt Nam áp dụng mô hình kiểm soát kép


Công Thương (CTG)

Xuất Nhập Khẩu (EIB)

Sài Gòn Hà Nội (SHB)

Á Châu

(ACB)

Quân Đội

(MBB)

Sài Gòn Thương Tín

(STB)

Ngoại Thương

(VCB)

Nhà Hà Nội (HBB)

Nam Việt (NVB)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam - 19

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Tháng 12/2011)

Các NHTM trong nhóm này đều đã có cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Do đó, các ngân hàng luôn được sự theo dõi thường xuyên của

đại bộ phận cổ đông, thể hiện được vai trò giám sát của thị trường. Các cổ đông sẽ theo dõi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua đó, các cổ đông sẽ yêu cầu ban kiểm soát kiểm tra cụ thể từng họat động của các ngân hàng khi xét thấy cần thiết. Chính sự theo dõi này sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay (2011), hầu hết các ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam đều áp dụng mô hình kiểm soát đơn, chỉ có khoảng 23% ngân hàng ở dạng kiểm soát kép hoặc đang trong giai đoạn chuyển đổi từ kiểm soát đơn sang kiểm soát kép có yếu tố kiểm soát của thị trường. Các ngân hàng áp dụng mô hình kiểm soát kép bao gồm những NHTM NN vừa được cổ phần hóa và niêm yết trên sàn như VCB, Vietinbank và các NHTM CP đã được niêm yết công khai như ACB, STB, MB…. Các ngân hàng này có một điểm chung là vừa có hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ của ngân hàng, vừa được niêm yết công khai thông tin, do vậy hoạt động ngân hàng luôn được sự giám sát của các cổ đông và các cơ quan kiểm toán độc lập. Còn lại, các ngân hàng áp dụng mô hình kiểm soát đơn chủ yếu rơi vào những ngân hàng nhỏ mới thành lập như Đệ Nhất, Đại Á, Việt Nam Tín nghĩa, Kiên Long…Đối với các ngân hàng này, hệ thống kiểm tra kiểm soát còn chưa được kiện toàn, chưa có sự tham gia chính thức của các cơ quan kiểm toán bên ngoài hay sự giám sát của thị trường.

Kết luận: Như vậy, trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, chỉ có


khoảng 23% các ngân hàng áp dụng mô hình kiểm soát kép, ngoài hệ thống kiểm tra kiểm soát nộ bộ tại ngân hàng, còn có sự tham gia giám sát của cổ đông, các cơ quan bên ngoài và thị trường. Còn lại khoảng 77% các ngân hàng vẫn áp dụng cơ chế kiểm soát đơn, chủ yếu vẫn dựa vào hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của chính ngân hàng..

3.2.2.4. Xử lý nợ xấu

Trước đây, các ngân hàng chỉ có bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu tại trụ sở chính còn tại các chi nhánh, cán bộ xử lý nợ là cán bộ tín dụng kiêm nhiệm không chuyên trách. Bộ phận xử lý nợ chủ yếu làm nhiệm vụ giải quyết hậu quả của việc cho vay không thu hồi được nợ. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây, tất cả các chi nhánh ngân hàng đã có bộ phận quản lý rủi ro/nợ có vấn đề chuyên trách. Bộ phận quản lý rủi ro/nợ có vấn đề định kỳ báo cáo, phân tích các khoản nợ có vấn đề để cùng bộ phận tín dụng tìm hướng xử lý.

Khi phát hiện khoản nợ xấu, cán bộ tín dụng theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, đôn đốc khách hàng trả nợ như đã thỏa thuận. Đồng thời, tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình trạng TSBĐ, ngân hàng phân tích khả năng thu nợ để lựa chọn biện pháp xử lý nợ thích hợp trình cấp có thẩm quyền. Các NHTM Việt Nam đã thực hiện các biện pháp xử lý nợ như sau:

Tiếp tục cho vay duy trì hoạt động

Bổ sung TSBĐ

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Khoanh nợ

Phạt quá hạn và chuyển nhóm nợ phù hợp

Xử lý TSBĐ

Giảm hoặc miễn lãi

Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

Bán nợ

Khởi kiện

Yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Đề nghị nhà nước, chính phủ cấp nguồn xử lý hoặc xoá nợ

Phối hợp với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Chuyển nợ thành vốn góp


Xóa nợ ngoại bảng, xuất toán nợ xử lý rủi ro

Tỷ lệ các biện pháp xử lý nợ xấu

Từ năm 2005 đến năm 2011, các ngân hàng Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ khác nhau. Tỷ lệ các biện pháp xử lý, thu hồi nợ của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này được thể hiện qua bảng số liệu sau

Vietinbank

Trong thời gian 5 năm, kể từ khi Quyết Định 493 được áp dụng làm cơ sở cho hoạt động quản lý nợ xấu của mình, Vietinbank đã sử dụng triệt để tất cả các biện pháp nhằm mục tiêu thu hồi các khoản nợ với hiệu quả cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Bảng 3.18 sẽ thể hiện về tỷ trọng của từng biện pháp xử lý nợ xấu tại Vietinbank.

Bảng 3.18: Tỷ lệ các biện pháp xử lý, thu nợ áp dụng tại Vietinbank (2006-2011)

Đơn vị: %


Biện pháp xử lý, thu nợ

Tỷ trọng

Xử lý bằng quỹ DPRR

37

Tiếp tục cấp tín dụng với điều kiện chặt chẽ hơn

7

Hạn chế, giảm dần dư nợ

4

Yêu cầu bổ sung, thay đổi biện pháp bảo đảm có mức an toàn cao hơn

3

Dừng cấp tín dụng

7

Miễn giảm lãi để tăng khả năng thu nợ

3

Cơ cấu lại nợ

5

Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay

7

Phát mại tài sản bảo đảm

8

Bán nợ

3

Nhận tài sản bảo đảm cấn trừ nợ cho khách hàng

3

Khởi kiện khách hàng

7

Các biện pháp khác

6

Không có biện pháp

0

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác quản lý rủi ro 2006 - 2011, Vietinbank

Như vậy có thể thấy, tất cả các khoản nợ xấu phát sinh tại Vietinbank đều được tiến hành xử lý triệt để. Trong những biện pháp kể trên thì biện pháp được sử dụng


nhiều nhất là xử lý bằng quỹ DPRR tín dụng. Biện pháp này chiếm tới 37% trong tổng số các biện pháp mà Vietinbank áp dụng. Các biện pháp khác như dừng cấp tín dụng, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay, phát mại TSĐB hay khởi kiện khách hàng cũng được sử dụng với tỷ lệ gần như tương đương. (khoảng 7%). Các biện pháp ít được Vietinbank sử dụng nhất là miễn giảm lãi hay bán lại khoản nợ. (chỉ chiếm có 3%).

BIDV

Tương tự như Vietinbank, trong các năm qua, BIDV cũng đã cố gắng nỗ lực áp dụng mọi biện pháp để tận thu nợ, giảm nợ xấu nhằm tiến tới cổ phần hóa và hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Các biện pháp được BIDV áp dụng trong việc xử lý nợ xấu được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3.19: Tỷ lệ các biện pháp xử lý, thu nợ áp dụng tại BIDV (2006-2011)

Đơn vị: %


STT

Các biện pháp xử lý

Tỷ lệ


Tổng số

100

1

Phát mại tài sản bảo đảm

17,9

2

Tiếp tục cấp tín dụng

6,1

2

Xử lý bằng quỹ DPRR

40,1

3

Cơ cấu lại nợ

5,4

4

Miễn giảm lãi

9,1

5

Bán nợ

8,9

6

Khởi kiện khách hàng

2,2

7

Nhận tài sản bảo đảm cấn trừ nợ cho khách hàng

1,2

8

Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay

4,4

9

Các biện pháp khác

4,7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV năm 2006-2011)

Tại BIDV biện pháp xử lý nợ xấu được sử dụng nhiều nhất cũng là xử lý bằng quỹ DPRR. Biện pháp này chiếm tới 40,1%. Nếu như tại BIDV, biện pháp phát mại TSĐB chỉ chiếm một tỷ lệ ít là 6% thì biện pháp này chiếm tới 17,9% trong tổng số các biện pháp mà BIDV áp dụng và trở thành biện pháp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai.


Tiếp đó là đến các biện pháp như miễn giảm lãi hay bán nợ. (9%). Các biện pháp xử lý chiếm tỷ lệ nhỏ là khởi kiện khách hàng.

Như vậy, cho tới thời điểm hiện nay, tại cả hai ngân hàng thì biện pháp xử lý nợ xấu được áp dụng nhiều nhất vẫn là xử lý bằng quỹ DPRR của ngân hàng. Còn biện pháp bán nợ vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn ( < 9%).

Trong phạm vi luận án, tác giả đi sâu nghiên cứu vào thực trạng xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam bằng quỹ DPRR:

DPRR là khoản tiền được tính theo dư nợ gốc, trích và hạch toán vào chi phí để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ nợ. Ngân hàng sử dụng nguồn tiền này để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ trích DPRR cụ thể đối với nợ xấu gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất lần lượt là 20%, 50% và 100%. Tuy nhiên, số tiền DPRR của các NHTM Việt Nam luôn rất nhỏ so với số nợ xấu phải đòi và phụ thuộc phần lớn vào ý muốn của mỗi ngân hàng.

Cụ thể, theo QĐ 493/2005 [17], số tiền DPRR cụ thể phải được trích lập theo công thức sau:

R = max {0, (A – C)} X r

Trong đó: R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ

C: Giá trị của TSBĐ

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Giá trị của TSBĐ (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng tối đa được quy định với:

- Giá trị thị trường của vàng

- Mệnh giá của trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, và các loại giấy tờ có giá của các TCTD

- Giá trị thị trường của chứng khoán của doanh nghiệp và TCTD khác


- Giá trị của TSBĐ là động sản, bất động sản và các TSBĐ khác ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính

Nói số tiền trích DPRR phụ thuộc phần lớn vào ý muốn của mỗi ngân hàng vì số nợ ngân hàng cho vay có TSĐB thường ở mức 75% tổng dư nợ cho vay, nên NHTM chỉ cần thay đổi tỷ lệ tối đa được áp dụng là có thể thay đổi mức trích và độ lớn của DPRR.

Nguồn tiền đã trích lập DPRR chỉ được sử dụng trong trường hợp: (1) khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích; (2) các khoản nợ đã phân loại vào nợ xấu thuộc nhóm “có khả năng mất”. Riêng các khoản nợ được khoanh chờ chính phủ xử lý, ngân hàng được dùng dự phòng (nếu có) để xử lý RRTD.

Nguyên tắc sử dụng DPRR để xử lý nợ là: DPRR của khoản nợ nào dùng xử lý khoản nợ đó, phát mại TSBĐ để thu nợ. Sau khi đã sử dụng DPRR để xử lý nợ, ngân hàng tiếp tục theo dõi thu nợ ở tài khoản “ngoại bảng”. Sau 5 năm kể từ ngày xử lý RRTD, nếu chưa thu hết nợ, ngân hàng được xuất toán khỏi sổ sách. Đối với NHTM NN, chỉ được xuất toán khi có đủ hồ sơ tài liệu chứng minh đã dùng mọi biện pháp thu nợ nhưng không có kết quả và phải được Bộ Tài chính và NHNN chấp thuận.

Việc trích lập và sử dụng DPRR của các NHTM Việt Nam được thể hiện qua bảng số liệu sau:


Bảng 3.20: Trích lập và sử dụng dự phòng cụ thể tại các NHTM Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng



Ngân hàng


NĂM


DP cụ thể trích lập


DP cụ thể đã dùng


DP cụ thể còn lại

DP cụ thể đã dùng/DP cụ thể trích lập


Công Thương

2008

3280.42

830

2450.42

25,5%

2009

3454.76

1.245

2209.76

36%

2010

3402.26

544.3

2857.9

15.90%

2011

4285.51

3278.28

1007.23

76,5%

Đầu tư và phát triển

2008

5589.68

909.7

4679.98

16,2%

2009

7119.59

1730.12

5389.47

24,3%

2010

6572.7

546.11

6026.59

8,3%

2011

6034.26

824.26

5210

13,6%


Ngoại Thương

2008

4405.89

190.21

4215.68

4,3%

2009

4357.64

261.59

4096.05

6%

2010

6030.55

432.28

5598.27

7,2%

2011

4264.3

3612.6

633.7

84,7%


Nông Nghiệp

2008

4492.39

9.98

4482.41

0,22%

2009

4533.83

16.07

4517.76

0,35%

2010

8475.25

22.59

8452.66

0,27%

2011

9685.68

136.83

9548.85

1,41%


Á Châu

2008

576.11

227.86

348,25

39,5%

2009

616.56

117.32

499.24

19%

2010

835.38

121.28

714.1

14,5%

2011


935.22


22.04


913.18


2,35%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết của NHNN Việt Nam (2008 – 2011) , trong đó % DPRR đã sử dụng do tác giả tự tính

Như vậy, trong số các NHTM được lựa chọn nghiên cứu thì VBARD có tỷ trọng sử dụng nguồn dự phòng RRTD thấp nhất, tiếp đến là VCB. Tuy nhiên, đến năm 2011, VietinBank và VCB lại sử dụng một tỷ lệ dự phòng rủi ro khá lớn.

Có thể thấy, hiện nay, nguồn DPRR của các ngân hàng còn rất thấp so với số nợ xấu phải thu hồi. Thực tế, tại một số NHTM lớn, số tiền trích lập DPRR hàng năm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022