MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới ngành du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến và là cầu nối hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy tăng trường kinh tế đất nước, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, thời kỳ toàn cầu hóa, ngành du lịch đứng trước những khó khăn thách thức, hoạt động du lịch tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường... đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước.
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Nam Tây Nguyên, là đầu mối giao thương giữa các tỉnh Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực duyên hải Nam trung bộ, các tuyến Quốc lộ 14, 14C, 28 chạy qua, nối Đắk Nông với các trung tâm du lịch lớn của cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Đà Lạt, Bình Thuận; hai cửa khẩu Bu Prăng và Đắk Per nối với nước bạn Campuchia tạo cho Đắk Nông những điều kiện thuận lợi để hình thành các tour, tuyến du lịch liên vùng, miền, quốc gia. Lợi thế vị trí cùng với sự đa dạng văn hóa và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo cho Đắk Nông điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Vùng đất Đắk Nông lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của 40 cộng đồng dân tộc cùng chung sống với những bản sử thi truyền đời, những di tích lịch sử, không gian nghệ thuật, văn hóa cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm tinh xảo; nơi đây cũng là vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ, hữu tình, với hệ thống hang động núi lửa được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á - di sản thiên nhiên độc đáo của quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm; giữa không
gian xanh mượt của thung lũng, núi, đồi xen kẽ những cánh rừng nguyên sinh trải bạt ngàn, những con sông, suối, hồ nước, hệ thống thác nước hùng vĩ và các khu bảo tồn thiên nhiên với hệ động thực vật phong phú tạo thành quần thể du lịch hấp dẫn.
Tuy nhiên, theo đánh giá thì ngành du lịch Đắk Nông đang phát triển dưới mức tiềm năng rất xa, thậm chí là đang ở tình trạng kém phát triển. Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ IX, X, XI đã xác định du lịch là mũi nhọn đột phá cần tập trung phát triển. Mặc dù tỉnh đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch nhưng trên thực tế việc đầu tư cho ngành du lịch của tỉnh mới chỉ ở mức độ giới thiệu tiềm năng, mời gọi đầu tư và hình thành hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch tại thị xã Gia Nghĩa.
Hiện tại cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch còn chưa hoàn thi ện; doanh từ du lịch còn thấp; chưa tạo được sản phẩm du lịch gắn với đặc thù của địa phương, mang tính độc đáo có sức thu hút khách; việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh chưa được quan tâm đúng mức và thường xuyên; cộng đồng dân cư chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của phát triển du lịch và hưởng lợi từ du lịch mang lại; nguồn nhân lực cho phát triển du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; việc kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch chưa tốt. Một số điểm du lịch đang khai thác, chủ đầu tư chưa chú trọng đến tính bền vững còn buông lỏng quản lý, bảo vệ khiến cảnh quan môi trường đặc biệt là rừng bị tàn phá nghiêm trọng; tiến độ triển khai các dự án du lịch trên địa bàn còn chậm, một số nhà đầu tư không đủ năng lực, một số dự án phải thu hồi như điểm du lịch sinh thái hồ Trúc, điểm du lịch sinh thái Đắk Buk So, điểm du lịch sinh thái Cột Đá, khu du lịch sinh thái thác Cô Tiên; tình trạng khách du lịch xả rác thải bừa
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 1
- Khái Niệm, Đặc Điểm Hoạt Động Du Lịch Và Các Loại Hình Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch
- Kết Cấu Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất - Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Du Lịch Của Chính Quyền Cấp Tỉnh
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
bãi, không được thu dọn, nhắc nhở,...
Để khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cần có sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước, công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch của tỉnh cần được đổi mới một cách toàn diện, để vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa góp phần tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững của ngành du lịch tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.
Với những lý do nêu trên, đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của học viên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình khoa học công bố và nhóm tác giả, cá nhân nghiên cứu, Cụ thể:
- Trịnh Đăng Thanh (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trước yêu cầu mới. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu toàn diện vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch nói chung và ở từng địa phương nói riêng [28].
- Nguyễn Minh Đức (2007), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là một công trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở một địa phương cụ thể. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận và
thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao trình độ quản lý nhà nước về thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên, kinh tế
– xã hội, văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Sơn La - thuộc khu vực miền núi Tây Bắc có nhiều điểm khác biệt so với Đắk Nông – thuộc khu vực Tây Nguyên [14].
- Bùi Quang Mích (2016) ''Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông'' tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Đắk Nông. Tham luận đã tập trung nêu bật tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch về giao thông, cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển, …, nêu ra được một số khó khăn hạn chế trong việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, nội dung công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh tác giả chỉ mới đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp về công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh [4].
Ngoài ra, còn một số bài viết liên quan đến vấn đề phát triển du lịch và quản lý nhà nước về du lịch, cụ thể như:
- Hoàng Tuấn Anh (2007), “Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 133.
- Trần Xuân Ảnh (2007), "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 132.
- Nguyễn Văn Mạnh (2007), “Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115.
- Vũ Khoan (2005), “Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010”, Tạp chí Du lịch, số 11.
- Trịnh Đăng Thanh (2004), “Một số suy nghĩ về công tác quản lý
nhà nước đối với ngành du lịch”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 98.
- Trần Nguyễn Tuyên (2005), “Du lịch Việt Nam phát triển theo hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 114.
Các công trình nghiên cứu nêu trên cơ bản đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch, thực tiễn phát triển du lịch một số địa phương. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chuyên sâu quản lý nhà nước về du lịch chưa nhiều, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu '' quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông''. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn có sự kế thừa những thành quả khoa học của các công trình nghiên cứu đi trước và tiếp tục giải quyết những vấn đề còn để ngỏ, nhằm hoàn thiện lý luận quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu đánh giá thực trạng để đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu hướng hội nhập.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn xác định có những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về du
lịch.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh
Đắk Nông từ năm 2011 đến nay, từ đó đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tỉnh Đắk Nông
Về thời gian: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 – 2015
Về nội dung: Là các hoạt động kinh tế, văn hóa tương tác giữa các chủ thể tham gia vào các dịch vụ thuộc ngành du lịch diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, các chủ thể đó bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ về du lịch; khách du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch; các cơ sở nhà hàng, bán đồ lưu niệm; các khu, tuyến, điểm du lịch; ...
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng; Các văn bản pháp luật đã ban hành, đặc biệt là Luật Du lịch, Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản luật khác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Tập hợp các tài liệu sẵn có ở các cơ
quan cấp tỉnh như: UBND tỉnh Đắk Nông, Sở VH,TT&DL tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê tỉnh, các công trình nghiên cứu, tạp chí khoa học, website, tư liệu trên internet, ...
- Phương pháp thống kê mô tả: Các nguồn số liệu thống kê phù hợp, liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng nhằm nghiên cứu đối chiếu kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở các tỉnh thành của Việt Nam, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Nông.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp đánh giá, dự báo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn một tỉnh, lấy Đắk Nông làm điển hình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn từ 2011 đến nay, làm rõ những điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất được những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân trong việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch Đắk Nông nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về du lịch
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chương 3. Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông