Tài Nguyên Du Lịch, Sản Phẩm Du Lịch Và Sản Phẩm Du Lịch Văn Hóa


điều chỉnh là: Lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Sau này, Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng bổ sung lễ hội văn hóa du lịch.

Như thế, nhận thức chung và cũng là quan điểm lý thuyết mà luận án kế thừa và tổng hợp lại là: 1) Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện; 2) Hội là tập hợp các trò diễn có tính nghi lễ, các cuộc vui chơi, giải trí tại một thời điểm nhất định, thường trong khuôn viên các công trình tôn giáo, hay ở sát chúng, có đông người tham gia, là đời sống văn hóa hàng ngày và một phần đời sống cá nhân và cả cộng đồng, nhân kỉ niệm một sự kiên quan trọng đối với một cộng đồng xã hội.

Lễ hội là một sản phẩm của xã hội quá khứ, được truyền lại tới ngày nay và nó được người dân, cộng đồng tiếp nhận và thực hành trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng.

Để rõ ràng hơn, từ đây luận án xin phép sử dụng thuật ngữ “lễ hội truyền thống”. Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp,

vừa độc đáo vừa phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam có nguồn gốc từ rất lâu đời. Có thể coi lễ hội truyền thống là hình ảnh thu nhỏ của nền văn hóa dân gian. Lễ hội truyền thống bao hàm hầu như đầy đủ các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như: truyền thuyết, thần thoại, thần tích, thần phả, văn tế, văn bia, hoành phi câu đối ca dao, hò vè… (văn học dân gian); diễn xướng, sân khấu dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc… (nghệ thuật biểu diễn dân gian); các nghi lễ, nghi thức, trò chơi, trò diễn, trò chơi dân gian, tục lệ, đối tượng thờ cúng, đức tin… (tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán dân gian). Do vậy lễ hội truyền thống không chỉ là hiện tượng văn hóa dân gian mà còn là một tượng mang tính lịch sử xã hội. Nhiều yếu tố văn hóa tinh thần được lễ hội truyền thống bảo lưu và truyền tụng từ đời này sang đời khác và thực sự trở thành di sản văn hóa truyền thống vô giá.


Lê Trung Vũ và Nguyễn Hồng Dương khái quát: Hội làng - Lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng làng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát triển cho cả làng, sự bình yên cho từng cá nhân, niềm hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ; sự sinh sôi của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà bao đời đã quy tụ chung vào 4 chữ “nhân khang vật thịnh” hay “quốc thái dân an.” [93]

Hai tác giả giải thích tiếp: Lễ hội truyền thống hay còn gọi là lễ hội dân gian, lễ hội cổ truyền thường tổ chức ở đình chùa (hội chùa mang nội dung và chức năng hội làng), đền, miếu, phủ, điện trong các làng gọi là hội làng, hội đình, hội đền, hội phủ,… do dân làng mà trước hết là các bậc bô lão trong cộng đồng tổ chức. Đó là những lễ hội thường gồm hai phần: lễ và hội. Lễ với hệ thống lễ uy nghiêm và thần bí; Hội với hệ thống hội vui tươi thế tục; kèm theo và xen kẽ là phong tục, trong đó mỗi hội thường có một tục hèm - tục kiêng - là đặc điểm nổi trội của mỗi hội. [93]

Lễ hội truyền thống gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, nó mang tính thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời sống trần gian, trần tục. Có nhiều sinh hoạt, trình diễn trong lễ hội nhìn bề ngoài là trần tục, như các trò vui chơi giải trí, thi tài, các diễn xướng mang tính phồn thực, nên nó mang tính “tục”, nhưng lại là cái trần tục mang tính phong tục, nên nó vẫn thuộc về cái thiêng, như tôn sùng sinh thực khí mà hội Trò Trám2 (Phú Thọ) là điển hình. Tính tâm linh và linh thiêng của lễ hội quy định “ngôn ngữ” của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng tạo cảm giác thăng hoa, vượt lên thế giới hiện thực, trần tục của đời sống thường ngày. Ví dụ, diễn xướng ba trận đánh giặc Ân trong Hội Gióng, diễn xướng cờ lau tập trận trong lễ hội Hoa Lư, diễn xướng rước Chúa gái (Mỵ Nương) trong Hội Tản Viên… Chính các diễn xướng mang tính biểu tượng này tạo nên không khí linh thiêng, hứng khởi và thăng hoa của lễ hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.


2 Một lễ hội độc đáo, còn có thể gọi là ''độc nhất vô nhị'' vừa mang nghi lễ trang nghiêm vừa thắm đượm tính văn hóa dân tộc, hằng năm được trình diễn tại lễ hội Ðền Hùng. Khoảnh khắc linh thiêng và tế nhị nhất là gần đến giờ chuyển tiếp sang ngày hôm sau. "Lễ mật" diễn ra trong sự hoan hỉ của mọi người. Một thanh niên trai tráng cầm "nõ", một cô gái duyên dáng cầm "nường". Trong tiếng hò reo "Linh tinh, tình phục", cái "nõ" đâm vào cái "nường". Sau ba lần "Linh tinh, tình phục" như thế, lễ mật kết thúc, mọi người vui vẻ ra về. Và đêm ấy là đêm của tình yêu. Thanh niên, nam nữ được tự do tâm tình, cởi mở tấm lòng.


Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống, tính phức hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể. Đoàn Minh Châu trong nghiên cứu Cấu trúc lễ hội đương đại đã đề cập đến lễ hội truyền thống bao gồm gần như tất cả các phương diện khác nhau của đời sống xã hội của con người: sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễn xướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu…), các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán…[20]. Chủ thể của lễ hội truyền thống là cộng đồng. Đó là cộng đồng làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và lớn hơn là cộng đồng quốc gia dân tộc. Nói cách khác không có lễ hội nào lại không thuộc về một dạng cộng đồng nhất định. Cộng đồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động và hưởng thụ các giá trị văn hóa của lễ hội.

Các giá trị văn hóa của lễ hội đã được các nhà nghiên cứu đúc kết như sau: Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng; Giá trị hướng về cội nguồn; Giá trị cân bằng đời sống tâm linh; Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa; Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa; Giá trị kinh tế; và Giá trị giáo dục.

1.1.1.3. Quản lý lễ hội và lễ hội truyền thống

Quản lý lễ hội bao gồm quản lý nhà nước và những hình thức quản lý khác đối với hoạt động lễ hội. Quản lý lễ hội nói chung ở nước ta được hiểu là quá trình sử dụng các công cụ quản lý (chính sách, pháp luật, các nghị định, chế tài, tổ chức bộ máy vận hành và các nguồn lực) để kiểm soát, can thiệp vào các hoạt động của lễ hội bằng các phương thức tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát, nhằm duy trì hệ thống chính sách, hệ thống các văn bản pháp quy, chế tài của nhà nước đã ban hành; làm cho lễ hội được vận hành theo đúng quy luật của văn hóa, nội dung của lễ hội phải phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nội dung của phần hội phải phù hợp và mang lại lợi ích sinh hoạt cho cộng đồng hiện tại. Quản lý lễ hội là quá trình thực hiện bốn công đoạn: Xác định nội dung và phương thức tổ chức; xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tổng kết, đúc kết kinh nghiệm [80].

