Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Và Câu Hỏi Nghiên Cứu Của Luận Án


Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Trung Tường“Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”(2011) [36,

tr.1-194]. Tác giả

thực hiện đề

tài nghiên cứu hướng vào quản trị

NHTM về

HĐTD, đã nêu những vấn đề cơ bản về tín dụng của NHTM, đề cập đền các loại cho vay để đánh giá thực trạng quản trị tín dụng của các NHTMCP ở TP.HCM; đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản trị tín dụng của các NHTMCP ở TP.HCM.

Như vậy, có nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau về HĐTD, đa dạng hóa

HĐTD và QLNN đối với HĐTD, nhưng chưa có đề tài nào đề cập toàn diện, đầy

đủ đến QLNN trong quá trình phát triển các hình thức cấp tín dụng của các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.

NHTMCP. Các nghiên cứu chưa nêu cụ thể được nội dung QLNN và các tiêu chí đánh giá kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP; trong đó, các nội dung như định hướng phát triển của Nhà nước về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP, ban hành pháp luật về đa dạng hóa HĐTD, điều tiết của Nhà nước và kiểm tra, thanh tra, giám sát của Nhà nước đối với quá trình đa dạng hóa HĐTD của cac NHTMCP.

Trong điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM có những cơ hội, đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn trong quá trình đa dạng hóa HĐTD và chấp hành theo Luật NHNN, Luật các TCTD. Do vậy, cần có một nghiên cứu cụ thể, toàn diện, sâu sắc hơn về QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM, để có thể vận dụng một cách khoa học và hiệu quả vào trong thực tiễn. Thông qua các nghiên cứu về HĐTD, đa dạng hóa HĐTD và QLNN đối với HĐTD trên địa bàn TP.HCM, đề tài luận án có thể được coi là phát triển theo hướng nghiên cứu mới, kết quả nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các đề tài đã công bố.

Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 5

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận án

3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM. Thông qua việc hệ thống hóa, sâu sắc hóa cơ sở lý luận liên quan đến QLNN về đa dạng hóa HĐTD

của các NHTM, tham khảo kinh nghiệm quốc tế

trong QLNN về

đa dạng hóa

HĐTD của các NHTM, phân tích thực trạng và đánh giá kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM, làm nổi bật các kết quả

đạt được, các hạn chế

cần khắc phục trong quá trình QLNN về

đa dạng hóa

HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM, luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM.

Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá một cách có hệ thống và khoa học về đa dạng hóa HĐTD, về công tác QLNN đối với đa dạng hoá HĐTD, nghiên cứu QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án được tập trung vào:

Một là, hệ thống hóa, làm sâu sắc hóa các vấn đề lý luận liên quan đến QLNN có hiệu quả cao về đa dạng hóa HĐTD.

Hai là, đánh giá thực trạng đa dạng hoá HĐTD, đánh giá kết quả đa dạng hóa HĐTD. Xác định các nguyên nhân, các vấn đề yếu kém trong HĐTD của các

NHTMCP trên địa bàn. Đặc biệt, phân tích thực trạng QLNN về đa dạng hóa

HĐTD của các NHTMCP và xác định các yếu tố tác động đến kết quả QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM.

Ba là, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020.

3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu, hoàn thành những nhiệm vụ và đem lại những ý nghĩa thiết thực, đề tài luận án sẽ trả lời các câu hỏi trọng tâm như sau:

Thứ nhất, đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP là gì? Tại sao phải đa

dạng hóa HĐTD?


Thứ hai, các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức trong mỗi hình thức cấp tín dụng được pháp luật cho phép các NHTMCP thực hiện?

Thứ ba, QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP gồm có những nội dung gì?

Thứ tư, những tiêu chí nào để

đánh giá kết quả

QLNN về đa dạng hóa

HĐTD của các NHTMCP? và các nhân tố nào tác động làm ảnh hưởng đến kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP?

Thứ năm, công tác QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đã đạt được những thành tựu gì, có những hạn chế gì và nguyên nhân của những hạn chế đó?

Thứ sáu, các giải pháp hoàn thiện QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM? có những điều kiện gì để thực hiện thành công các giải pháp đó?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM.

Các đối tượng cụ thể bao gồm: (i) Lý luận và kinh nghiệm quốc tế đối với QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP, (ii) thực tiễn QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM.

4.2 Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi về nội dung nghiên cứu: QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các

NHTMCP có nội dung

khá rộng, phạm vi về

đa dạng hóa HĐTD

của các

NHTMCP theo luận án xác định bao gồm đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng và đa dạng hóa các loại, phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng. Do vậy, phạm vi nghiên cứu QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP theo luận án xác định hướng vào những vấn đề chung, cơ bản của QLNN về đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng và đa dạng hóa các loại, phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng của các NHTMCP, làm rõ nội dung QLNN về đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng và đa dạng hóa các loại, phương thức trong từng hình thức cấp

tín dụng của các NHTMCP. Các nghiên cứu chủ yếu ở hoạt động quản lý, chỉ

đạo, điều hành của Chính phủ, NHNN, UBND TP.HCM, NHNN-Chi nhánh TP.HCM.

Theo đó, trong nội dung phần tiếp theo của luận án, đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP được gọi tắt là đa dạng hóa HĐTD, các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng được gọi tắt là loại và phương thức cấp tín dụng.

Phạm vi về không gian: Thực hiện nghiên cứu trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu tính hình đa dạng hóa HĐTD và QLNN về đa dạng hoá HĐTD.

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng bắt đầu từ năm 2006 đến năm 2012 và định hướng đến năm 2020. Trong nghiên cứu, tác giả cập nhật thông tin đến năm 2013, cập nhật các thông tin và quy định pháp luật mới ban hành, nhằm phân tích và đề xuất, kiến nghị các giải pháp cho phù hợp trong thời gian tới. Việc chọn mốc thời gian đến năm 2020 nhằm phù hợp với thời hạn của các chiến lược quốc gia, phát triển HĐTD, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng đa dạng cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến

năm 2020, đã được Bộ

chính trị

ban hành Nghị

quyết số

16-NQ/TW ngày

10/08/2012, phù hợp với “Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006.

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu


Cách tiếp cận nghiên cứu: Luận án tiếp cận đến HĐTD, đa dạng hóa HĐTD và QLNN về đa dạng hóa HĐTD, tiếp thu kinh nghiệm các nước có điều kiện tương đồng, quan sát và nghiên cứu thực tiễn QLNN về đa dạng hóa HĐTD tại Việt Nam và trên địa bàn TP.HCM để đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sừ dụng các phương pháp, công cụ

nghiên cứu định tính, được tổng hợp, mô tả theo khung phân tích nghiên cứu (xem Phụ lục 1). Nghiên cứu các tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá thông tin thu thập được để làm sáng tỏ cơ sở lý luận. Đồng thời, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn, tiếp xúc và quan sát trực tiếp để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho đề tài của luận án. Trong đó, bao gồm:

- Phương pháp thống kê: Thông qua thu thập thông tin, số liệu các tài liệu sơ cấp, thứ cấp từ NHNN, NHNN Chi nhánh TP.HCM, các NHTMCP, nghiên cứu sách, văn bản pháp luật, báo chí, internet, thông tin thống kê nhằm trình bày quá trình đa dạng hóa HĐTD trên địa bàn TP.HCM theo trình tự thời gian liên tục của các sự kiện, thiết lập các bảng thống kê về số lượng, xác định tốc độ tăng trưởng và vạch ra tính chất đa dạng hóa HĐTD. Dựa vào nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp để xây dựng cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng theo các tiêu chí cụ thể, xác định nguyên nhân và các yếu tố tác động đến QLNN về đa dạng hoá HĐTD.


- Phương pháp điều tra, khảo sát và phỏng vấn thực tế: Sau khi xác định đề tài nghiên cứu, tác giả thu thập thông tin, dữ liệu, tác giả tiến hành trực tiếp và sử dụng cộng tác viên để khảo sát, phỏng vấn thực tế bằng 300 phiếu khảo sát bằng bảng câu hỏi, tiếp xúc trực tiếp và ngẫu nhiên với các nhà quản lý doanh nghiệp, nhân viên các công ty, sinh viên đại học ngành tài chính ngân hàng. Với 300 phiếu khảo sát trực tiếp trong các năm 2010 và năm 2011 được thu về trực tiếp và đầy đủ 300 phiếu và tổng hợp kết quả khảo sát (xem Phụ lục 2). Khảo sát 450 phiếu bằng bảng câu hỏi gửi một cách ngẫu nhiên đến các nhà quản lý làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhân viên tín dụng tại các NHTMCP. Với 450 phiếu khảo sát được gửi đi trong năm 2012 và năm 2013 và nhận về đầy đủ 450 phiếu. Kết quả khảo sát được tổng hợp đầy đủ (xem Phụ lục 3). Phỏng vấn trực tiếp được thực hiện trong năm 2013 bằng 8 câu hỏi đến từng người sau khi chọn các nhà quản lý ngân hàng, nhân viên tín dụng tại các NHTMCP để ghi nhận các ý kiến trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của đề tài (xem Phụ lục 5). Qua các kết quả, tác giả đưa vào phân tích các nội dung liên quan đến đề tài của luận án.

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập các thông tin, dữ liệu qua quan sát trực tiếp trong quá trình công tác. Tham gia vào các chương trình tọa đàm, hội nghị cùng với các cơ quan QLNN, NHNN tại các buổi tọa đàm, tiếp xúc doanh nghiệp (xem Phụ lục 6). Tham gia viết bài, báo cáo chuyên đề tại các chương trình hội thảo khoa học và tiếp xúc trực tiếp các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý ngân hàng (xem Phụ lục 7). Qua đó, thu thập thông tin, tài liệu và nhận được các ý kiến đóng góp quan trọng về đa dạng hóa HĐTD và công tác QLNN về đa dạng hóa HĐTD.

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Từ thông tin, số liệu và khảo sát thực tế, tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp đối với QLNN về đa dạng hóa HĐTD các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM trong những điều kiện cụ thể. Qua đó đánh giá thực trạng và tìm nguyên nhân của các hạn chế cần khắc phục đối với QLNN về đa dạng hóa HĐTD các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM.

6. Những đóng góp mới của luận án


Một là, những đóng góp về lý luận: Luận án bổ sung, hoàn thiện thêm cơ sở lý luận, luận cứ khoa học về dạng hóa HĐTD và QLNN về đa dạng hóa HĐTD. Đặc biệt, vận dụng ma trận Ansoff vào việc chọn phương hướng và chọn loại đa dạng hóa HĐTD. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá kết quả QLNN và xác định các nhân tố tác động đến kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD.

Hai là, vận dụng kinh nghiệm quốc tế: Vận dụng kinh nghiệm của các nước Châu Á có điều kiện tương đồng với Việt Nam và kết hợp được kinh nghiệm quốc tế với tình hình cụ thể ở Việt Nam.

Ba là, đánh giá kết quả đa dạng hóa HĐTD và kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD: Đánh giá kết quả đa dạng hóa HĐTD trong giai đoạn 2006-2012 qua các tiêu chí về số lượng về quy mô về tốc độ tăng trưởng và về an toàn. Đồng thời, đánh giá kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2006-2012 dựa trên các tiêu chí về tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp, tính công bằng và tính bền vững.

Bốn là, đánh giá những thành tựu đạt được, các hạn chế, bất cập cần khắc phục và đề xuất các giải pháp: Qua phân tích thực trạng, đánh giá những thành tựu đạt được, các hạn chế, bất cập cần khắc phục và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đến

năm 2020, bao gồm

các nhóm giải pháp về

hoàn thiện khung pháp lý, về

định

hướng phát triển của Nhà nước, về điều tiết của Nhà nước, về kiểm tra, thanh tra giám sát của Nhà nước.

Năm là, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn: Qua đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị có thể áp dụng thành công trong thực tiễn, nhất là việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến từng hình thức cấp tín dụng phù hợp với Luật các TCTD năm 2010. Do vậy, thực hiện đồng thời các giải pháp sẽ có những tác động tích cực đến quá trình QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTM trong phạm vi cả nước nói chung và của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM nói riêng.

7. Bố cục của luận án


Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án

nghiên cứu được kết cấu 3 chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP. Chương này nêu một số vấn đề cơ bản về đa dạng hóa HĐTD, QLNN về đa dạng hóa HĐTD, trình bày kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm QLNN về đa dạng hóa HĐTD.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đa dạng hoá HĐTD của các

NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012. Nội dung thể hiện thực

trạng HĐTD, thực trạng QLNN về đa dạng hóa HĐTD, đánh giá kết quả QLNN và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020. Chương cuối của luận án nêu bối cảnh kinh tế giai đoạn hiện tại, định hướng phát triển kinh tế, định hướng phát triển về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020. xác định mục tiêu, quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020, cùng với đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp đã đề ra.

Xem tất cả 328 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí