Các Khái Niệm, Định Nghĩa Và Nội Hàm


- Khảo sát hai lễ hội cụ thể nhằm minh chứng cho các lý thuyết áp dụng để nghiên cứu, đồng thời cũng từ thực tiễn nghiên cứu hai lễ hội này, nhận định khả năng các lễ hội truyền thống được tiếp cận dưới góc độ là sản phẩm văn hóa thì có nhiều tiềm năng để phát triển và phát triển kinh tế du lịch. Các lễ hội này sẽ có thêm các xung lực mới trong nội tại để phát triển, gắn bó hài hòa lợi ích của nhà quản lý và doanh nghiệp, giữa nhà nước và nhân dân cả trong vấn đề kinh tế, xã hội và nhu cầu tâm linh. Qua khảo sát này cũng nhìn nhận ra những vấn đề cần phải giải quyết, hoàn thiện...

Tựu chung, luận án cố gắng hình thành khung lý thuyết về quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch. Đóng góp này vừa có ý nghĩa khoa học và mang giá trị thực tiễn sâu sắc. Kết quả nghiên cứu cùng những gợi ý, đề xuất của luận án về sự năng động trong mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch mong muốn sẽ hỗ trợ các nhà quản lý, quản trị, phát triển, hoạch định chính sách trong quản lý văn hóa và quản lý du lịch điều chỉnh mục tiêu và phương tiện quản lý cho phù hợp, hiệu quả, sát thực với thực tế hơn.

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài mở đầu (11 trang), kết luận (2 trang), tài liệu tham khảo (11 trang), phụ lục (80 trang), luận án gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận (50 trang); Chương 2. Quản lý lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và Tịch Điền (Hà Nam) gắn với phát triển sản phẩm du lịch (43 trang); và Chương 3. Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp mang tính ứng dụng (38 trang).


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các khái niệm, định nghĩa và nội hàm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

1.1.1.1. Quản lý và quản lý văn hóa

Trong Tiếng Việt, Hoàng Phê cho rằng: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” [63, tr. 829] còn “Tổ chức là làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất” với một ví dụ minh họa là Tổ chức hội nghị [63, tr. 1040]. Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học tái bản 2007 có bổ sung nghĩa khác của từ “quản lý” là “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [63, tr. 1251]. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam (tập 3, 2003), “Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó”.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 3

Trong tiếng Anh chỉ có một thuật ngữ là “management” nhưng dịch sang tiếng Việt có hai cách chuyển ngữ là “quản lý” và “quản trị”, trong đó: “quản lý” được dùng để chỉ sự vận hành công việc ở cấp độ vĩ mô, đối với Nhà nước, “quản trị” được dùng ở cấp độ vi mô, đối với tổ chức.

Quản lý như một hoạt động thực tiễn ra đời từ rất sớm trong lịch sử và xuất hiện dù còn ở dạng sơ khai của con người trong quá trình lao động. Nhưng các tư tưởng quản lý chỉ xuất hiện khi có sự phân công lao động, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Khoa học Quản lý ra đời từ thế kỷ XVI, được nghiên cứu hệ thống bắt nguồn từ các nước Phương Tây. Có rất nhiều học giả đã phát triển học thuyết quản lý thông qua các nghiên cứu về doanh nghiệp như: Federick W. Taylor (1947) Henry Fayol (1949), Max Weber (1947), Gulick (1937),… Hệ thống hóa về lý thuyết quản lý này được coi là cơ sở cho việc xây dựng các khoa học quản lý hiện đại.

Thuyết “quản lý một cách khoa học” được Taylor đưa ra trong tác phẩm

Principles of Scientific Management (Những nguyên tắc quản lý một cách khoa học)


(1947) là tư tưởng lớn, làm nền tảng cho sự ra đời của các lý thuyết quản lý sau này của Fayol (1949), Gulick (1937). F.W Taylor (1856-1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật, đã cho rằng: “Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [138]. Nội dung chính của thuyết quản lý một cách khoa học là năng suất hay hiệu quả công việc có đạt được hay không về cơ bản phải dựa vào cách quản lý. Quản lý một cách khoa học là một chiến lược để đạt tối đa hiệu quả trong đó có sự phân tầng công việc cho từng bộ phận và sử dụng tối đa khả năng của người lao động, giúp đem lại thành công cho công việc.

Trong khi Taylor sử dụng thuật ngữ quản lý một cách khoa học thì Fayol dùng thuật ngữ nguyên tắc quản lý, làm cho lý thuyết quản lý trở nên toàn diện hơn. Trong tác phẩm General and Industrial Management (Quản lý Công nghiệp và Quản lý Chung) (1949), Fayol cho rằng nguyên tắc quản lý đầu tiên phải dựa trên sự phân công lao động (ai làm gì?). Fayol cũng nhấn mạnh tới quyền hạn và trách nhiệm, nguyên tắc, sự thống nhất trong mệnh lệnh (tức là mỗi một người lao động chỉ nên nhận nhiệm vụ từ một cấp trên), sự thống nhất trong chỉ đạo, cá nhân phải biết hòa lợi ích của cá nhân vào lợi ích chung, tập trung làm việc, bình đẳng, có sáng kiến và tinh thần tập thể [138]. Những nguyên tắc quản lý của Fayol và quản lý một cách khoa học của Taylor xuất hiện gần cùng một thời điểm, nhưng có sự khác biệt. Taylor tập trung vào cách thức quản lý cho các lãnh đạo quản lý, còn Fayol tập trung vào cách thức quản lý xuất phát từ tầng lớp lao động bình thường.

Một học giả hàng đầu khác trong ngành quản lý chính là Max Weber (1947). Weber mở rộng lý thuyết quản lý bằng cách đưa ra ý tưởng rõ ràng về quyền hạn. Quyền hạn phải được sắp xếp theo từng tầng lớp và phân cấp rõ ràng. Song hành với sự phân quyền, các luật lệ cũng được xây dựng để đảm bảo quản lý một cách ổn định và thống nhất. Luật lệ sẽ góp phần làm giảm những vấn đề tiêu cực trong quản lý như ưu ái, thiên vị, quan hệ cá nhân, thiếu tính công bằng [122]. Như vậy khi tới Weber, lý thuyết quản lý đã được nâng cấp và hệ thống một cách chặt chẽ hơn.


Dựa trên lý thuyết quản lý của Fayol, Gulick đóng góp thêm vào lý thuyết quản lý với sự nhấn mạnh tới các nấc kiểm soát (span of control) và phân chia lao động (division of labor). Với tác phẩm Notes on the Theory of Organization (Những ghi chú về Thuyết Tổ chức) (1937), Gulick có cùng quan điểm với Fayol và Taylor về các nấc kiểm soát và thống nhất trong quản lý. Gulick đề ra mô hình quản lý POSDCORB với 8 bước cụ thể: lập kế hoạch (planning: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai và lên các kế hoạch hành động); tổ chức (organizing: sử dụng tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế hoạch); tuyển dụng (stepping: phân tích công việc, tuyển mộ và phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp); chỉ đạo (directing: giúp các thành viên làm việc hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức); điều phối (coordinating: giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra); báo cáo (reporting) và cuối cùng lập ngân sách (budgeting). Tám bước quản lý này đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau như các mắt xích trong chuỗi quản lý [113].

Như vậy thuật ngữ quản lý/ management theo cách hiểu của các nhà nghiên cứu nước ngoài đã bao gồm hoạt động tổ chức. Nhưng thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, hai hoạt động này thường được hiểu thành hai nội dung tách rời là tổ chức thực hiện quản lý của tổ chức (organzation/nhà nước) đối với việc tổ chức thực hiện.

Tư tưởng lớn về quản lý tiếp tục được cụ thể hóa bởi học giả McGregor (1960). Trong tác phẩm The Human Side of Enterprise (Về mặt con người của doanh nghiệp) (1960), McGregor đã đưa ra hai mô hình: Mô hình quản lý X (Theory X) và Mô hình quản lý Y (Theory Y). Theo mô hình quản lý X được áp dụng ở những tổ chức mà cách quản lý rất chặt chẽ, hà khắc và trừng phạt có thể được áp dụng bất cứ lúc nào. Trái lại, mô hình quản lý Y (Theory Y) không dựa trên cách quản lý hà khắc và trừng phạt mà dựa trên quản lý “mềm.” Mô hình quản lý X sẽ không hiệu quả bởi vì nó không chú trọng tới “nhu cầu xã hội và vị thế của cá nhân.” Trong khi đó, mô hình quản lý Y quan tâm tư nguyện vọng của người lao động, giúp họ đạt được mục tiêu cá nhân hòa chung với mục tiêu của tổ chức. Như


vậy quản lý tốt, hiệu quả và thành công phải là sự kết hợp hài hòa giữa Theory X và Theory Y. Nếu nghiêng về Theory X hoặc Theory Y không đều làm cho quản lý bị lệch phương hướng và sẽ không hiệu quả [107].

Lý thuyết quản lý gắn liền với lý thuyết tâm lý: Maslow (1943) là người đưa ra lý thuyết về một tâm lý khỏe mạnh (healthy psychology). Một tâm lý khỏe mạnh nghe có vẻ đơn giản nhưng nó là một trong những cách quản lý con người quan trọng nhất. Không giống như loài vật, nhu cầu của con người được phân thành 5 cấp độ từ thấp tới cao.1 Một tâm lý khỏe mạnh (healthy psychology) chỉ có thể có được khi nhu cầu ở tất cả các cấp độ được thỏa mãn. Trong đó, nhu cầu ở cấp độ thấp được thỏa mãn thì mới có thể đạt tới nhu cầu ở cấp độ cao hơn. Nếu không hiểu được các cấp độ khác nhau của nhu cầu (hierachy needs), thì sẽ không thể quản lý thành công được. Quản lý tốt trước hết phải hiểu được nhu cầu của những con người dưới sự quản lý [121].

Như vậy, những lý thuyết cổ đại về quản lý của các nhà kinh điển vẫn còn giá trị cho tới ngày nay. Quản lý nói chung và quản lý văn hóa nói riêng cũng phải xuất phát từ cốt lõi của những tư tưởng quản lý trên. Quản lý văn hóa có những điểm chung với lý thuyết quản lý nhưng sẽ có những đặc điểm riêng biệt của văn hóa - một lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh thần.

Tóm lại, quản lý là một quá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được. Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Quản lý văn hóa cũng không nằm ngoài khái niệm đó.

Tiếp cận từ mục đích nghiên cứu của luận án, khái niệm “quản lý” và “quản lý văn hoá” vốn rất rộng và được hiểu theo nhiều cách khác nhau có thể được khu biệt thành 2 quan điểm chính:


1 Nhu cầu ở cấp độ 1 là nhu cầu cơ bản bao gồm những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày như: thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi. Nhu cầu cấp độ 2 là nhu cầu được bảo vệ an toàn. Nhu cầu cấp độ 3 là nhu cầu được gắn kết và được yêu thương. Nhu cầu cấp độ 4 là nhu cầu được đề cao và tôn trọng, được khẳng định mình trong xã hội. Nhu cầu cấp độ 5 là nhu cầu con người được đáp ứng đầy đủ nhất, có khả năng phát triển bản thân với mức sáng tạo cao nhất, được hoàn thiện bản thân và luôn luôn năng động, sáng tạo.


Một là, quản lý văn hoá theo nghĩa quản lý của tổ chức, chủ yếu là quản lý hành chính, quản lý Nhà nước, đây là cách hiểu về quản lý vĩ mô, rất phổ biến cả trong lý luận và thực hành bấy lâu nay ở Việt Nam.

Hai là, quản lý văn hoá theo nghĩa là toàn bộ kỹ năng và phương pháp tác động và kiểm soát để điều khiển đối tượng đi đến mục tiêu đã định trước. Trong lĩnh vực văn hóa khái niệm này thường được dùng trong những cụm từ như: quản lý dự án văn hoá, quản lý lễ hội, festival, quản lý các thiết chế văn hoá (nhà hát, rạp…), quản lý các chương trình nghệ thuật, quản lý sự kiện…

Như thế, khái niệm quản lý mà luận án sử dụng được hiểu là toàn bộ những phương pháp, kỹ năng trong một quá trình quản lý gồm các khâu: lập kế hoạch, lên chương trình, marketing, gây quỹ, tài trợ, thực hiện và đánh giá. Đây cũng chính là quan điểm chủ đạo được phát biểu trong Bộ giáo trình về Quản lý văn hoá của dự án “Biên soạn giáo trình Quản lý văn hóa (bậc cử nhân và các khóa học ngắn hạn) và Phát triển chương trình Quản lý văn hóa (bậc thạc sỹ)” giai đoạn 2005-2009 (Đại học Văn hóa Hà Nội).

Quản lý văn hóa cũng sẽ mang những đặc điểm của lý thuyết quản lý như: quản lý một cách khoa học, quản lý dựa trên nhu cầu. Ngoài ra, quản lý văn hóa cũng mang tính tất yếu và phổ biến, biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, là tác động có ý thức, tác động bằng quyền lực, tác động theo quy trình, phối hợp các nguồn lực, thực hiện mục tiêu chung, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Trong quản lý văn hóa cũng có tự quản. Đối tượng quản lý văn hóa là văn hóa, và những đối tượng, thành phần liên quan đến văn hóa. Tóm lại, quản lý văn hóa là một lĩnh vực của quản lý.

1.1.1.2. Lễ hội và lễ hội truyền thống

Cho đến hiện nay, khái niệm lễ hội vẫn còn nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau trong giới nghiên cứu. Từ điển Bách Khoa Việt Nam trong mục từ “Lễ hội” đề cập đến lễ hội truyền thống khi định nghĩa “Lễ hội là hoạt động của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo”. Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1998, tái bản 2007) cũng định nghĩa “lễ hội là cuộc vui chung có tổ chức, có


các hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa truyền thống” với hai ví dụ là “Lễ hội đền Hùng và Lễ hội hóa trang” [63, tr.1251]. Ngoài ra “lễ là các hoạt động đạt tới trình độ nghi lễ, hội là các hoạt động nghi lễ đạt tới trình độ cao hơn, trong đó có các hoạt động văn hóa truyền thống” [83]. “Lễ (cuộc lễ) phản ánh những sự kiện đặc biệt, về mặt hình thức lễ trong các dịp này trở thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biến được quy định một cách nghiêm ngặt, nhiều khi đạt đến trình độ “cải diễn hóa” cùng với không khí trang nghiêm đóng vai trò chủ đạo. Đây chính là điểm giao thoa giữa Lễ với Hội, và có lẽ cũng vì vậy mà người ta nhập hai từ lễ hội”.

Thực tế đã chứng minh một trong những quan điểm lý thuyết nhận được sự đồng thuận cao về hai thành tố cấu trúc nên lễ hội (phần lễ tức là nghi lễ, là mặt thứ nhất: tinh thần, tôn giáo tín ngưỡng linh thiêng; phần hội tức là hội hè, là phần thứ hai: vật chất, văn hóa nghệ thuật đời thường). Có quan niệm chia tách lễ hội thành hai thành tố khác nhau và độc lập trong cấu trúc lễ hội dựa trên thực tế có những sinh hoạt dân gian, văn hóa dân gian có lễ mà không có hội hoặc ngược lại. Có quan niệm ngược lại, nhấn mạnh “tính nguyên hợp” của lễ hội truyền thống, tức là quan hệ nghệ thuật ấy (lễ hội) người ta nhận thức hiện thực như một tổng thể chưa bị chia cắt.

Lễ hội luôn gắn với văn hóa của người dân Việt Nam, với cuộc sống nông nghiệp của họ. Nguyễn Chí Bền cho rằng: Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, ra đời và phát triển trong xã hội loài người. Ở Việt Nam, lễ hội gắn bó với làng xã như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng. Là những cư dân nông nghiệp sống với nghề trồng lúa nước, vòng quay của thiên nhiên và mùa vụ tạo ra trong con người những nhu cầu tâm linh mà lễ hội chính là nơi, là cơ hội thỏa mãn nhu cầu tâm linh ấy của họ [10].

Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống của người nông dân. Sau một thời gian làm việc vất vả thì tham gia lễ hội là cách để họ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Yếu tố tâm linh trong lễ hội được nhắc đến trong khá nhiều quan điểm định nghĩa lễ hội truyền thống: luôn có các nhân vật trung tâm được thờ phụng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là “Thần” – những người có thật trong lịch sử dân tộc hoặc huyền thoại, hình tượng các vị thần linh (anh hùng chống


giặc ngoại xâm, những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp, những người chóng chọi với thiên tai, trừ ác thú, những người chữa bệnh cứu người...) đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Lễ hội gần gũi với con người và thường được diễn ra ở nơi thiêng liêng như đình, chùa... để thể hiện sự tôn kính.

Lễ hội là nơi người dân được thể hiện sự tín ngưỡng và tham gia vào các trò vui chơi. “Lễ và hội hòa quyện, xoắn xít với nhau đề cùng nhau biểu hiện một giá trị nào đó của một cộng đồng. Trong lễ cũng có hội và trong hội cũng có lễ”.

Nguyễn Quang Lê cho rằng: Bất kỳ một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ thống đan quyện và giao thoa với nhau: Hệ thống lễ bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo cùng với các lễ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh thiêng, được chuẩn bị rất chu đáo và nghiêm túc. Thông qua các nghi lễ này con người được giao cảm với thế giới siêu nhiên là các thần thánh (nhiên thần và nhân thần), do chính họ tưởng tượng ra và mong các thần thánh bảo trợ và có tác động tốt đẹp đến tương lai cuộc sống tốt đẹp của mình. Hệ thống hội bao gồm các trò vui, trò diễn và các kiểu diễn xướng dân gian, cụ thể là các trò vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa dân gian… Chúng đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khi chưa thể tách ra khỏi việc thờ cúng. [50]

Ngô Đức Thịnh diễn giải: Tính tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như người ta quan niệm mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay một thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hóa phái sinh đề tạo nên một tổng thể lễ hội cho nên trong một lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp [85].

Như vậy khái niệm lễ hội trong quan điểm nghiên cứu lâu nay tại Việt Nam thường bao hàm nghĩa “truyền thống” trong đó, và vì thế, để phân biệt cụm từ “hiện đại” hay “đương đại” được thêm vào sau thành “lễ hội hiện đại”, “lễ hội đương đại”, để chỉ những lễ hội mới hay lễ hội du nhập của giai đoạn hiện tại. Quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ trưởng Bộ VHTT đã đưa ra 4 loại lễ hội ở Việt Nam thuộc đối tượng cần

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023