Như thế, một nội dung lớn của quản lý lễ hội và lễ hội truyền thống là hoạt động quản lý của nhà nước. Trong Quản lý lễ hội và sự kiện (trường Đại học Văn hóa


Hà Nội) có nói đến những vấn đề cụ thể và cơ bản của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội được thực hiện thông qua Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 26/1999/NĐ – CP ngày 19/04/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo; Quy chế tổ chức lễ hội (ban hành kèm theo Quyết định 39/2001/QĐ – BVHTT ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông Tin…; Quy chế về việc cưới, việc tang và lễ hội ngày 25/11/2005… Điều đó chứng tỏ sự chặt chẽ trong quản lý, rõ ràng, có tính khoa học cao, có định hướng cụ thể mục tiêu nhằm: Giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản lễ hội; đảm bảo an ninh, trật tự công cộng và an toàn của người dân tham gia lễ hội, chống lạm dụng tín ngưỡng vào các mục đích vụ lợi. Tổ chức tốt các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách, đảm bảo tính minh bạch, thu – chi trong hoạt động lễ hội. Bảo vệ môi trường sống; phát triển hoạt động lễ hội với đa mục tiêu văn hóa – xã hội – kinh tế [31]. Theo quy định hiện hành, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch được phân cấp quản lý từ trung ương đến cơ sở cấp xã – phường, chịu trách nhiệm cấp phép, kiểm tra và giám sát hoạt động lễ hội và sự kiện…. Thông thường bộ phận có chức năng quản lý văn hóa thuộc ngành chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội và sự kiện: Hoạt động này tác động đến hầu hết các mặt của đời sống xã hội khu vực, địa điểm tổ chức. Do vậy, việc chịu trách nhiệm quản lý nhà nước nói chung thuộc chính quyền sở tại, nhưng được phân chia trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan chức năng thuộc nhà nước có liên quan. Vì vậy, trong thực tế, việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm tùy từng vụ việc mà có những cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chính… [10, tr. 64,65].

Bên cạnh quản lý của Nhà nước, một nội hàm khác trong quản lý lễ hội và lễ hội truyền thống là quản lý tự quản của cộng đồng. Rất mừng là vai trò của cộng đồng trong quản lý đã được thừa nhận, sau một quá trình thay đổi tư duy đến vài chục năm. Hiện nay các công ước về quản lý, bảo vệ di sản đều nhấn mạnh và khuyến nghị nâng cao vai trò của cộng đồng. Tuy nhiên năng lực, trình độ và kinh nghiệm quản lý của cộng đồng rất khác biệt ở các quốc gia. Ở Việt Nam, hội làng nào cũng thấy vai trò của cộng đồng rất rõ nét, nhưng vai trò tự quản của cộng đồng


còn nhiều vấn đề phải bàn thảo. Các lễ hội hiện nay đều được tổ chức dưới sự điều hành của Ban Khánh tiết, Ban Quản lý di tích và Ban Tổ chức lễ hội với sự tham gia của đại diện chính quyền, nhiều tổ chức gắn chặt với các tổ chức xã hội trên. Với đặc thù này ở Việt Nam, “vấn đề cơ chế phát huy vai trò của cộng đồng, cộng đồng với tư cách là người quyết định việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản và lễ hội truyền thống sẽ được thực hiện/vận hành như thế nào đang trở thành một vấn đề rất quan trọng mà khó có sẵn mô hình nào trên thế giới có sự tương đồng” [37].

Ngoài ra, cần xem xét thêm những nội hàm quản lý bởi nhiều bên tham gia trong quá trình xã hội hóa lễ hội truyền thống như doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà tài trợ cũng đang là thực tiễn của lễ hội truyền thống ở Việt Nam trong vài năm trở lại. Quan điểm quản lý bao hàm cả quy trình thiết kế, tổ chức, PR truyền thông, marketing để đưa “sản phẩm” lễ hội truyền thống đến với công chúng mục tiêu cũng là những nội hàm mới của quản lý di sản văn hóa nói chung và quản lý lễ hội truyền thống nói riêng.

1.1.1.4. Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa

a) Tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch

Khái niệm Tài nguyên du lịch và Sản phẩm du lịch là khái niệm cốt lõi trong nghiên cứu học thuật, quản lý và vận hành thực tiễn ngành du lịch. Dù vậy, so với Tài nguyên du lịch, khái niệm Sản phẩm du lịch có sự vận động, biến đổi và nhận được nhiều phát biểu dưới những tiếp cận khác nhau.

