Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - 2


LGD

Loss Given Default

Tổn thất của ngân hàng khi người

vay không trả được nợ

NIM

Net Interest Margin

Biên lợi nhuận thuần

PD

Probability of Default

Xác xuất không trả được nợ

ROA

Return on Assets

Tỷ suất sinh lời trên tài sản

ROE

Return on Equity

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

SME

Small and Medium – sized

Enterprises

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

UL

Unexpexted Loss

Tổn thất không dự tính được

VAMC

Vietnam Asset Management Company

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý tài sản của các

Tổ chức tín dụng Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ‌

Sơ đồ 1.1: Quy trình chứng khoán hóa nợ 35

Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý nợ xấu tại Trụ sở chính 48

Sơ đồ 2.1:Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Techcombank 64

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý RRTD tại Techcombank 86

Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức quản lý RRTD tại Chi nhánh Techcombank 88

Sơ đồ 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất về quản lý nợ xấu 115

Hình 1.1: Mô tả nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của NHTM 17

Hình 1.2: Tổ chức thực hiện quản lý nợ xấu 26

Hình 1.3: Cơ cấu Bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 53

Hình 2.1: Đồ thị phần dư chuẩn hóa của mô hình hồi các nhân tố 125


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Nợ xấu, chi phí dự phòng của VietinBank năm 2018 52

Bảng 1.2: Các nhóm nợ xấu của VCB giai đoạn 2014-2018 55

Bảng 2.1: Huy động vốn của Techcombank giai đoạn 2015 - 2020 65

Bảng 2.2: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 69

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2015-2020 71

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo các nhóm nợ tại Techcombank 74

Bảng 2.5: Cơ cấu nợ xấu của TechcomBank theo ngành kinh tế giai đoạn 2015- 2020 75

Bảng 2.6: Phân tích tỷ lệ nợ xấu tại Techcombank giai đoạn 2015 – 2020 77

Bảng 2.7: An toàn vốn và khả năng thanh khoản của Techcombank 79

Bảng 2.8: Khả năng sinh lời của Techcombank giai đoạn 2015 – 2020 80

Bảng 2.9: Tỷ lệ ROA của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 80

Bảng 2.10: Thang xếp hạng tín dụng khách hàng phân theo mức độ rủi ro 82

Bảng 2.11: Số lượng, giá trị các khoản nợ xấu mới/chuyển nhóm nợ được phát hiện và tỷ lệ so với tổng nợ xấu 90

Bảng 2.12: Thang xếp hạng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Techcombank 93

Bảng 2.13: Bảng xếp hạng KHDN tương ứng với xác suất không trả được nợ 94

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng của Techcombank 97

Bảng 2.15: Dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2015-2020 98

Bảng 2.16: Nợ xấu, hệ số bù đắp tổn thất nợ xấu của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 100

Bảng 2.17: Nợ xấu, hệ số bù đắp tổn thất nợ xấu của Techcombank 100

Bảng 2.18: Hạn mức tín dụng theo loại TSĐB và xếp hạng tín dụng nội bộ 103

Bảng 2.19: Các biến hồi quy trong mô hình nghiên cứu 117

Bảng 2.20: Kiểm định KMO lần 1 các biến độc lập 119

Bảng 2.21: Kiểm định KMO lần 2 các biến độc lập 119

Bảng 2.22: Kết quả phân tích phương sai trích các biến độc lập 120

Bảng 2.23: Ma trận hệ số tương quan 120

Bảng 2.24: Kiểm định KMO biến phụ thuộc 121

Bảng 2.25: Bảng hệ số Communalities 121

Bảng 2.26: Kết quả phân tích phương sai trích biến phụ thuộc 122

Bảng 2.27: Kết quả phân tích thống kê mô tả các thành phần của mô hình 123

Bảng 2.28: Độ phù hợp của mô hình 124

Bảng 2.29: Phân tích phương sai 124

Bảng 2.30: Kiểm tra đa cộng tuyến 125

Bảng 2.31: Kết quả phân tích hồi quy Coefficientsa 126

Bảng 2.32: Kết quả kiểm định ANOVA Biến A. 128


Bảng 2.33: Kết quả kiểm định ANOVA Biến B 128

Bảng 2.34: Kết quả kiểm định ANOVA Biến C 129

Bảng 2.35: Kết quả kiểm định ANOVA Biến D. 129

Bảng 2.36: Kết quả kiểm định ANOVA Biến E. 129

Bảng 2.37: Kết quả kiểm định ANOVA Biến F. 130

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của Techcombank giai đoạn 2015-2020 62

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu huy động vốn của Techcombank 2015 – 2020 66

Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng Techcombank 2015-2020...67 Biểu đồ 2.4: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Techcombank 70

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thu nhập Techcombank 2015 – 2020 72

Biểu đồ 2.6:Tốc độ gia tăng nợ xấu/Tốc độ tăng trưởng cho vay tại Techcombank 2015 – 2020 77


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cốt lòi quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Nợ xấu tồn tại tất yếu khách quan trong hoạt động tín dụng, và duy trì nợ xấu ở mức độ an toàn là một trong các mục tiêu quan trọng của NHTM. Nợ xấu không chỉ là nguyên nhân cơ bản gây mất an toàn, làm gia tăng trích lập dự phòng rủi ro, gia tăng chi phí xử lý nợ xấu từ đó gây sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những tác động tiêu cực về tài chính, nợ xấu còn ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ngân hàng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng cũng như nền tài chính quốc gia. Việc quản lý nợ xấu được coi là hoạt động quan trọng để các ngân hàng xác định nguyên nhân, dự đoán tổn thất, từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu hiệu quả nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do nợ xấu gây ra cũng như đưa ra các giải pháp dự phòng tránh nợ xấu lặp lại trong tương lai.

Đối với hệ thống các NHTM, giai đoạn 2015 trở lại đây, cùng với sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế, ứng dụng công nghệ tài chính trên diện rộng, đi kèm với đó là sự hoàn thiện của hành lang pháp lý đã tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt được những kết quả vượt bậc, không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh cho bản thân mỗi ngân hàng mà còn góp phần lành mạnh hóa, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn cho toàn hệ thống TCTD. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ còn khá cao và trong nhiều trường hợp nợ xấu chưa được ghi nhận đúng bản chất khiến tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh đúng thực trạng hoạt động tín dụng, tiềm ẩn khả năng gây tổn thất cho ngân hàng cũng như cho nền kinh tế.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam là một trong số các ngân hàng thương mại tư nhân có quy mô tổng tài sản và quy mô dư nợ lớn hàng đầu ở Việt Nam. Được chọn là một trong số 10 ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên thí điểm áp dụng Basel II, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam luôn chú trọng đến các vấn đề về an toàn, minh bạch và bền vững trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy trong những năm qua, hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh những thành công, hoạt động quản lý nợ xấu của Ngân hàng vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại: chưa có hệ thống văn bản nội bộ đồng bộ, riêng biệt cho quản lý nợ xấu; Mô hình tổ chức, bộ máy QLNX còn tồn tại nhiều bất cập; Đo lường, đánh giá nợ xấu chưa sát thực tế; Các biện pháp xử lý nợ xấu chưa đa dạng và chưa phát huy được tác dụng khiến nợ xấu được xử lý chưa triệt để…


Trước những thách thức và thời cơ của nền kinh tế trong giai đoạn mới, nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của chính Ngân hàng cũng như much tiêu trong Chiến lược phát triển Ngành Ngân hàng Việt Nam đến 2025, định hướng 2030, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cần hoàn thiện và tăng cường hơn nữa hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng.

Xuất phát từ nhận thức quan trọng về lý luận và thực tiễn như trên, NCS quyết định chọn đề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” cho luận án tiến sỹ kinh tế của mình, với mong muốn hoàn thiện lý luận chuyên môn của bản thân, tiếp cận nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu và bước đầu đề xuất một số giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, góp phần tăng cường quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

2.1. Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài

Trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nhất là trong dịch vụ tài chính, yêu cầu ngành ngân hàng phải có những cải cách mạnh mẽ, những bước tiến mới nhằm cải thiện dịch vụ, hoạt động kinh doanh của mình để thu hút khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Các sản phẩm ngân hàng mới ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, đồng thời khai thác triệt để nguồn lực, thế mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn đang giữ vị trí quan trọng nhất trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Chính vì tầm quan trọng đó mà trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động tín dụng lành mạnh, an toàn của ngân hàng, đặt biệt các công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích bản chất cũng như sự cần thiết phải quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Đầu tiên, khái niệm nợ xấu của ngân hàng ra đời ở châu Âu từ rất sớm, vào khoảng những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Đây là khoảng thời gian phát triển rực rỡ của hệ thống các ngân hàng thương mại truyền thống ở châu Âu hay còn gọi là các Ngân hàng trung gian với chức năng chính của mình là làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán. Theo thời gian, khái niệm nợ xấu được hoàn thiện cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng trên toàn thế giới và được sử dụng rộng rãi như một khái niệm học thuật cơ bản, thậm chí được đưa vào từ điển Cambridge với tên gọi “bad debt”. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến nợ xấu và sự cần thiết phải quản lý nợ xấu như:


(1) Peter S. Rose, 1996 “Commercial bank management”, trong tác phẩm của mình, Rose cho rằng các khoản cho vay bắt đầu được đưa vào nợ xấu khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên. Về cơ bản, nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, đã quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Điều này thường xảy ra khi các con nợ làm ăn thua lỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc thường quá ba tháng, căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm nợ thích hợp. Ngoài ra, nợ xấu còn được hiểu là các khoản nợ hầu như không có khả năng thanh toán và bắt buộc phải xử lý bằng bút toán xóa nợ, chuyển hạch toán khoản cho vay sang ngoại bảng và đưa vào danh sách nợ xấu.

(2) Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) xác định, một khoản nợ được coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra:

(i) Ngân hàng nhận thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện các biện pháp nhằm thu hồi vốn vay; (ii) Người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày (BCBS, 2004).

(3) Edward W. Reed, 1984 “Commercial banking” đã đề cập đến nợ xấu theo cách hiều như sau: Nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn.

(4) Frederic S. Mishkin, 1992 “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets” tập trung phân tích nguyên nhân của nợ xấu chủ yếu phát sinh do tình trạng thông tin không cân xứng, từ đó Mishkin đề xuất một số nguyên tắc quản lý tiền vay nhằm giảm rủi ro tín dụng nói chung và hạn chế nợ xấu nói riêng, bao gồm: (i) Sàng lọc và giám sát; (ii) Quan hệ khách hàng lâu dài và qui tắc tín dụng;

(iii) Vật thế chấp và số dư bù; (iv) Vốn ngân hàng và tính tương hợp ý muốn. Trong tác phẩm của mình, Mishkin cũng nhắc đến việc sử dụng các khoản dự trữ phòng mất tiền cho vay như một biện pháp khắc phục tác động trực tiếp của các khoản nợ xấu gây ra cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

(5) Simon Kwan & Robert A. Eisenbeis, 1997 “Bank Risk, Capitalization, and Operating Efficiency” phân tích những tác động của nợ xấu đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Trong đó các tác giả cũng chỉ ra một nguyên lý là khi lãi suất và nợ xấu đạt tới một ngưỡng nhất định thì hiệu ứng “suy giảm tín dụng” sẽ xảy ra do các ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc hạn chế rủi ro phát sinh từ việc đẩy mạnh cho vay. Các tác giả lý giải rằng, bản thân các ngân hàng sẽ chủ động hạn chế tín dụng trong điều kiện nợ xấu tăng cao.


(6) Carmen M. Reinhart & Kenneth S. Rogoff, 2010 “Growth in a Time of Debt” cho rằng, nợ xấu chính là dấu hiệu cảnh báo cho cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai nếu không theo dòi và xử lý kịp thời. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như phân tích tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là vô cùng quan trọng nhằm đưa ra các biện pháp quản lý nợ xấu có hiệu quả, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

(7) Raphael Espinoza and Ananthakrishnan, 2010 “Nonperforming Loans in the GCC Banking System and their Macroeconomic Effects” cho rằng, nợ xấu tác động rộng lớn đến hệ thống ngân hàng các nước vùng vịnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng: theo một hệ thống điều khiển điện tử, từ năm 1995-2008 với khoảng 80 ngân hàng trong khu vực nước vùng vịnh: tỷ lệ nợ xấu tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế là đẩy lùi tỷ lệ lãi suất, rủi ro tăng lên trông thấy. Mô hình này ngụ ý rằng: tác động tích lũy của những cú sốc kinh tế vĩ mô dài trong thời gian ba năm là thực sự lớn. Yếu tố ngành cụ thể liên quan đến rủi ro và hiệu quả cũng có liên quan đến nợ xấu trong tương lai. Nghiên cứu cũng điều tra hiệu ứng phản hồi tăng tỷ lệ nợ xấu đến tăng trưởng bằng cách sử dụng mô hình VAR (mô hình tự hồi quy vecto). Theo VAR bảng điều khiển có thể là một vấn đề quan trọng, mặc dù hiệu ứng phản hồi ngắn ngủi lỗ trên bảng cân đối của các ngân hàng trên hoạt động kinh tế.

(8) Moh Benny Alexandri and Teguh Iman Santoso (2015) “Non Performing Loan: Impact of Internal and External Factor: Evidence in Indonesia” cho rằng, nợ xấu tác động đến yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của ngân hàng trong và ngoài nước về mức độ nợ xấu tại các ngân hàng phát triển Indonesia. Đây là một nghiên cứu định lượng sử dụng bảng điều khiển hồi quy dữ liệu phân tích giai đoạn 2009 - 2013. Các đối tượng nghiên cứu gồm 26 ngân hàng. Các yếu tố ảnh hưởng như: tỷ lệ an toàn - CAR, mức độ hiệu quả - ROA, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước - GDP và tỷ lệ lạm phát. Mô hình dự đoán được sử dụng là mô hình dữ liệu bảng Random Effects Model - REM. Kết quả nghiên cứu này kết luận rằng: mức độ hiệu quả của các ngân hàng sẽ làm giảm mức nợ xấu.

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Quản lý nợ xấu có vai trò quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thành công của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi mà các quan điểm quản lý, nguyên tắc và thông lệ quốc tế ngày càng trở nên hiện đại, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. Do đó, quản lý nợ xấu và quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn Basel được hầu hết tất cả các nước trên thế giới áp dụng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022