Luật Du lịch 2017 nêu “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.” và “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” tức là sản phẩm du lịch được tạo nên để đáp ứng nhu của khách du lịch. Nhu cầu của khách du lịch ngày một đa dạng và cần được đáp ứng ở mức độ cao hơn với nhiều hình thức hơn. Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp và có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đó bởi nó tổng hòa mọi dịch vụ chứ không phải chỉ bao hàm một dịch vụ đơn lẻ. [67, tr.3]


Trong các nghiên cứu đúc kết thực tiễn và xu hướng phát triển du lịch hiện đại thì sản phẩm du lịch được hiểu là sự trải nghiệm của du khách. Middleton và Clarke cho rằng sản phẩm du lịch là các giá trị trải nghiệm của du khách khi mà “khách nhận được các lợi ích phù hợp với nhu cầu và sở trường cùng chất lượng và giá trị đồng tiền. Các giá trị này được bổ sung tại từng giai đoạn của quá trình hình thành sản phẩm mà bản thân người khách cũng tham gia tương tác” [130, tr.55]. Ritchie và Crouch thì cho rằng: “sản phẩm cơ bản trong du lịch là sự trải nghiệm về điểm đến” [119, tr.89]. Các quan điểm này giúp khẳng định rằng khi khách du lịch mua một sản phẩm là họ mong muốn chi trả để có được một sự trải nghiệm, được tận hưởng chuỗi những hoạt đông và sự kiện đáng nhớ mà bên bán cung cấp. Sự trải nghiệm đáng nhớ của du khách được coi là giá trị cốt lõi của sản phẩm du lịch hiện đại, giúp tạo ra giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.

Từ cách tiếp cận tổng thể, một số nhà nghiên cứu cho rằng: “sản phẩm du lịch bao gồm toàn bộ các giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu du lịch nhất định, nó là kết quả của các hoạt động sản xuất thuộc các cơ sở du lịch đặc biệt và người tham gia du lịch” [47, tr.95].

Một số nhà nghiên cứu du lịch Trung Quốc tiếp cận sản phẩm du lịch từ góc nhìn cung du lịch “là toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch, cung cấp cho du khách để thoả mãn nhu cầu hoạt động du lịch” và góc nhìn cầu du lịch “là qúa trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được”. [56; tr.124]

Trần Văn Thông nêu “sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch”, với công thức: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hoá và dịch vụ du lịch. [83; tr.85] Ở đây, khái niệm tài nguyên du lịch cần được hiểu hay thay thế bằng “giá trị của tài nguyên du lịch” thì sẽ phù hợp hơn.

Tương đồng với ý kiến của Trần Văn Thông, Đinh Trung Kiên [47, tr.42] cho rằng “sản phẩm du lịch là toàn bộ chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch cùng với tài nguyên du lịch được khai thác cho hoạt động du lịch” và chỉ rõ thành phần của sản


phẩm du lịch: sản phẩm lữ hành; sản phẩm dịch vụ du lịch được cụ thể hoá trong các lĩnh vực dịch vụ khác nhau: dịch vụ lưu trú, ăn uống, bổ sung; các dịch vụ cụ thể khi trực tiếp phục vụ khách du lịch: đồ lưu niệm, đồ uống, món ăn… Nghiên cứu sinh cho rằng ý kiến của Trần Văn Thông và Đinh Trung Kiên là xác đáng hơn cả và xin thể hiện sự đồng thuận với các ý kiến này về “sản phẩm du lịch”.

Tiếp cận dưới góc nhìn marketing, một số học giả nước ngoài đã khẳng định “sản phẩm du lịch là một tổng thể rất phức tạp gồm các thành phần không đồng nhất” [101, tr.82] và làm rõ thành phần của sản phẩm du lịch gồm: 1) Một di sản gồm các tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, nghệ thuật, lịch sử hay công nghệ có khả năng thu hút khách du lịch và thúc đẩy chuyến đi của họ; 2) Những trang bị mà bản thân chúng không phải là yếu tố gây ảnh hưởng cho mục đích của chuyến đi, nhưng nếu thiếu thì chuyến đi không thể thực hiện được: nơi ăn chốn ở, các trang bị về văn hoá, vui chơi và thể thao; 3) Việc đi lại thuận tiện có liên quan đến phương tiện chuyên chở mà khách du lịch sẽ dùng để đi tới địa điểm đã chọn. Những thuận lợi này được tính toán về mặt kinh tế hơn là về khoảng cách địa lý. [82, tr.78]

Nguyễn Hồng Giáp làm rõ hơn khi cho rằng một sản phẩm du lịch là một tổng thể những yếu tố có thể trông thấy được hoặc không trông thấy được, nhưng lại làm thoả mãn cho những khách hàng nhất định hoặc cho những thị trường nào đó [28]. Ông giới thiệu ý kiến của hai học giả nước ngoài về việc phân biệt 3 mức độ trong khái niệm của một sản phẩm du lịch: 1) Sản phẩm du lịch chính trả lời cho câu hỏi: người mua thật sự muốn được gì? Sản phẩm này là trung tâm của số cung đối với du khách; 2) Sản phẩm du lịch hình thức, tương ứng với sản phẩm mà nó có mặt lúc mua hoặc chọn lựa, là sản phẩm cốt yếu được cụ thể hoá bằng những yếu tố hoặc những dịch vụ rõ ràng; và 3) Sản phẩm du lịch mở rộng: là toàn bộ những yếu tố liên quan đến người tiêu dùng, tức là du khách, là tổng thể do các yếu tố nhìn thấy được, cũng như không nhìn thấy được cung cấp cho người du lịch, đặc biệt là những lợi ích tâm lý như là cảm giác lạ, được coi là thành phần ưu tú, thượng lưu… Sản phẩm du lịch mở rộng hoàn toàn thích hợp cho khách hàng cuối cùng. [89, tr.186]


Như thế, sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt có tính dịch vụ cao và được tạo thành bởi nhiều yếu tố nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, bao gồm dịch vụ tổng thể của nhà cung cấp, các yếu tố thu hút du lịch khác như kết cấu hạ tầng du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lao động (con người) và các yếu tố “tiền” du lịch như thị trường du lịch, chiến lược kinh doanh du lịch, chiến lược marketing du lịch, việc xây dựng và cung cấp (bán) sản phẩm cho du khách để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO) thì “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: 1) Kết cấu hạ tầng du lịch; 2) Tài nguyên du lịch; và 3) Cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch”. Thực tế cho thấy khái niệm này của UNWTO là “bao trùm” và thể hiện đầy đủ những gì chứa đựng trong một sản phẩm du lịch. Trong mối quan hệ với khách du lịch, sản phẩm du lịch có thể được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 1 Các lớp cấu thành sản phẩm du lịch hoàn hảo Nguồn UNWTO theo 1

Sơ đồ 1.1. Các lớp cấu thành sản phẩm du lịch hoàn hảo

Nguồn: UNWTO, theo Phạm Trung Lương, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ “Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc”

Trong đó: I) là phần dịch vụ cốt lõi hay dịch vụ cơ bản của sản phẩm du lịch, điều mà du khách kỳ vọng nhất trong chuyến đi du lịch. Đây được xem là nhu cầu của khách đối với một tour du lịch; J) Là phần dịch vụ “trang sức” hay dịch vụ bổ trợ là cơ sở vật chất du lịch bao gồm hệ thống vui chơi giải trí, kiến trúc cảnh quan, quầy hàng bán hàng lưu niệm,…; K) Là hần dịch vụ “sáng tạo” có tính khác biệt,

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí